Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Cần Phải Kiêng Không?

Cơn đau nhức răng có thể làm bạn khó chịu, gặp nhiều vấn đề khi ăn uống. Vậy đau răng có nên ăn thịt bò không? Bởi, nhiều người cho rằng loại thịt này khá khó nhai, có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức đang diễn ra. Tìm hiểu và giải đáp vấn đề này qua nội dung dưới đây.

Nguyên nhân gây đau răng khi ăn thịt bò

Như các bạn đã biết, cơn đau nhức răng có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, nhiều khả năng đau răng là do ăn uống các món cứng, khô, ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, đau răng có thể xảy ra sau chấn thương, va chạm, đau do bệnh nha khoa,…

Nguyên nhân gây đau răng khi ăn thịt bò
Thịt bò chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng nếu không biết cách chế biến có thể gây mất nước làm thịt cứng, khó nhai, đau răng

Có nhiều trường hợp hiện nay gặp phải tình trạng đau răng do ảnh hưởng từ việc ăn uống, đặc biệt là khi ăn những đồ quá dai, quá cứng với tần suất thường xuyên. Cơ hàm, răng phải chịu nhiều áp lực dẫn đến hiện tượng đau nhức, ê buốt ngắn hạn hay kéo dài nhiều giờ, vài ngày chưa cải thiện.

Tình trạng ăn nhiều thịt bò bị đau răng cũng là một trong những trường hợp thường gặp. Vậy tại sao người ăn thịt bò thường xuyên có nguy cơ đau răng cao hơn các đối tượng khác. Dưới đây là các yếu tố tác động chính:

  • Lặp lại động tác nhai nhiều lần:

Đối với thịt bò nếu không biết cách chế biến, nấu quá chín không chỉ khiến dưỡng chất thâm hụt một phần mà còn làm thịt trở nên dai, cứng khó nhai hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn nhai đi nhai lại mà thịt chưa nhuyễn để nuốt.

So với các loại thịt không có thớ sợi như thịt cá, mực, ốc,… thì thịt bò thường dai hơn. Hàm hoạt động liên tục, nhai nhiều lần khiến cho các sợi thần kinh ở răng chịu áp lực lớn. Lâu đần điều này có thể tác động gây đau nhức răng khó chịu cho bạn.

Bên cạnh đó, việc ăn thịt bò dai cứng thường xuyên, lực nhai lặp lại nhiều lần khiến cho khớp thái dương hàm bị đau mỏi. Do đó khi bạn cắn nhai, ăn những món ăn khác có thể có cảm giác đau, ngoài ra đôi khi còn thấy hàm cứng, mở miệng khó, cơn đau thậm chí còn lan rộng ra mặt.

  • Dùng lực lớn khi cắn và nhai:

Như đã đề cập, nếu không biết cách chế biến, thịt bò sẽ khá dai và cứng. Vì thế khi ăn đòi hỏi người dùng phải cắn với lực mạnh, liên tục để nghiền nát thức ăn. Trường hợp không nhai nhuyễn có thể gây hại cho dạ dày, tạo cảm giác khó tiêu, đầy bụng thậm chí là buồn nôn.

Việc sử dụng lực tác động liên tục, mạnh, làm cho khớp cắn, răng bị ảnh hưởng. Do đó, nhiều người thắc mắc đau răng có nên ăn thịt bò không? Lời khuyên thường là không nên, thay vào đó người bệnh nên dùng các món mềm hơn, dễ nhai để tránh tạo thêm áp lực lên hàm răng.

  • Thức ăn bị mắc vào kẽ răng, lổ hỏng:

Thịt bò có thớ sợi, dễ mắc vào răng. Nếu sau khi ăn bạn không làm vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách có thể khiến vi khuẩn lưu trú, lấy thức ăn thừa làm nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng và tiếp tục sinh sôi. Lúc này cơn đau răng có thể xảy ra, liên quan đến các bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng, sâu răng, viêm tủy,…

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy đau nhức răng mỗi khi ăn thịt bò. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị đau răng. Ngoài ra, cơn đau răng còn có khả năng bùng phát sau khi ăn thịt bò liên quan đến các bệnh lý nha khoa trước đó chưa được điều trị.

Giải đáp thắc mắc đau răng có nên ăn thịt bò không?

Vậy theo các thông tin trên thì người đang bị đau răng có nên ăn thịt bò không? Như các bạn đã biết, loại thịt này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ lâu, thịt bò được nhiều người yêu thích do các lợi ích đối với sức khỏe mà nó mang lại.

Giải đáp thắc mắc đau răng có nên ăn thịt bò không?
Biết cách chế biến giúp thịt bò mềm, dễ ăn, hạn chế rủi ro tác động đến răng đau

Không những thế, hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung thịt bò vào chế độ dinh dưỡng còn tốt cho tình trạng răng miệng, cải thiện và cung cấp dưỡng chất nuôi răng chắc khỏe. Do đó, người đang gặp vấn đề răng miệng có thể thêm thịt bò vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng loại thịt này khá dai và cứng, nếu ăn thường xuyên có thể làm tình trạng đau răng trở nên nặng nề hơn. Thực tế, thịt bò có dạng thớ sợi như nhiều loại thịt khác như thịt gà, thịt vịt, thịt heo,… Nếu bạn chế biến và ăn uống, vệ sinh không đúng cách thì ăn món ăn nào cũng có nguy cơ đau nhức răng.

Do đó, thông tin người bị đau răng nên kiêng thịt bò cho đến hiện nay chưa có kết luận chính xác. Bởi, trong thịt không chứa chất ảnh hưởng đến bệnh nha khoa hoặc làm tăng cường độ của cơn đau nhức răng.

Vì thế, bạn đọc có thể ăn thịt bò, tuy nhiên hãy biết cách chế biến để thịt mềm không dai, đồng thời vệ sinh để tránh thịt mắc kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, kết hợp thịt bò cùng với các thực phẩm lành mạnh khác, bổ sung dinh dưỡng cân đối giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch.

Đau răng có nên ăn thịt bò không? Đối tượng nên kiêng

Như trên đã giải đáp thắc mắc: “Đau răng có nên ăn thịt bò không?”. Câu trả lời là bạn vẫn có thể ăn, tuy nhiên cần lựa chọn cách chế biến để thịt giữ được độ mềm, không bị dai cứng khó nhai. Vậy có phải đối tượng đau răng nào cũng có thể ăn thịt bò?

Đối với vấn đề này, các chuyên gia giải đáp rằng thực tế nếu bạn bị đau răng, đồng thời vừa bị dị ứng với thịt bò hoặc mắc một số bệnh lý khác nên thận trọng, tốt nhất hãy kiêng thịt bò để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể:

  • Người đau răng vừa dị ứng với thịt bò tốt hơn hết không nên ăn. Thậm chí ngay cả khi bạn không bị đau răng thì cũng không nên ăn thịt bò để tránh dị ứng gây ra các vấn đề hại sức khỏe khác. Thay vào đó, hãy lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, phù hợp thể trạng để bảo vệ sức khỏe.
  • Một số đối tượng khác không nên ăn thịt bò như người đang bị cao huyết áp, mắc hội chứng rối loạn máu nhiễm mỡ,… Bởi, thịt bò là loại thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol khá cao, dung nạp vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng ảnh hưởng sức khỏe. Tốt nhất bạn nên kiêng thịt đỏ và thay thế bằng các loại thịt trắng an toàn, lành tính hơn.

Không phải trường hợp đau răng nào cũng có thể tiếp tục sử dụng thịt bò. Tùy vào tình trạng sức khỏe và các vấn đề mà bạn gặp phải để lựa chọn thực phẩm phù hợp. Có thể dùng các loại thịt khác thay thế thịt bò cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa đảm bảo tính an toàn, tránh nguy cơ phát sinh các vấn đề hại sức khỏe khác.

Các cách chế biến giúp thịt bò mềm không dai

Chế biến thịt bò đúng cách giúp thịt mềm, dễ nhai và giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Người bị đau nhức răng lúc này hoàn toàn có thể ăn thịt bò mềm mà không lo ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Dưới đây là các cách chế biến giúp thịt mềm, không dai cứng vừa thơm ngon bổ dưỡng:

Các cách chế biến giúp thịt bò mềm không dai
Cắt thịt đúng cách, ướp thịt với nguyên liệu hỗ trợ thịt mềm sau khi nấu, chế biến thời gian phù hợp,…
  • Cắt theo thớ ngang: Thái dọc theo thớ thịt có thể khiến các sợi cơ dai dài giữ nguyên đến khi chế biến và ăn có khả năng gây vướng vào kẽ răng, khó cắn, ảnh hưởng đến tình trạng đau răng. Do đó, chuyên gia khuyên bạn trước khi nấu hãy đảm bảo bạn đã cắt đúng cách, cắt ngang thớ thịt để giúp thịt mềm, dễ ăn hơn. Thái mỏng thịt để khi ăn thịt mềm không làm ảnh hướng đến răng đau.
  • Đập thịt bò cho mềm: Đập hay chần thịt mềm bằng dụng cụ chuyên dụng trước khi ướp nấu là cách giúp thịt mềm, ngấm gia vị tốt hơn, đồng thời khi chế biến cũng sẽ ngon, dễ nhai. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại búa đập thịt. Bạn có thể tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên hạn chế việc dùng lực đập mạnh làm thịt nát ra, lúc này khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của thịt.
  • Ướp thịt với dầu ăn, giấm hay rượu: Đây là “bí quyết” giúp thị thơm ngon, mềm hơn. Theo đó, bạn có thể cho vào thịt bò sau khi đã ướp gia vị, gừng, tỏi một chút rượu, giấm chua hoặc dầu ăn. Sau đó cho thịt vào túi zip kín rồi để ủ trong ngăn mát khoảng nửa ngày đến một ngày. Việc làm này sẽ giúp cho miếng thịt bò mềm, ngấm gia vị đậm đà.
  • Nấu thịt hoặc ướp thịt với trái cây chua: Bên cạnh các cách trên, bạn có thể kết hợp thịt bò cùng với các loại quả chua để giúp thịt khi nấu được mềm ngon. Một số loại như chanh, dứa, khế,… Chất chua sẽ khiến cho thớ thịt mềm và đậm đà. Ướp thịt với quả chua trong khoảng 15 – 20 phút, không nên ướp lâu có thể làm thịt nhão mềm không ngon.
  • Nấu không quá lâu: Chế biến thịt bò quá lâu có thể khiến thịt trở nên dai và cứng. Do đó, sau khi ướp thịt mềm, bạn chỉ nên xào thịt trong thời gian nhất định, không xào nấu lâu làm thịt mất nước. Ngoài ra, trường hợp bạn muốn nấu món hầm, nên canh thời lượng để thịt bò hoàn toàn chín nhừ, dễ ăn.

Trên đây là một vài cách giúp bạn chế biến món thịt bò mềm ngon, không quá dai cứng gây ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức răng. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu này, bạn có thể tham khảo, lựa chọn món ăn phù hợp sở thích để thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Gợi ý các món ăn từ thịt bò thích hợp cho người đau răng

Như trên đã gợi ý cách giúp bạn cắt ướp thịt bò để khi nấu thịt không bị dai, khó nhai. Dưới đây sẽ là một vài món ăn từ loại thịt đỏ này giúp bạn cung cấp dinh dưỡng, phù hợp khi răng đang bị đau nhức:

Gợi ý các món ăn từ thịt bò thích hợp cho người đau răng
Chế biến thịt bò thành các món ăn mềm, dễ nhai
  • Thịt bò nấu cháo: Thay vì cắt mỏng, bạn hoàn toàn có thể cho thịt bò vào cối xay nhuyễn để chế biến thành món cháo thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng. Người đang bị đau răng có ăn thịt bò được không? Bạn có thể ăn thông qua món cháo dinh dưỡng với thịt xay nhuyễn, giảm áp lực lên hàm, giúp răng đau không bị ảnh hưởng.
  • Thịt bò hầm: Hầm nhừ thịt bò có thể giúp bạn nhai dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được rủi ro thịt bò cứng dai mắc vào kẽ răng ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức. Hầm thịt cùng với các loại rau củ khác giúp tăng cường dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Một số loại như thịt bò hầm khoai tây, cà rốt,…
  • Thịt bò sốt vang: Thịt bò sốt cùng với một chút rượu vang sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn, đồng thời thịt cũng mềm, dễ ăn. Nếu bạn bị đau răng nhưng chán những món thịt bò nấu thông thường có thể ướp thịt với rượu vang và làm món bò sốt thơm lừng.

Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò được đánh giá là khá cao. Chính vì thế, mặc dù thịt mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên ăn với lượng vừa phải, không sử dụng quá nhiều. Ngoài ra, sau khi ăn hãy lưu ý vấn đề vệ sinh răng miệng, dùng tăm nước, chỉ nha khoa loại bỏ thịt nếu chúng bám vào lẽ răng.

Đồng thời súc miệng, vệ sinh bằng kem đánh răng, bàn chải đánh răng và nước súc miệng phù hợp. Nếu đang mắc các bệnh nha khoa nên chủ động khám chữa sớm, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát cơn đau.

Hy vọng qua những nội dung trên đây bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Đau răng có nên ăn thịt bò không?”. Bạn hoàn toàn có thể ăn thịt bò, tuy nhiên việc chế biến ưu tiên các món mềm, không xào nấu thịt lâu khiến thịt dai cứng do mất nước. Ngoài ra, nên cân bằng dinh dưỡng, kết hợp thêm nhiều thực phẩm phù hợp khác giúp sức khỏe tổng thể được cải thiện, sớm chữa dứt điểm các vấn đề nha khoa gây đau răng.

Có thể bạn quan tâm:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Có thể dùng gừng để cải thiện cơn đau bao tử hiệu quả

Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hiệu Quả, Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Chữa đau răng bằng gừng là mẹo hay được áp dụng rộng rãi. Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu...

Một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu

Các cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu là các mẹo chữa dùng nguyên liệu thiên nhiên lành...

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau răng khi nằm là tình trạng thường gặp. Vậy, vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Theo các...

Những điều không nên làm sau khi nhổ răng

7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Được Áp Dụng

Chườm lạnh, cắn bông gòn, dùng thuốc,... là những cách giảm đau sau khi nhổ răng được nhiều người áp...

Cách dùng dầu đinh hương trị đau răng tại nhà

Dầu Đinh Hương Trị Đau Răng Hiệu Quả Ra Làm Sao?

Sử dụng tinh dầu đinh hương trị đau răng có tác dụng cải thiện triệu chứng, hỗ trợ phòng ngừa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.