Top 9 loại thuốc trị lang ben hiệu quả, được tin dùng nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dung dịch BSI, ASA, các loại kem bôi tại chỗ như Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol, Bifonazol… là các loại thuốc trị lang ben hiệu quả. Ngoài ra các bài thuốc Nam trị lang ben từ thảo dược cũng là một giải pháp hữu hiệu. Tùy vào từng loại thuốc mà cách dùng và liều lượng của nó cũng được chỉ định khác nhau. Nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc an toàn, tránh được các vấn đề không mong muốn.

Top 9 loại thuốc trị lang ben hiệu quả, giá rẻ

Lang ben là một bệnh lý ngoài da do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Chúng tồn tại và phát triển trên bề mặt da, sau đó tác động lên lớp biểu bì khiến cho sắc tố ở dưới da bị thay đổi. Hệ quả là da bị mất hoặc giảm sắc tố. Cũng vì do nấm gây ra nên chúng rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi đã được chữa khỏi thì bệnh cũng có khả năng tái phát khi tiếp xúc với người bị bệnh.

Để điều trị, tùy vào mức độ bệnh lý và cơ địa mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho những loại thuốc kháng nấm phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc trị lang ben hiệu quả thường được dùng:

1. Dung dịch BSI

Đây là một loại dung dịch bôi ngoài, chứa các thành phần: Iodide, Salicylic acid, Benzoic acid, Ethanol. Ngoài công dụng chữa bệnh lang ben, BSI cũng được dùng để điều trị nhiều bệnh da liễu khác như nấm da, nấm tóc, lác, nấm móng.

Cách sử dụng như sau:

  • Trước khi thoa thuốc, hãy rửa thật sạch vùng da cần điều trị bằng nước. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ bội nhiễm cho bệnh nhân.
  • Dùng khăn mềm lau khô.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa lên vùng da cần điều trị với liều lượng 1 – 2 lần/ngày.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý là chỉ nên bôi thuốc ở những vị trí cần thiết. Việc bôi thuốc trên diện rộng có thể gây kích ứng da, bỏng da, lột da. Để tránh gặp những tác dụng phụ này, người bệnh cũng không được thoa thuốc lên vùng da nhạy cảm.

2. Dung dịch ASA

Một trong những loại thuốc trị lang ben phổ biến mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là dung dịch ASA. Thành phần của dung dịch này gồm có Natri salicylat, Aspirin, ethanol và được chỉ định để điều trị các triệu chứng bệnh hắc lào, nấm da, lang ben, nấm kẽ tay chân.

Cũng tương tự như cách dùng dung dịch BSI, trước khi thoa dung dịch ASA  bệnh nhân cần rửa sạch da, lau thật khô bằng khăn mềm. Sau đó thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vị trí cần thiết. Mỗi ngày chỉ cần thoa thuốc 1 – 2 lần là được.

Dung dịch ASA là một trong những loại thuốc được dùng để trị lang ben
Dung dịch ASA là một trong những loại thuốc được dùng để trị lang ben

Với các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được sử dụng ASA. Thêm vào đó, không bôi thuốc lên vết thương hở, loét. Ngoài ra, dung dịch ASA cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ như nóng rát, kích ứng da, nổi mẩn, nổi mề đay

Do đó, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường thì hãy ngưng dùng. Sau đó, liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.

3. Thuốc trị lang ben Ketoconazol

Đây là một loại thuốc chữa lang ben và cũng được chỉ định để điều trị nhiều bệnh lý nhiễm nấm khác như: Nấm ở tóc, móng, nấm men ở đường tiêu hóa, nhiễm Candida ở âm đạo, nhiễm nấm nội tạng… Đồng thời nó cũng được sử dụng để điều trị dự phòng cho những bệnh nhân bị giảm sút cơ chế đề kháng, tăng nguy cơ bị nhiễm nấm.

Ketoconazol được điều chế ở cả 2 dạng là dạng thuốc uống có tác dụng toàn thân và kem bôi tại chỗ. Tùy thuộc vào từng dạng thuốc và mục đích điều trị, liều lượng sử dụng cũng được chỉ định khác nhau. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu các loại thuốc trị lang ben được dùng phổ biến
Tìm hiểu các loại thuốc trị lang ben được dùng phổ biến

Thuốc bôi tại chỗ:

Nếu là thuốc dạng kem, sử dụng ketoconazol để thoa lên da bị nhiễm bệnh và vùng da xung quanh với liều lượng 1 – 2 lần/ngày. Thông thường, thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 2 – 4 tuần. Nếu nặng có thể kéo dài đến 6 tuần. Sau đó, bệnh nhân không được ngưng thuốc đột ngột mà cần phải trị liệu thêm khoảng 1 vài ngày ngay cả khi các biểu hiện đã biến mất. Trong quá trình thoa thuốc, cần phải chú ý giữ vệ sinh da để tránh tình trạng bội nhiễm.

Dạng thuốc uống:

Trường hợp bị lang ben nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc Ketoconazol dạng uống. Liều lượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng.

  • Nếu như người lớn, uống thuốc 1 viên/ngày, tương đương với 200mg/ngày sau bữa ăn. Trường hợp thuốc không đem đến tác dụng như mong muốn, có thể tăng liều lượng lên 400mg/ngày (2 viên).
  • Đối với trẻ em: Nếu cân nặng dưới 30kg, uống 100mg/ngày. Với những trẻ trên 30mg, liều lượng tương tự như người lớn.

Sau khi các triệu chứng biến mất, việc điều trị lang ben bằng Ketoconazol cũng không được gián đoạn và cần kéo dài ít nhất là 1 tuần tiếp. Đến khi tiến hành thí nghiệm và thấy các mẫu cấy đều chuyển thành âm tính thì ngưng thuốc.

Để bảo đảm an toàn, trước khi uống Ketoconazol cần phải thông báo với bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh lý của bản thân. Đặc biệt, những người bị các bệnh về gan, người quá mẫn với các thành phần của thuốc không được chỉ định Ketoconazol.

4. Fluconazol

Fluconazol có thể dùng ở dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống. Nếu sử dụng ở dạng thoa ngoài, nó đem lại tác dụng tại chỗ. Ngược lại, nếu dùng ở dạng uống thì chúng lại có tác dụng toàn thân.

Nó được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm nấm Candida như: Nhiễm nấm Candida niêm mạc mũi, miệng, nấm chân, thân, bẹn; điều trị dự phòng nhiễm nấm Candida ở bệnh nhân bị AIDS; điều trị và dự phòng viêm màng não do Candidan. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định cho các trường hợp bị lang ben mức độ nặng.

Ngoài bệnh lang ben, Fluconazol cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm nấm khác
Ngoài bệnh lang ben, Fluconazol cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm nấm khác

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, đầy hơi, nổi mẩn trên da… Tuyệt đối không chỉ định fluconazol cho các trường hợp bị quá mẫn với các thành phần của thuốc, mẫn cảm với những hợp chất nhóm triazol…

5. Bifonazol

Bifonazol là một loại thuốc dạng kem thoa ngoài, được dùng để điều trị lang ben. Ngoài ra, nó còn được chỉ định trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác như nhiễm nấm Candida ở bộ phận sinh dục, nấm móng tay, móng chân. mắc bệnh nấm ngoài da…

Tương tự như các loại thuốc dạng kem khác, Bifonazol cũng được sử dụng theo cách sau: Rửa thật sạch vùng da cần điều trị, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đến, lấy một lượng kem vừa đủ để bôi lên vị trí cần thiết với liều lượng mỗi ngày một lần. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên thoa thuốc trước khi đi ngủ.

Tùy vào mục đích điều trị và tình trạng bệnh lý mà thời gian điều trị cũng được quy định khác nhau. Khi thấy các triệu chứng bệnh biến mất, bệnh nhân không được ngưng thuốc đột ngột mà cần điều trị duy trì trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần sau đó. Mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm tiêu diệt tận gốc mầm bệnh và ngăn ngừa được bệnh tái phát.

Thuốc có thể gây ra các ra tác dụng phụ trên da như gây nóng rát, bỏng da, kích thích và làm đỏ da… Hãy ngưng sử dụng và thông báo với các bác sĩ để được xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện trên.

6. Miconazol

Thuốc trị lang len Miconazol thường ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không được dùng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đồng thời, cần thận trọng khi sử dụng Miconazol cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

7. Thuốc trị lang ben Griseofulvin

Đây là một loại thuốc chống nấm được điều chế ở cả dạng kem và dạng viên uống. Ngoài tác dụng trị lang ben, Griseofulvin còn được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm nấm khác như nấm kẽ chân tay, nấm móng, sài đầu, thấp khớp, thống phong.

Tùy vào dạng thuốc và đối tượng sử dụng mà thuốc sẽ được chỉ định với liều lượng khác nhau. Cụ thể như:

  • Đối với thuốc dạng viên uống: Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 viên 250mg.
  • Với thuốc dạng kem: Thoa ngoài da với liều lượng 2 – 4 lần/ngày. Thời gian điều trị kéo dài từ 1 –  6 tuần, tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh.
Nếu dùng không đúng cách, thuốc Griseofulvin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Nếu dùng không đúng cách, thuốc Griseofulvin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, phát ban da. Ngoài ra, rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh ngoại biên, chóng mặt, ngủ gà, giảm bạch cầu… cũng có thể xảy ra.

Để tránh nguy hiểm đến tính mạng, tuyệt đối không sử dụng Griseofulvin cho người suy gan, bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

8. Terbinafin

Terbinafin cũng là một loại thuốc trị lang ben được sản xuất ở cả dạng uống và dạng viên. Nó được chỉ định để chữa trị nấm da chân, nấm da đầu, nấm móng, bệnh Candida trên da… Và tất nhiên, nó cũng được chỉ định cho người bị lang ben.

Giống như các loại thuốc khác, Terbinafin sẽ được chỉ định với liều lượng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mục đích chữa trị. Hãy tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc để bảo đảm an toàn cho bản thân.

9. Clotrimazol

Clotrimazol cũng là một loại thuốc thoa ngoài có tác dụng trị bệnh lang ben. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân. Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, có cảm giác châm chích trên da, phỏng da, phù, ngứa…

Nếu thấy cơ thể có các biểu hiện trên, hãy ngưng thoa thuốc và liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.

Không được dùng thuốc Clotrimazol cho những người bị tăng cảm với clotrimazole hoặc imidazole tại chỗ. Thận trọng khi điều trị cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Một số lưu ý khi dùng các loại thuốc chữa lang ben

Tuy là một bệnh lý ngoài da nhưng nếu không được điều trị sớm, lang ben có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, nó rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, cần áp dụng các biện pháp điều trị sớm. Tuy nhiên, để việc điều trị bằng các loại thuốc được diễn ra an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Với dạng thuốc uống, cần sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu là thuốc bôi ngoài, cần chú vệ sinh tay và vùng da cần điều trị thật sạch sẽ rồi mới thoa thuốc. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ bội nhiễm.
  • Chỉ nên thoa các loại thuốc bôi ngoài ở những vùng da bị viêm với lượng vừa đủ. Không nên bôi thuốc trên diện rộng để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Sau khi thoa thuốc, không sử dụng khăn hoặc băng gạc để băng bó. Điều này có thể khiến cho lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ qua da quá nhiều dẫn đến tác dụng phụ.
  • Hãy ngưng dùng thuốc và đi gặp bác sĩ hoặc liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn
Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn

Ngoài ra, vì bệnh lang ben do nấm gây ra nên nó rất dễ lây lan. Bệnh nhân cần chú ý thêm một số vấn đề sau đây để tránh được nguy cơ bệnh nặng thêm. Đồng thời có thể ngăn chặn được nguy bệnh lây nhiễm cho những người xung quanh:

  • Các loại quần áo, khăn mặt phải được ngâm bằng nước đã đun sôi. Bệnh nhân cũng có thể “là nóng” sau khi giặt, hong lửa nóng để diệt hết mầm bệnh tồn tại.
  • Luôn giữ cho cơ thể khô thoáng, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho bệnh có cơ hội tái phát.
  • Đối với những người thân trong gia đình, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo…
  • Không tiếp xúc trực tiếp với làn da bị lang ben của bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Trên đây là 9 loại thuốc trị lang ben giá rẻ, hiệu quả được dùng phổ biến. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị cũng có thể gây ra các vấn đề không mong muốn. Do đó, nắm rõ các thông tin về liều lượng và cách dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân tránh được tác dụng phụ cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Lang ben có lây lan sang người khác không?

Lang ben có lây lan sang người khác không? Cách phòng tránh

Cơ chế phát bệnh lang ben chính là do nấm men Malassezia furfur tấn công làm tổn thương da và không có triệu chứng cụ thể. Mặc dù không làm ảnh...

Chữa lang ben bằng rau răm với cách thực hiện đơn giản

Lang ben là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi các đốm da trắng, nâu xuất hiện lốm đốm...

Lang ben có chữa được không?

Lang ben có chữa khỏi được không? Nên làm gì?

Lang ben là một bệnh lý ngoài da thường gặp. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp,...

bệnh lang ben trên mặt

5 Cách Trị Lang Ben Ở Mặt Hiệu Quả (Tại Nhà + Thuốc)

So với các vị trí khác thì việc trị lang ben ở mặt thường có nhiều khó khăn hơn. Đây...

trẻ sơ sinh bị nổi đốm trắng trên da

Vì sao da trẻ sơ sinh nổi đốm trắng, mẹ nên làm gì?

Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp da trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm trắng. Hiểu được...

10+ Cách Chữa Lang Ben Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Những cách chữa bệnh lang ben tại nhà thường tỏ ra có hiệu quả nhanh đối với các trường hợp...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Bảo ânNguyễn Bảo ân says: Trả lời

    Chào bs. E bị lang beng toàn thân hầu như không thể dùng thuốc bôi đc.bs có loại thuốc uống nào có thể tư vấn cho e không ạ. E 30t chưa có gd .

  2. lê xuân hùnglê xuân hùng says: Trả lời

    e bị lang trắng thì cách điều trị kiểu gì bác sĩ

  3. HienHien says: Trả lời

    bị lông ben hêt cả người

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *