Lang ben có lây lan sang người khác không? Cách phòng tránh

Cơ chế phát bệnh lang ben chính là do nấm men Malassezia furfur tấn công làm tổn thương da và không có triệu chứng cụ thể. Mặc dù không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lang ben gây mất thẩm mỹ làn da. Vậy lang ben có lây lan sang người khác không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lang ben có lây lan sang người khác không?
Lang ben có thể lây lan sang các vùng da khỏe mạnh

Lang ben có lây không?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi bị lang ben hoặc có người quen bị lang ben. Để giải đáp cho những thắc mắc này bạn đọc có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh lang ben.

Nấm men Malassezia furfur là nguyên nhân hàng đầu gây ra lang ben. Bệnh thường gặp ở tất cả mọi người nhưng những người trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi rất phổ biến. Lang ben phổ biến ở các nước, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng ẩm như vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, lang ben là bệnh da liễu chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau eczema.

Có thể khẳng định rằng, lang ben là bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhất là khi bản thân không tự nhận thức được sự xuất hiện của bệnh. Lúc này, lang ben thường có xu hướng phát triển rộng sang các vùng da khỏe mạnh và có thể lây lan sang cơ thể người khác. Theo các nguồn thông tin từ tài liệu y khoa, lang ben là bệnh có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, với nhiều cách khác nhau.

Con đường lây nhiễm của lang ben

1. Lang ben lây lan từ vùng da này sang vùng da khác:

Ban đầu, lang ben chỉ xuất hiện những đốm da nhỏ, màu trắng hoặc đỏ hồng, sậm màu,… Khi gặp điều kiện thuận lợi, các nấm men nhanh chóng lây lan sang các vùng da khác. Đặc biệt là ở những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, đổ nhiều mồ hôi thì nguy cơ bệnh tiến triển và lây lan nhanh hơn, biểu hiện qua các mảng da tổn thương trên diện rộng.

2. Lang ben lây từ người này sang người khác:

Lang ben có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nấm hoặc gián tiếp qua việc sử dụng đồ dùng cá nhân. Các đồ dùng cá nhân dễ gây lây nhiễm lang ben chẳng hạn như mặc chung quần áo, khăn tắm, xà phòng tắm, chăn màn, chiếu gối với người bệnh hoặc thông qua việc sử dụng chung nguồn nước ở bể bơi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben

Mặc dù lang ben là bệnh lý ngoài da lành tính, có phân biệt rõ ràng giữa các vùng da nhưng hầu như không gây ra triệu chứng cụ thể. Vậy làm thế nào để nhận thấy những triệu chứng của lang ben?

  • Với vùng phơi ra ánh sáng: Vùng da lang ben biểu hiện là đốm hoặc mảng da khác màu so với khu vực xung quanh.
  • Với vùng da không phơi ra ánh sáng: Bệnh có được biểu hiện thành các đốm, mảng da màu hồng, nâu sậm.
  • Trên vùng da lang ben có vẩy trắng mịn như phấn, có thể cạo ra được.
  • Vị trí cư trú: Lang ben thường xuất hiện nhiều ở vùng cổ, mắt, ngực, bụng, bẹn, mặt, cánh tay,…
  • Ở điều kiện bình thường, bệnh không có triệu chứng gì khác thường. Khi gặp các tác nhân như khói bụi, mồ hôi bệnh lan nhanh và kèm theo triệu chứng bên ngoài như ngứa ngáy, bức bối.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt lang ben và bạch biến đúng cách

Lang ben có lây lan sang người khác
Mặt, cổ, lưng, cánh tay là những vị trí thường bị lang ben

Điều trị lang ben

Để phát hiện lang ben, bác sĩ tiến hành xét nghiệm trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylene sẽ thấy những tế bào nấm men tròn.

Việc điều trị nấm lang ben cũng dựa trên các chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân được điều trị với các dung dịch bôi ngoài như BSI, ASA 1% hoặc 2%, thuốc mỡ benzosali. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, có thể được điều trị kết hợp với thuốc uống ketoconazol hoặc itraconazol từ 5 – 10 trong thời gian ngắn. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

Cách phòng ngừa lang ben

Phòng tránh lang ben ngay từ ban đầu là cách tốt nhất để không nhiễm bệnh và lây lan:

  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát, tránh để cơ thể ẩm ướt hoặc ra nhiều mồ hôi.
  • Nên vệ sinh, lau khô người sau khi lao động hoặc tập thể thao.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
  • Phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và nên ủi trước khi mặc.
  • Thường xuyên làm sạch chăn, gối, màn, chiếu để hạn chế nấm phát triển.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Trường hợp đi bơi ở bể bơi công cộng thì nên tắm lại và sử dụng sản phẩm sát khuẩn để tránh nấm lang ben khu trú trên da.

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc “Lang ben có lây lan sang người khác không?”. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bệnh nhân nên trực tiếp thăm khám để được chẩn đoán phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Phân biệt lang ben và bạch biến để điều trị đúng

Lang ben và bạch biến đều là những căn bệnh làm thay đổi sắc tố da nên nhiều người thường...

Cách dùng củ riềng trị lang ben nhanh khỏi

Dùng củ riềng trị lang ben là mẹo dân gian đang được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh...

Cách chữa lang ben bằng chuối xanh [Chi tiết cho những ai chưa biết]

Mặc dù không gây ngứa nhưng lang ben lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Các loại thuốc điều trị bệnh lang ben thường dùng

Tổn thương da do lang ben gây ra không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn lan rộng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *