Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Do Đâu? Có Nên Nhổ Hay Không?
Đau răng số 8 hay còn gọi là đau răng khôn, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân gây đau thường do răng chuẩn bị mọc hoặc mọc lệch chèn ép đến các răng lân cận. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể nhổ răng khôn để giảm thiểu các nguy cơ cho bệnh nhân.
Đau răng số 8 (răng khôn) là do đâu?
Như các bạn đã biết, răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng. Những chiếc răng khôn không mọc cùng lúc với các vĩnh viễn khác mà xuất hiện sau cùng. Thông thường người ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi mới bắt đầu nhận thấy dấu hiệu mọc răng khôn.
Do nằm ở trong cùng của hàm nên răng khôn không có chức năng nhai, mặc dù mặt răng khá to và chắc chắn. Tuy nhiên, thức ăn thừa lại rất dễ vướng vào răng và bị kẹt lại trong hốc răng gây sâu và nhiều vấn đề nha khoa liên quan khác.
Cơn đau răng số 8 có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo đó, bạn có thể bị đau nhức trong thời gian răng khôn chuẩn bị mọc và sau khi mọc. Tình trạng đau nhức răng có thể kéo dài hoặc ngắt quãng, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này?
Dưới đây là một số trường hợp đau răng số 8 hay còn gọi là đau răng khôn xảy ra phổ biến:
- Răng mọc ngầm, mọc lệch:
Phần nướu ở khu vực trong cùng khá dày dặn, răng số 8 phải đội phần nướu này để trồi lên trên. Tuy nhiên ở một số trường hợp không làm nứt nướu răng và trồi lên thành công khiến người đo bị đau nhức vô cùng khó chịu.
Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm ở bên dưới có thể chèn ép chân răng lân cận. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau răng khi mọc răng khôn. Tùy tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ nhận định có nên chỉ định nhổ răng khôn hay không.
Tham khảo thêm: Trị Đau Răng Bằng Tỏi Cấp Tốc Qua 5 Cách Hay Từ Dân Gian
- Đau răng khôn do sâu răng:
Tình trạng sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hàm răng. Riêng răng khôn nằm sâu bên trong nên khả năng bị sâu răng cũng tăng cao hơn. Ngoài ra, việc chải răng, vệ sinh răng khôn so với các răng khác cũng khó khăn hơn do răng ở vị trí hẻm hốc sâu trong hàm.
Việc thức ăn thừa không được làm sạch, vướng vào trong kẽ răng kéo dài gây ra tình trạng sâu răng. Vi khuẩn sẽ lấy thức ăn từ mảng bám trên răng và tiết ra chất làm bào mòn men răng cứng trong thời gian dài. Lâu dần trên răng số 8 có các lỗ hỏng, gây đau nhức răng khó chịu.
- Viêm lợi gây đau răng số 8:
Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu răng là tình trạng thường gặp hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng khôn bị đau nhức khó chịu. Vùng nước răng sưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy răng bắt đầu mọc. Trường hợp răng khôn đã mọc những nướu sưng và đau có thể cảnh báo các vấn đề khác nên lưu ý.
- Viêm tủy răng:
Một số trường hợp khác cơn đau răng số 8 có thể xảy ra do vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu trong tủy răng. Lúc này, cơn đau có thể nặng nề và kéo dài hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị. Ngoài ra, hiện tượng viêm nhiễm có thể lan rộng sang các răng lân cận, gây biến chứng hại sức khỏe.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng đau răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có thể là do chấn thương, va đập mạnh vào hàm răng, vùng mặt khiến cho răng bị tổn thương. Cùng với đó là nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng gây đau nhức răng thường xuyên.
Cần xác định nguyên nhân gây đau đau răng và xử lý sớm. Bởi, răng khôn nằm vị trí trong cùng của hàm răng, nơi giao thoa nhiều mạch máu và liên quan đến dây thần kinh. Nếu không sớm can thiệp, các vấn đề về răng khôn có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Trồng Răng Giả Có Đau Không? Giải Pháp Giúp Giảm Đau Nhanh
Đau răng số 8 có nguy hiểm không?
Quá trình răng khôn mọc có thể gây đau nhức, kèm theo hiện tượng sốt cao, khó ăn uống làm ảnh hưởng đời sống của người bệnh. Trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch càng nguy hiểm hơn. Chúng có thể chèn ép các răng lân cận tác động đến cấu trúc hàm răng, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức kéo dài,…
Tình trạng đau răng số 8 xảy ra không có dấu hiệu thuyên giảm cảnh báo bạn nhiều lụy khác có thể xảy ra nếu bạn không biết cách điều chỉnh kịp thời. Dưới đây là một số nguy cơ thường gặp:
- Răng khôn đau nhức thường có nguy cơ mọc lệch, điều này khiến cho bên mặt thay đổi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, thức ăn cũng dễ mắc vào kẽ răng, gây viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn.
- Răng số 8 bất thường có nguy cơ gây u nang xương hàm, phá hủy xương trong trường hợp răng số 8 mọc ngầm mà không phát hiện sớm.
- Áp xe quanh răng, bị viêm lợi trùm là một trong những biến chứng thường gặp của răng khôn.
- Cơn đau nhức ảnh hưởng đến sinh hàng ngày, khó khăn khi ăn uống, ngủ không ngon giấc trong thời gian dài khiến cho cơ thể ngày càng suy nhược. Điều này là cơ hội tốt để các tác nhân gây hại bên ngoài tấn công làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Khi nhận thấy vị trí răng số 8 bị đau nhức khó chịu, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau, kiểm tra răng có mọc chưa, mọc có lệch không và chủ động tìm hướng giải quyết sớm. Trường hợp răng khôn chèn ép các răng liền kề, chèn ép dây thần kinh, mạch máu,… sẽ được cân nhắc loại bỏ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đang đau răng số 8 có nên nhổ không?
Nhổ răng khôn là một trong phương pháp điều trị bệnh nha khoa được áp dụng. Trong đó đặc biệt là các trường hợp răng mọc lệch, răng sâu, hư hỏng, viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên không phải lúc nào bị đau răng số 8 cũng có thể loại bỏ. Ngoài ra, kỹ thuật nhổ răng khôn cũng phải đảm bảo đế tránh gây biến chứng cho người bệnh.
Do đó, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở khám nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ trước hết sẽ thăm khám, sau đó xác định tình trạng đau răng số 8 do đâu gây ra, cuối cùng đưa ra phương án điều trị cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân.
Đang bị đau răng số 8 có nên nhổ hay không nhổ răng còn phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trường hợp chưa được chỉ định nhổ răng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, chống sưng để kiểm soát triệu chứng.
Sau khi đủ yêu cầu thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng cho bệnh nhân. Việc loại bỏ một hoặc vài chiếc răng có thể gây đau đớn cho người bệnh. Thế nên trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê để quá trình nhổ răng không làm bệnh nhân quá khó chịu.
Sau nhổ răng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc, vệ sinh vết thương, ăn uống và dùng thuốc đầy đủ để giúp quá trình phục hồi tổn thương hiệu quả hơn. Tái khám sau nhổ răng để theo dõi hiệu quả điều trị và xử lý các rủi ro khi cần thiết.
Khi nào nên nhổ răng số 8?
Nhiều người thắc mắc răng khôn có nên nhổ không? Theo chuyên gia, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng khôn. Khi răng mọc thẳng và không gây ra biểu hiện bất thường nào thì có thể giữ nguyên vị trí không cần tác động đến răng.
Tuy nhiên, trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, gây ra các cơn đau nhức và kèm theo bệnh nha khoa cần được khám chữa sớm. Mặc dù vậy, như đã đề cập, không phải khi đau răng số 8 ở bất kỳ trường hợp nào cũng phải nhổ bỏ. Bác sĩ sẽ thăm khám, xem xét tình trạng mới đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Vậy thời điểm nào phải nhổ bỏ răng khôn? Khi tình trạng đau nhức, sưng đỏ kéo dài khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày phải nhổ răng để tránh các rủi ro không mong muốn khác. Tìm kiếm nha khoa uy tín để thực hiện, bảo vệ an toàn sức khỏe, tránh biến chứng.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý các trường hợp dưới đây là nhóm đối tượng không thể nhổ răng khôn ngay được, cần theo dõi và chỉ nhổ khi được bác sĩ chỉ định:
- Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai nếu gặp các vấn đề về răng khôn có thể bạn phải hoãn việc điều trị cho đến khi sinh con xong để tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Người đang bị ốm: Cơ thể người bệnh khá mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch chưa phục hồi. Chính vì thế, lúc này nhổ răng khôn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bác sĩ thường không chỉ định nhổ răng cho nhóm đối tượng đang mắc bệnh, sức khỏe kém.
- Phụ nữ đang trong ngày hành kinh: Giai đoạn này phụ nữ đang bị mất máu, do đó việc nhổ răng cần tạm hoàn để tránh làm cơ thể thêm suy nhược, hồi phục chậm hơn.
Để đảm bảo an toàn, trước khi bác sĩ thực hiện, bệnh nhân đều được khám sàng lọc thận trọng. Chỉ thực hiện nhổ răng nếu răng ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc của hàm răng, gây bệnh nha khoa, xô lệch các răng lân cận,… làm bùng phát các cơn đau nhức khó chịu.
Tham khảo thêm: Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Cần Phải Kiêng Không?
Nhổ răng khôn có đau không?
Bên cạnh các thắc mắc kể trên, nhiều người bị đau răng số 8 muốn nhổ răng nhưng lo ngại, sợ đau. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng, nơi đây liên kết với nhiều dây thần kinh, đồng thời răng khôn có chân răng to và bám chắc vào hàm hơn so với các chân răng cửa, răng nhai.
Chính vì thế, việc thực hiện thao tác nhổ răng cũng đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống trong quá trình nhổ răng. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, vấn đề đau đớn khi nhổ răng đã không còn là mối bận tâm.
Nhiều phương pháp nhổ răng được nghiên cứu và ứng dụng cho răng khôn, giúp thời gian thực hiện ngắn, giảm đau và ê buốt răng tốt nhất cho người bệnh. Toàn bộ chân răng khôn sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện phương án thích hợp.
Người bệnh sẽ được gây tê trong quá trình nhổ răng, do đó bạn sẽ không nhận thấy đau nhức quá mức khi tiến hành. Giai đoạn sau nhổ răng khi thuốc tê hết tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau hoặc áp dụng các biện pháp xoa dịu cảm giác khó chịu tại nhà.
Phần chỉ được dùng trong khâu vết thương sau khi rạch nướu lấy chân răng thường là chỉ tự tiêu. Người bệnh không phải đến bệnh viện cắt chỉ như các trường hợp khác. Để vết thương phục hồi nhanh chóng hơn, bạn nên kết hợp các biện pháp chăm sóc, bảo vệ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những điều cần biết trước và sau khi nhổ răng khôn bị đau
Đau răng số 8 (răng khôn) khiến nhiều người khó chịu. Ngoài ra, nếu tình trạng mọc lệch, hư hỏng răng khôn nghiêm trọng có thể phát sinh nhiều vấn đề nguy hại khác. Do đó, nhiều khả năng bạn có thể được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn để điều trị, chấm dứt cơn đau. Vậy nên lưu ý gì trước và sau khi nhổ răng?
Trước khi nhổ:
- Bạn nên tìm hiểu bệnh viện, phòng khám uy tín để khám và thực hiện.
- Thăm khám tổng quát, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe có đạt yêu cầu thực hiện nhổ răng khôn hay không.
- Các vấn đề thắc mắc, bệnh đang gặp phải, tiểu sử bệnh lý và các thuốc đã và đang sử dụng cần khai báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
- Cạo vôi răng trước khi nhổ răng để làm sạch răng, tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.
- Nghỉ ngơi sớm, không dùng chất kích thích, thuốc lá để đảm bảo an toàn cho quá trình nhổ răng sắp diễn ra.
- Tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng, có thể đi cùng người thân, bạn bè để giảm bớt áp lực.
Sau khi nhổ:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.
- Sử dụng thuốc theo phác đồ, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bữa bãi sau nhổ răng để tránh gặp phải các phản ứng phụ, tương tác thuốc ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Ngoài ra, sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như chảy máu, đau, sưng nướu,… Bạn nên thực hiện các biện pháp khắc phục các biểu hiện này theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nhận thấy bất thường kéo dài nên thông báo để bác sĩ xử lý.
- Thăm khám nha khoa theo lịch hẹn để kiểm tra mức độ phục hồi vết thương có đáp ứng yêu cầu không. Nếu vết thương có dấu hiệu viêm nhiễm, bác sĩ sẽ điều chỉnh xử lý giúp người bệnh phòng tránh các rủi ro khác.
- Kết hợp ăn uống đủ chất, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để cơ thể nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại.
Đau răng số 8 là tình trạng thường gặp hiện nay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Do răng số 8 hay còn gọi là răng khôn nằm sâu trong cùng của hàm, không giữ chức năng nhai nên có thể cân nhắc nhổ bỏ nếu răng mọc lệch, mọc ngầm, bị sâu nặng. Bạn đọc nên tìm hiểu và lựa chọn phòng khám nguy tín, chất lượng để khám chữa đau răng số 8 để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?
- 8 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Nhanh Chóng Được Khuyên Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!