Đau Răng Ăn Thịt Gà Được Không? Cách Chế Biến Món Ăn Ngon

Bên cạnh các vấn đề về phương pháp điều trị, chăm sóc người bị đau răng do gặp vấn đề nha khoa đúng cách cũng góp phần giúp răng phục hồi tốt hơn. Trong đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng cực kỳ quan trọng. Hiện nay, nhiều người thắc mắc vấn đề đang bị đau răng ăn thịt gà được không? Cùng giải đáp qua bài viết sau.

Đau răng ăn thịt gà được không?

Cơn đau răng mà bạn đang gặp phải có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn đau nhức do ăn uống, do bệnh nha khoa, do chấn thương hoặc nhiều vấn đề khác. Trong đó, việc ăn uống có thể nói là tác nhân thường gặp gây nên cơn đau nhức răng.

Đau răng ăn thịt gà được không?
Cơn đau nhức răng có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống

Các trường hợp như ăn nhiều đồ lạnh, đồ cứng, dai,… khiến hàm răng hoạt động thường xuyên, áp lực thức ăn cứng khiến răng đau nhức. Cơn đau có mức độ khác nhau thùy theo yếu tố tác động và lực nhai của mỗi người.

Do đó, hiện nay có nhiều người đặt ra câu hỏi vậy liệu đang bị đau răng có ăn thịt gà được không. Bởi thịt gà có nhiều sợi, thịt khô, dễ mắc vào kẽ răng. Tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng, thịt gà là loại thịt trắng giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Chúng không phải là nguyên nhân gây đau răng. Mà thực tế cơn đau nhức răng khi ăn thịt gà thường bắt nguồn từ kết cấu của thớ thịt. Thịt dạng sợi mỏng, dễ bị vướng vào kẽ răng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, lâu dần điều này sẽ tạo cơ hội cho hại khuẩn lưu trú, gây hại cho răng và làm tình trạng đau nhức trở nên nặng nề.

Mặc dù vậy, như các bạn cũng biết rất nhiều loại thịt có kết cấu dạng sợi như thịt heo, thịt vịt, thịt bò,… Chúng đều có nguy cơ mắc vào kẽ răng nếu không được vệ sinh và chăm sóc răng miệng sau khi ăn. Do đó, không chỉ có vấn đề ăn thịt gà bị đau răng mà các loại thịt khác đều có nguy cơ.

Đau răng ăn thịt gà được không?
Người đang bị đau răng ăn thịt gà được không là câu hỏi của nhiều người

Thế nhưng việc đau nhức không đến từ thành phần dinh dưỡng của thịt mà đến từ cấu trúc dạng sợi. Vì thế, bạn vẫn có thể bổ sung thịt gà vào thực đơn ăn uống ngay cả khi đang bị đau nhức răng. Tuy nhiên cần lựa chọn cách chế biến sao cho thịt mềm, tránh tình trạng thịt vướng vào các kẽ hở, lổ hỏng trên răng.

Đồng thời chú trọng vấn đề vệ sinh, làm sạch để tránh nguy cơ thức ăn thừa tồn đọng gây sâu răng, viêm nhiễm, đau nhức. Như vậy, người đau răng ăn thịt gà được không? Câu trả lời là có. Lựa cách chế biến sao cho sợi thịt gà mềm, tơi để tránh gây áp lực cho răng khi nhai, hạn chế nguy cơ thịt mắc kẽ răng gây đau nhức.

Những trường hợp đau răng không nên ăn thịt gà

Người bị đau răng ăn thịt gà được không không? Như trên đã đề cập, người đang bị đau răng vẫn có thể ăn thịt gà, tuy nhiên cần lựa chọn cách chế biến sau cho thịt mềm, dễ ăn, dễ nhai để tránh nguy cơ thịt mắc vào kẽ răng.

Bên cạnh đó, sau khi ăn bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế trường hợp thức ăn thừa còn mắc kẹt khiến hại khuẩn có điều kiện sinh sôi. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh nha khoa nghiêm trọng, cơn đau nhức khiến răng không thể nhai như bình thường tốt nhất nên hạn chế ăn thịt gà nói riêng và các loại thịt có thớ sợi khác.

Dưới đây là một vài trường hợp đau nhức răng cần hạn chế thịt gà:

  • Người bệnh sâu răng nặng, răng xuất hiện nhiều tổn thương, lỗ hỏng tăng nguy cơ mắc kẹt thức ăn như thịt gà.
  • Viêm lợi nặng gây sưng tấy kèm theo cơn đau nhức kéo dài.
  • Người đang mọc răng khôn có nướu răng sưng phồng to, ăn uống lúc này trở nên khó khăn.

Thay vì ăn phần thịt, các đối tượng bị đau nặng có thể bổ sung dinh dưỡng từ thịt gà thông qua nước hầm kết hợp với củ quả. Thông qua đó, cơ thể được bồi bổ tốt hơn, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức răng, đồng thời giúp tăng cường đề kháng cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách chế biến thịt gà cho người bị đau răng

Đau răng ăn thịt gà được không? Bổ sung thịt gà vào thực đơn ăn uống giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu, cải thiện sức khỏe tổng thể. Người đang bị đau răng vẫn có thể ăn thịt gà, tuy nhiên nên lựa chọn cách chế biến mềm, dễ nhai, hạn chế gây áp lực cho răng và giúp tránh trường hợp thức ăn mắc vào kẽ hở, lổ hỏng trên răng gây đau nhức khó chịu hơn.

Tham khảo các công thức chế biến món gà thơm ngon bổ dưỡng, thích hợp cho người đang bị đau răng:

Canh gà hầm hạt sen

Món canh gà hầm với hạt sen thanh mát, bổ dưỡng thích hợp cho người đang gặp vấn đề về sức khỏe, trong đó có trường hợp đau nhức răng. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể sớm cải thiện, xoa dịu cơn đau, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Công thức như sau:

Cách chế biến thịt gà cho người bị đau răng
Hầm gà cùng với hạt sen chín mềm ăn cung cấp dinh dưỡng

Nguyên liệu gồm: 400g thịt gà, 50g hạt sen, hành tím, hành lá, nấm hương, gia vị nêm nếm.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, phần gà cần pha một ít nước muối loãng để rửa cho sạch mùi, sau đó dùng nước lạnh rửa lại vài lần nữa.
  • Tiếp đến bạn chuẩn bị các nguyên liệu như hành lá, hành tím, hạt nêm, cho vào thau ướp cùng với gà trong khoảng 15 phút cho thịt gà thơm ngon hơn.
  • Nấm hương khô ngâm mềm rồi cắt nhỏ, phần hạt sen cũng ngâm mềm, tách bỏ tim sen.
  • Hành tím, gừng sơ chế sạch sẽ, sau đó cắt nhỏ cho bước chế biến tiếp theo.
  • Bật bếp, cho nồi lên chảo sau đó thêm dầu ăn, hành tím và gừng đã chuẩn bị vào phi thơm.
  • Cho gà vào xào xơ cho thịt săn lại mới đổ nước vào nấu sôi.
  • Cho hạt sen và nấm hương, nêm gia vị rồi tiếp tục ninh cho đến khi thịt gà và các nguyên liệu chín mềm.
  • Tiếp đến cho hành lá, rau mùi vào cho thơm rồi trình bày, thưởng thức món ăn.

Canh gà hầm với nấm

Món canh gà hầm cùng với nấm các loại cũng là sự lựa chọn dành cho người đang bị đau nhức răng. Nước hầm vừa thanh vừa chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Ngoài ra bạn có thể thêm vào món ăn các vị thuốc như tiêu hồi, đai hồi, trần bì,… để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Cách chế biến như sau:

Cách chế biến
Canh gà hầm cùng với nấm bồi bổ cơ thể

Nguyên liệu gồm: Nửa kí thịt gà, cà rốt, nấm có thể chọn nấm kim châm, nấm đông cô, đùi gà,…., vị thuốc có thể thêm vào ngò hột, cam thảo, trần bì, quế, thêm các loại gia vị khác.

Cách chế biến:

  • Sơ chế phần gà cho sạch sẽ, sau đó để ráo rồi ướp muối, đường và một ít hạt nêm.
  • Đun một nồi nước sôi, cho các vị thuốc vào trong túi cột chặt rồi thả vào nồi nước.
  • Cho gà lên chảo chiên sơ trước để phần thịt săn lại, sau đó cho các nguyên liệu gồm gà, cà rốt, nấm vào nồi.
  • Hầm cho gà cùng các nguyên liệu khác chín mềm, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
  • Trình bày và thưởng thức món ăn.

Canh gà hầm thuốc bắc

Canh gà hầm thuốc bắc hay còn gọi là gà tiềm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Với thắc mắc đau răng ăn thịt gà được không, bạn có thể nấu canh thịt gà hầm với thuốc bắc thêm vào thực đơn. Dinh dưỡng có trong món ăn này tốt cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe như tim mạch, xương khớp, răng, hỗ trợ giảm cân,… Cách chế biến như sau:

Nguyên liệu gồm: 1 con gà ta nhỏ, thuốc bắc, một ít ngải cứu và gia vị nêm nếm.

Cách chế biến: 

  • Sơ chế gà sau khi mua về, bọc thuốc bắc vào trong một túi vải sạch, cột miệng túi.
  • Cho thuốc bắc, hành tím đập dập và gà vào một nồi nước sôi.
  • Sau khi nước sôi bừng thì cho ngải cứu vào trong nồi.
  • Nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm, cuối cùng thêm gia vị và thưởng thức món ăn.

Canh gà hầm rau củ

Bên cạnh các món canh kể trên, bạn có thể nấu món canh gà hầm rau củ ăn bổ sung dinh dưỡng. Đây cũng là sự lựa chọn tối ưu, giúp bạn vừa ăn được gà mềm vừa bổ sung dưỡng chất khác từ rau củ quả. Cách chế biến như sau:

Cách chế biến
Món canh gà với các loại rau củ dồi dào dinh dưỡng

Nguyên liệu gồm: 1 con gà ta khoảng 1 kg, bắp, khoai mỡ, nấm, cải, đậu,… mỗi loại dùng lượng đủ gia đình ăn, gia vị nêm nếm.

Cách chế biến:

  • Sơ chế gà sau khi làm sạch lông, để nguyên con trước khi hầm.
  • Cạo vỏ gừng, ngâm nước nấm mèo, sơ chế nấm kim châm và các nguyên liệu khác.
  • Nấu sôi nồi nước, cho gà và gừng vào, thêm một ít hành tím đập dập cho thơm.
  • Hầm cho gà chín mềm, sau đó vớt ra đĩa, sau đó thêm các rau củ nấm đã chuẩn bị vào ninh cho đến khi chín.
  • Trình bày món ăn và thưởng thức.

Ăn gà hầm mềm giúp bạn giảm nguy cơ đau nhức răng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn xen kẽ với các món ăn khác để cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, hàng ngày bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng thức ăn thừa vướng vào kẽ răng làm vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nhờ đó quá trình điều trị bệnh nha khoa cũng thuận lợi hơn. Bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh, không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn cứng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng đau răng.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Đau răng ăn thịt gà được không?”. Bạn có thể ăn thịt gà, tuy nhiên hãy lựa chọn món mềm, dễ nhai để tránh gây ảnh hưởng đến răng. Đồng thời chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ tối ưu. Kết hợp thăm khám nha khoa, kiểm tra răng miệng định kỳ để sớm phát hiện và điều trị khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng

8 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Nhanh Chóng Được Khuyên Dùng

Sử dụng thuốc giảm đau răng giúp cải thiện tình trạng khó chịu tức thời, do đó giải pháp này...

Những điều không nên làm sau khi nhổ răng

7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Được Áp Dụng

Chườm lạnh, cắn bông gòn, dùng thuốc,... là những cách giảm đau sau khi nhổ răng được nhiều người áp...

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau răng khi nằm là tình trạng thường gặp. Vậy, vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Theo các...

Có thể dùng gừng để cải thiện cơn đau bao tử hiệu quả

Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hiệu Quả, Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Chữa đau răng bằng gừng là mẹo hay được áp dụng rộng rãi. Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu...

Cách dùng dầu đinh hương trị đau răng tại nhà

Dầu Đinh Hương Trị Đau Răng Hiệu Quả Ra Làm Sao?

Sử dụng tinh dầu đinh hương trị đau răng có tác dụng cải thiện triệu chứng, hỗ trợ phòng ngừa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.