Trồng Răng Giả Có Đau Không? Giải Pháp Giúp Giảm Đau Nhanh

Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng giả được áp dụng, vậy trồng răng giả có đau không? Mỗi thủ thuật sẽ có ưu và nhược điểm riêng, trong quá trình tác động có thể khiến hàm ê buốt, đau nhức tạm thời. Tuy nhiên thông thường cơn đau sẽ dần thuyên giảm, không kéo dài quá lâu.

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Các biện pháp nha khoa hiện nay ngày càng được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, việc trồng răng giả thẩm mỹ, điều trị và duy trì chức năng nhai ngày càng được nhiều người thực hiện.

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay
Trồng răng giả là biện pháp thay thế răng thật trong trường hợp mất răng vĩnh viễn

Nguy cơ rụng răng, mất răng thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người gặp phải tình trạng này ngày càng trẻ hóa. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân gây gãy rụng răng vĩnh viễn. Chẳng hạn như do tai nạn, chấn thương làm mất răng, bệnh nha khoa kéo dài làm chết tủy, rụng mất răng,…

Theo đó, nhằm thay thế răng bị mất đi, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp trồng răng giả để duy trì chức năng nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ theo nhu cầu của khách hàng. Các biện pháp trồng răng giả được áp dụng hiện nay bao gồm dùng hàm tháo lắp, gắn cầu răng sứ, cấy ghép Implant. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp dùng hàm tháo lắp

Gắn hàm tháo lắp cho đối tượng mất răng trong tất cả các trường hợp. Phổ biến nhất là ở người cao tuổi, những đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện các biện pháp trồng răng giả cố định khác.

Hàm tháo lắp giúp người dùng nhai cắn thực phẩm dễ dàng hơn, giúp duy trì chức năng của hàm. Thiết kế của hàm răng tháo lắp sẽ được cân chỉnh phù hợp với hàm răng của mỗi người. Thông thường vật liệu của hàm giả thường là nhựa acrylic, kim loại hoặc một phần nhựa hay sứ.

Sử dụng hàm giả tháo lắp giúp khách hàng giữ được cơ môi và má, tránh tình trạng mất răng gây hóp má, hình thành nếp nhăn trên môi. Chi phí thực hiện phương pháp này thấp hơn nhiều so với các phương pháp trồng răng giả khác.

Đồng thời, lắp hàm giả, tháo hàm giả cũng khá đơn giãn, dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng hàm không cố định sẽ không giúp bạn tránh được quá trình tiêu xương khi bị mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, đối với các món ăn cứng thường sẽ gặp khó khăn khi ăn, tạo cảm giác hơi khó chịu khi nhai.

  • Phương pháp gắn cầu răng sứ

Phương pháp làm cầu răng sứ thường được ứng dụng cho các đối tượng bị mất ít răng, răng liên kề răng hư hại vẫn còn khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng. Không áp dụng nếu xảy ra hiện tượng tiêu xương nặng, mất nhiều răng liên tục khó lắp cầu răng sứ.

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay
Phương pháp đặt mão cầu sứ được áp dụng phổ biến

Phương pháp trồng răng giả này thuộc dạng trồng cố định. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng cần bọc sứ và các răng bên cạnh để làm cầu răng chắc hơn, thay thế cho vị trí răng đã bị gãy rụng, mất đi. Răng sứ được gắn cố định giúp bạn duy trì chức năng nhai tốt nhất.

Răng sứ chắc chắn hình dạng tương tự như răng thật. Ngoài ra, chi phí thực hiện biện pháp này cũng khá hợp lý, tiếp cận với đa dạng khách hàng. Mặc dù vậy, một số hạn chế vẫn xảy ra như răng thật bị mài mỏng, quá trình tiêu xương vẫn tiếp diễn.

  • Phương pháp cấy ghép Implant

Phương pháp cấy ghép Implant là biện pháp hiện đại nhất hiện nay. Chỉ định áp dụng cho đối tượng mất 1 chiếc răng hoặc từ 2 chiếc trở lên, chúng có thể nằm cạnh hoặc tại các vị trí khác nhau trên hàm. Người bị mất toàn bộ răng vẫn có thể thực hiện. Ngoài ra, cấy ghép Implant còn dùng trong điều trị tủy, mất răng lâu ngày,…

Phương pháp phục hình răng được áp dụng phổ biến, giúp người bệnh ăn nhai tốt  hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ trồng trụ Implant chất liệu titanium vào mô xương hàm tại vị trí răng bị gãy rụng mất, không cần mài các răng xung quanh. Sau 3 – 6 tháng khi trụ đã tích hợp với xương hợp tốt nhất sẽ tiến hành làm chân và trồng mão răng sứ cho người bệnh.

So với hai biện pháp trên, phương pháp cấy ghép trụ Implant có khả năng ngăn chặn nguy cơ tiêu xương ổ răng tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng không cần mài răng trước khi thực hiện giúp răng thật được bảo tồn tối đa. Đặc biệt răng giả khá chắc chắc giúp cho việc nhai cắn thức ăn tốt hơn.

Các phương pháp
Phương pháp đặt trụ Implant chắc chắn

Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám, kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của các khách hàng. Sau đó tư vấn và dựa trên nguyện vọng của người bệnh để thực hiện phương pháp trồng răng giả phù hợp. Khách hàng sẽ được hướng dẫn chăm sóc trước và sau điều trị để đảm bảo kéo dài tuổi thọ răng giả, tránh gặp phải các rủi ro khác.

Trồng răng giả có đau không? Bao lâu thì hết?

Như trên đã đề cập đến các phương pháp trồng răng giả hiện nay. Tuy nhiên một số người vẫn lo ngại, không biết trồng răng giả có đau không. Với sự phát triển của y học hiện nay, khách hàng có thể an tâm trong và sau quá trình tác động hàm, trồng răng sẽ ít nguy cơ đau nhức kéo dài.

Kỹ thuật trồng răng ngày càng tiên tiến giúp hỗ trợ giảm đau, đồng thời đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Các hiện tượng như sưng, tê buốt hoặc đau nhức nhẹ có thể xảy ra nhưng chúng sẽ thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời bác sĩ cũng có thể chỉ định giải pháp giảm đau ngay khi khách hàng cảm thấy khó chịu.

Mỗi phương pháp trồng răng sẽ có các tác động nhất định, dưới đây là các trường hợp cụ thể:

Đối với hàm tháo lắp

Phương pháp sử dụng hàm không cố định có thể tháo lắp dễ dàng, thời gian thực hiện ngắn hạn, nhanh chóng. Ngoài ra, hàm giả được gắn bào không xâm lấn hay mài mòn răng thật như các biện pháp khác nên bạn có thể yên tâm sẽ không gây đau và khó chịu.

Hàm giả được đặt bên trên bề mặt nướu răng tại vị trí răng bị mất đi. Giai đoạn đầu khi dùng hàm giả có thể khiến bạn chưa quen, cắn nhai có cảm giác khó chịu nhẹ. Tuy nhiên sau thời gian tình trạng này sẽ cải thiện, bạn cũng dần thành thạo hơn trong việc sử dụng hàm tháo lắp.

Đối với cầu răng sứ

Trồng răng giả có đau không? Đối với trường hợp đặt cầu răng sứ phải tác động lên răng thật, một số chiếc răng phải mài mòn bớt giúp cho quá trình thực hiện và gắn kết mão sứ tốt hơn. Do đó, bạn có thể sẽ có cảm giác đau, ê buốt trong quá trình thực hiện thủ thuật này.

Mức độ đau nhức phụ thuộc vào vị trí răng cần mài, tay nghề của bác sĩ và nhiều yếu tố liên quan khác. Tuy nhiên một số trường hợp hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hoặc cảm giác gì khi thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc gây tê, giảm đau trong quá trình thực hiện.

Sau 2 – 3 ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm. Trường hợp biểu hiện đau nhức, ê buốt răng sau mài kéo dài, đặc biệt có có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý sớm.

Trồng răng giả
Cảm giác khó chịu sau khi trồng răng sẽ qua đi khi cơ thể thích nghi với sự có mặt của răng giả, hàm giả

Đối với trụ Implant

Nếu bạn thực hiện phương pháp trồng trụ răng giả Implant thường sẽ được tiêm thuốc tê tại chỗ giúp quá trình thực hiện không đau đớn. Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên bạn có thể bị ê buốt hoặc cảm giác khó chịu nhẹ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng kê thuốc giảm đau, cho bạn dùng thuốc chống viêm trong thời gian thực hiện trồng răng nhằm tránh rủi ro không mong muốn. Trường hợp đau đớn xảy ra, kéo dài có thể do kỹ thuật bác sĩ thực hiện kém, cơ sở y tế không đảm bảo, có sự va chạm dây thần kinh khi thực hiện,…

Thông thường sau khoảng 5 – 7 ngày các biểu hiện khó chịu khi trồng trụ Implant sẽ thuyên giảm. Nếu bạn nhận thấy các bất thường kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn hãy chủ động thông báo với bác sĩ hoặc đến nha khoa uy tín để được khám chữa lại nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trồng răng giả có đau không? Biện pháp chăm sóc

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay ngày càng tân tiến, khắc phục các sai sót, nhược điểm của trước đây. Người trồng răng sẽ không phải chịu nhiều đau đớn trong và sau khi thực hiện. Ngoài ra, độ an toàn của các phương pháp cũng cao hơn, phòng tránh được nhiều rủi ro cho người cần điều trị.

Tuy nhiên, một số trường hợp cơn đau nhẹ, ê buốt vẫn có thể xảy ra khi trồng răng hoặc tháo lắp hàm giả. Chúng có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu và biến mất khi cơ thể thích nghi với sự có mặt của răng giả. Các lưu ý giúp bạn chăm sóc và phòng nguy cơ đau nhức sau trồng răng:

Phòng ngừa tình trạng đau răng khi trồng răng giả?
Chăm sóc răng giả đúng cách, giữ gìn vệ sinh răng miệng phòng tránh rủi ro
  • Lựa chọn địa chỉ thăm khám: Khám và thực hiện trồng răng giả ở địa chỉ uy tín, chất lượng, có bác sĩ tay nghề giỏi, đồng thời trang thiết bị y tế hiện đại, vô trùng nhằm đảm bảo phóng tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra trong hoặc sau thực hiện.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau khi hàm răng bị tác động, việc ăn nhai của bạn sẽ chưa thể khôi phục hoàn toàn, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể dần hồi phục. Giai đoạn này bạn cần hạn chế cử động hàm quá nhiều, không cắn những vật cứng, đồng thời kiểm tra nhịp tim, huyết áp, theo dõi tình trạng sức khỏe. Bởi, nếu vận động mạnh, làm việc ngay sau khi trồng răng có thể khiến cho huyết áp tăng cao, khi đó cục máu đông có thể bị vỡ ra tại vị trí trồng răng.
  • Chườm đá lạnh: Đây là cách thức giúp bạn xoa dịu cảm giác khó chịu tức thời. Nhiệt độ nước lạnh gây tê tại chỗ giúp bạn không còn thấy đau sau khi trồng răng. Bên cạnh đó, hiện tượng sưng má cũng sẽ được cải thiện. Lưu ý không nên chườm quá lâu, chườm trong khoảng 15 – 20 phút và có thể lặp lại khi thấy khó chịu.
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng: Nhằm phòng ngừa nguy cơ hại khuẩn tấn công, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi trồng răng. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng được kê theo đơn thuốc hoặc dùng nước muối ấm súc miệng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến vị trí răng mới trồng.
  • Ăn uống đầy đủ: Ăn những món mềm, lỏng, dễ nhai để tránh làm đau răng. Không ăn những món cay nóng, đồ ăn quá cứng, dai,… Bởi răng lúc này còn yếu, việc dùng nhiều lực nhai có thể làm sai lệch, gây áp lực khiến răng nướu bị tổn thương. Không uống đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá: Tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ an toàn sức khỏe, đồng thời phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm vết thương, gây đau nhức sau điều trị, trồng răng giả.
  • Thăm khám định kỳ: Tái khám theo lịch hẹn, kiểm tra tình trạng răng giả đã thích nghi tốt với hàm chưa. Nếu xảy ra bất thường, bác sĩ sẽ điều chỉnh giúp bạn giảm rủi ro, đặc biệt là khi bạn nhận thấy cơn đau, ê buốt xuất hiện kéo dài.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi: “Trồng răng giả có đau không?”. Trên thực tế người bệnh sẽ không quá đau đớn trong và sau quá trình trồng răng. Các biểu hiện bất thường xảy ra ở mức độ nhẹ và biến mất sau thời gian ngắn theo cơ địa của từng người. Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy thận trọng lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.

Có thẻ bạn quan tâm:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng cho bà bầu

Top 8 Thuốc Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu Tốt và An Toàn

Hiện này trên thị trường, thuốc giảm đau răng cho bà bầu các loại được bày bán rộng rãi. Thuốc...

Có thể dùng gừng để cải thiện cơn đau bao tử hiệu quả

Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hiệu Quả, Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Chữa đau răng bằng gừng là mẹo hay được áp dụng rộng rãi. Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu...

Đau răng có nên uống rượu bia không?

Đau Răng Có Nên Uống Rượu Bia Không? Chia Sẻ Từ Nha Sĩ

Đau răng có nên uống rượu bia không? Theo các chuyên gia, hiện tượng đau nhức răng xảy ra có...

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng

Bà Bầu Bị Đau Răng: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị

Bà bầu bị đau răng do nhiều nguyên nhân. Một số trường hợp do tác động vật lý từ bên...

Đang đau răng số 8 có nên nhổ không?

Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Do Đâu? Có Nên Nhổ Hay Không?

Đau răng số 8 hay còn gọi là đau răng khôn, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Nguyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.