Viêm Tủy Răng Cửa: Nên Nhổ Khi Nào? Có Đau Không?

Viêm tủy răng cửa là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Khi tủy răng bị viêm nhiễm từ giai đoạn đầu, người bệnh đã nhận thấy được các triệu chứng bất thường như đau nhẹ, ê buốt. Cơn đau nặng nề hơn nếu viêm nhiễm không được kiểm soát. Trường hợp nặng có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Viêm tủy răng cửa là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Viêm tủy răng cửa là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp hiện nay. Tình trạng tủy răng bị viêm dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng.

Viêm tủy răng cửa là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Viêm tủy răng cửa có thể tiến triển nặng làm phát sinh nhiều biến chứng

Theo đó, cấu trúc răng bình thường bao gồm lớp men răng cứng, lớp ngà răng và trong cùng là tủy được bao bọc gần như khép kín. Tủy răng chứa đựng hệ thống dây thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng răng, đồng thời dẫn truyền cảm giác khi ăn nhai.

Mặc dù được bao bọc bởi hai lớp răng cứng, tuy nhiên nếu bạn không biết chăm sóc, răng có thể bị bào mòn làm ảnh hưởng đến lớp tủy răng bên trong. Viêm tủy răng cửa cũng tương tự như các trường hợp viêm tủy răng khác có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu, kèm theo tình trạng ê buốt ảnh hưởng đến chức năng nhai.

Trường hợp viêm tủy răng cửa không được kiểm soát, kéo dài có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhất là nguy cơ răng hư hỏng nghiêm trọng, viêm nhiễm lan ra các răng xung quanh gây tổn thương cấu trúc hàm, ảnh hưởng đến khớp nhai, gây viêm nhiễm sâu, suy giảm sức khỏe tổng thể.

Nếu tình trạng hư hỏng nghiêm trong, tủy răng hoại tử khiến răng chết hoàn toàn, lúc này răng cửa yếu, có thể bị gãy rụng gây mất thẩm mỹ. Do đó, khi nhận thấy răng có biểu hiện bất thường, bạn nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị sớm.

Tham khảo thêm: Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng đến răng miệng không?

Viêm tủy răng cửa do nguyên nhân nào gây ra?

Viêm tủy răng cửa do nguyên nhân nào gây ra? Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng viêm tủy răng nói chung và viêm tủy răng cửa nói riêng. Tuy nhiên so với các vị trí khác, răng cửa thường ít bị viêm nhiễm hơn. Ngược lại tình trạng viêm tủy răng thường xảy ra ở răng nhai, răng khôn.

Viêm tủy răng cửa do nguyên nhân nào gây ra?
Tủy răng cửa bị viêm có thể là do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Bởi, những vị trí răng này thường khó tiếp cận và làm sạch hơn, trong khi răng cửa nằm trực diện bên ngoài dễ dàng cho việc chăm sóc, vệ sinh hàng ngày. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan, bởi răng cửa hoàn toàn vẫn có khả năng bị viêm tủy. Các yếu tố tác động có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Răng cửa không phải là răng nhai trực tiếp như các răng hàm khác, tuy nhiên những chiếc răng này vẫn bị ảnh hưởng nếu bạn thay đổi nhiệt độ các món ăn đột ngột, dễ làm răng bị sung huyết, lâu dần có thể khiến răng suy yếu, dễ bị tấn công gây viêm nhiễm tủy.
  • Đánh răng quá mạnh: Ngược lại so với các vị trí răng khác, răng cửa thường bị tác động lực mạnh khi đánh răng, bởi nhiều người nghĩ rằng việc này sẽ giúp răng được trắng sáng hơn. Tuy nhiên, thực tế việc tác động lực mạnh không thể làm trắng men răng mà ngược lại còn gây bào mòn, tổn thương, tăng nguy cơ hư hại răng khỏe. Khi lớp men răng cứng bị bào mòn làm lộ rõ ngà răng dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm.
  • Ảnh hưởng bởi tuổi tác: Người có tuổi càng cao, hệ thống răng càng suy giảm chức năng, chúng dễ gãy rụng hoặc bị viêm tủy nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Do chấn thương: Viêm tủy răng cửa có thể xảy ra do bạn bị chấn thương. Các tác động lực khi té ngã, va chạm làm răng cửa bị tác động, có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ không nhìn thấy hoặc các tổn thương nặng. Nếu không kiểm tra, chăm sóc và điều trị có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm tủy răng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh nha khoa: Viêm tủy răng có thể xảy ra do sâu răng lâu ngày không được điều trị, ngoài ra còn có nguy cơ hình thành do tình trạng viêm quanh răng, vi khuẩn ngược dòng gây viêm tủy răng.

Như các bạn đã biết, viêm tủy răng cửa nói riêng và các bệnh nha khoa nếu không điều trị một thời gian có thể làm hư hỏng răng ngày càng nặng nề. Trường hợp bệnh nặng, răng yếu có thể gãy rụng và mất răng vĩnh viễn.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm suy giảm chất lượng đời sống mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể. Nhất là nguy cơ viêm nhiễm lan rộng gây nhiễm trùng máu và nhiều hệ lụy khác khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Triệu chứng nhận biết viêm tủy răng cửa

Viêm tủy răng nói chung và viêm tủy răng cửa nói riêng gây ra các triệu chứng đau nhức bất thường. Trường hợp răng cửa bị viêm tủy, người bệnh thường gặp các triệu chứng điển hình như:

Triệu chứng nhận biết viêm tủy răng cửa
Đau nhức, sưng tấy, thay đổi màu sắc răng,… là các biểu hiện nghi ngờ viêm tủy răng cửa
  • Cơn đau nhức răng bắt đầu xuất hiện, răng lúc này có biểu hiện hơi sưng nhẹ. Việc răng cửa bị đau kèm theo cơn ê buốt ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, nhạy cảm hơn khi uống nước lạnh, ăn đồ cay nóng.
  • Khi tình trạng viêm tủy trở nên nặng nề hơn, người bệnh nhận thấy cơn đau ngày càng nghiêm trọng. Cơn ê buốt kéo dài kèm theo tình trạng sốt cao, đắng miệng, phát ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy hạch bạch huyết sưng to.
  • Quan sát trên bề mặt răng lúc này xuất hiện một số lỗ nhỏ, lỗ tủy bị hở, màu sắc của răng cửa cũng vàng hơn, khác biệt so với bình thường.
  • Khi tình trạng viêm nhiễm làm tủy răng bị hoại tử dần, cơn đau được không còn như trước, thậm chí là không còn đau. Bởi răng bị chết đi, không còn dẫn truyền cảm giác và dinh dưỡng.
  • Răng cửa bị hư hỏng tủy nghiêm trọng dễ bị lung lay, nếu gặp tác động mạnh chúng hoàn toàn có thể bị bật ra khỏi ổ nướu răng, đồng thời xương ổ răng cũng bắt đầu có dấu hiệu tiêu biến.

Cần nhận biết các dấu hiệu bất thường và chủ động thăm khám, điều trị, tránh các biến chứng nguy hại. Tình trạng viêm tủy răng cửa nếu kéo dài có thể gây mất răng, lan rộng viêm nhiễm tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe.

Tham khảo thêm: Diệt Tủy Răng Có Hại Hay Ảnh Hưởng Gì Không?

Viêm tủy răng cửa có nên nhổ không?

Viêm tủy răng cửa có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám, sau đó chỉ định giải pháp phù hợp cho từng bệnh nhân. Bởi không phải trường hợp nào cũng cần nhổ bỏ răng, người bệnh có thể được chỉ định loại bỏ tủy răng, điều trị bảo tồn răng thật.

So với các chiếc răng khác, răng cửa chỉ có duy nhất một ống tủy. Việc nhổ bỏ răng hoàn toàn khi tủy bị viêm có thể dứt điểm tình trạng bệnh tuy nhiên đằng sau đó người bệnh cũng có khả năng gặp phải các biến chứng.

Chẳng hạn nguy cơ nhổ răng cửa xong làm khớp hàm bị lệch, xảy ra hiện tượng tiêu xương, tụt nướu, khó nhai,… Chính vì thế, chỉ đến khi viêm tủy không còn khả năng phục hồi, bác sĩ mới chỉ định giải pháp nhổ răng. Đây là cách sau cùng được áp dụng khi tủy có biểu hiện mưng mủ, áp xe hoặc các biến chứng gây hại cho dây chằng, xương ổ răng.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng cửa

Hiện nay với sự phát triển của y học, việc điều trị viêm tủy răng cửa cơ bản không còn gây đau đớn, khó chịu như giai đoạn trước đó. Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định mức độ tổn thương, viêm nhiễm và chỉ ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng cửa
Tham khám nha khoa để kiểm tra và tìm phương pháp điều trị viêm tủy răng phfu hợp

Trường hợp răng cửa viêm tủy có thể phục hồi thường được lấy tủy để duy trì răng thật. Trường hợp tủy răng cửa bị hoại tử, răng hư hỏng khó khắc phục sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng để tránh viêm nhiễm lan ra nhiều bộ phận khác. Dưới đây là các hướng điều trị viêm tủy răng cửa thường được áp dụng:

Lấy tủy răng cửa

Lấy tủy răng cửa giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm, giúp bảo tổn răng thật cho người bệnh. Quy trình lấy tủy răng cơ bản được thực hiện như sau:

  • Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra răng bằng biện pháp chụp X quang. Kết quả thu được cho thấy vị trí răng bị hư hỏng, tình trạng nhiễm trùng răng cửa đã diễn ra như thế nào. Tiếp đến bác sĩ sẽ phân tích, sau đó chỉ định phác đồ điều trị tương ứng.
  • Trường hợp răng lấy tủy, trước hết bác sĩ sẽ gây tê để người bệnh giảm cảm giác đau nhức khó chịu khi thực hiện. Sau đó, bác sĩ tiến hành loại bỏ tủy răng hư hỏng bằng dụng cụ đã được khử trùng.
  • Buồng tủy được mở ra và hút hết tủy bị hoại tử, viêm nhiễm hư hại. Tiếp đến ống tủy, buồng tủy được làm sạch và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Trường hợp răng cửa bị sâu, hư hỏng, bác sĩ sẽ dùng răng sứ bọc răng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Bọc răng sứ cho răng cửa giúp bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Bởi, răng cửa sau khi điều trị tủy đã không còn khỏe mạnh như trước, phần tủy lấy đi cũng đồng nghĩ răng không được nuôi dưỡng. Lúc này răng yếu và dễ bị tác động nên cần sử dụng răng sứ bao bọc bên ngoài để tránh nứt, gãy vỡ.

Ngoài ra, sau lấy tủy răng đã trở thành răng chết, màu sắc răng cũng thay đổi. Đa số các trường hợp chúng đều chuyển thành màu đen xám kém thẩm mỹ. Do đó, phương án bọc răng sử sẽ giúp bạn che đi các khuyết điểm của răng đã điều trị tủy, giúp người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp.

Tham khảo thêm: Lấy Tủy Răng Không Sạch Để Lại Biến Chứng Nghiêm Trọng

Nhổ bỏ răng cửa

Trường hợp viêm tủy răng cửa nghiêm trọng, thân răng, chân răng cũng hư hỏng nặng không thể phục hồi có thể được bác sĩ chỉ định nhổ răng để điều trị. Quy trình cơ bản như sau:

  • Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh răng trước khi thực hiện nhổ răng. Dung dịch, dụng cụ thực hiện cũng được kháng khuẩn nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình điều trị.
  • Sau đó, bác sĩ cũng tiến hành gây tê để giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh trong lúc nhổ răng.
  • Tiếp đến răng cửa bị hư hỏng được loại bỏ, cầm máu, kiểm tra vị trí đã nhổ.

Bạn không cần quá lo lắng khi được chỉ định nhổ răng cửa. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, đồng thời máy móc được dùng trong điều trị cũng tiên tiến hơn giúp bạn giảm đau, rút ngắn thời gian tiểu phẫu.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng cửa
Với sự phát triển của y học, việc điều trị viêm tủy răng đã dễ dàng hơn, giảm rủi ro cho bệnh nhân

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, trong khoảng nửa ngày đầu bạn có thể bị đau hức khó ăn, khó nhai. Nên bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vị trí răng bị loại bỏ sẽ được phục hình bằng biện pháp trồng răng giả để duy trì cấu trúc hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để tìm ra phương án giải quyết phù hợp, bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Chăm sóc sau điều trị

Sau điều trị tủy răng hoặc nhổ răng, người bệnh nên chăm sóc và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một vài vấn đề như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo liều dùng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không thay đổi liều dùng hoặc tăng giảm thuốc có thể gây hại cho sức khỏe. Sau điều trị tủy, cơn đau nhức, ê buốt có thể xảy ra khi hết thuốc gây tê, do đó cần dùng thuốc giảm đau để không gây khó chịu ở giai đoạn này.
  • Ngoài ra, người bệnh được yêu cầu nhịn ăn cho đến khi thuốc gây tê hết tác dụng.
  • Sau điều trị tủy, răng tương đối yếu nên người bệnh tuyệt đối không cắn hoặc nhai các món cứng, món dai bằng răng cửa đang tổn thương cho đến khi nhận thấy răng cải thiện hoàn toàn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng sản phẩm làm sạch và chăm sóc răng phù hợp.

Nếu nhận thấy răng vẫn có các dấu hiệu bất thường kéo dài sau lấy tủy hoặc đau nhức khó chịu sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo bạn nên đến nha khoa sau điều trị tủy nếu nhận thấy tình trạng sưng đau kéo dài, cứng hàm, khó nhai,…

Điều trị tủy răng cửa có đau không?

Nhiều bệnh nhân lo ngại việc điều trị tủy răng cửa sẽ bị đau nhức khó chịu. Tuy nhiên như trên cũng đã đề cập, viêm tủy răng cửa lấy tủy không gây đau đớn như mọi người nghĩ. Bởi các phương pháp can thiệp hiện nay khá đơn giản, dễ dàng nhờ máy móc thiết bị hiện đại.

Điều trị tủy răng cửa trên thực tế là một ca tiểu phẫu, thời gian thực hiện nhanh, không xâm lấn sâu, không tác động đến xương hàm hay nướu răng. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện người bệnh cũng sẽ không tránh khỏi được cảm giác khó chịu, tuy nhiên không quá đau đớn như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình lấy tủy. Do đó người bệnh không nên quá lo lắng khi được chỉ định điều trị tủy răng. Trước khi thực hiện nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn nhất có thể, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm: Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Có rủi ro hay không?

Chăm sóc và phòng tránh viêm tủy răng cửa

Viêm tủy răng cửa gây đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này. Theo đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn cần điều chỉnh cách chăm sóc, vệ sinh, ăn uống hàng ngày,… Một số lưu ý như sau:

Chăm sóc và phòng tránh viêm tủy răng cửa
Chăm sóc răng, bảo vệ cơ thể tránh nguy cơ viêm tủy răng cửa và các vấn đề nha khoa khác
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, nên dùng bàn chải có lông không quá mềm, không quá cứng, kem đánh răng và các sản phẩm hỗ trợ khác nên chọn loại chất lượng.
  • Đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần, không chải quá mạnh, không lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng. Có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt hại khuẩn.
  • Ăn uống đều độ, bổ sung thực phẩm lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ hại khuẩn tấn công gây hại.
  • Không nhai cắn các vật quá cứng bằng răng cửa, khi bị va đập, nứt mẻ răng nên đến nha khoa để kiểm tra.
  • Điều trị bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng,… triệt để nhằm phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong tủy gây viêm nhiễm, hoại tử.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý khi có vấn đề. Việc này giúp bạn sớm kiểm soát bất thường, phòng nguy cơ viêm nhiễm, hư hỏng răng trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Viêm tủy răng cửa cần được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể làm răng hư hỏng, hoại tử tử. Màu sắc răng, cấu trúc ban đầu của răng cửa có thể bị thay đổi khi bị viêm tủy răng. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, hiện tượng viêm nhiễm một khi kéo dài, trở nên nặng nề có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tủy răng bị hoại tử là gì? Có nguy hiểm không?

Tủy Răng Bị Hoại Tử Là Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không?

Tủy răng bị hoại tử được xem là giai đoạn cuối khi bệnh viêm tủy răng tiến triển nặng mà...

Vì sao răng lại bị chết tủy?

Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Giải Đáp Từ Nha Sĩ

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ...

Nguyên nhân gây viêm tủy răng số 6,7

Viêm Tủy Răng Số 6,7: Dấu Hiệu và Biến Chứng Khó Lường

Viêm tủy răng số 6,7 là vấn đề nha khoa nhiều người gặp phải hiện nay. Trường hợp tủy bị...

Răng khôn bị viêm tủy là gì?

Răng khôn (răng số 8) bị viêm tủy do đâu? Nên chữa không?

Răng khôn bị viêm tủy là một trong các vấn đề nha khoa thường gặp hiện nay. Nếu không phát...

Chẩn đoán và chữa trị viêm tủy răng cho bà bầu

Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng và Cách Chữa Trị An Toàn Cho Mẹ

Bà bầu bị viêm tủy răng cảm thấy đau nhức khó chịu, các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *