Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Cách Làm Giảm Cơn Đau
Hiện nay tại các phòng khám nha khoa tỷ lệ bệnh nhân khám chữa đau răng số 7 ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do vị trí khó vệ sinh, răng mọc chậm hơn những răng hàm khác. Vi khuẩn lưu trú, tiết ra chất gây viêm làm hư hỏng men răng, bào mòn ngà răng, tấn công tủy gây đau nhức kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Đau răng số 7 là gì? Có nguy hiểm không?
Răng số 7 là một trong những chiếc răng lớn của hàm, nằm giữa răng số 8 và số 6. Răng có đến 3 ống tủy, chân răng to với hàm trên là 3, hàm dưới là 2 chân răng. Răng có cấu tạo phức tạp hơn các răng hàm bên ngoài, chính vì thế khi bị tổn thương rất khó khắc phục.
Răng số 7 và răng số 6 trong hệ thống là hai răng đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn. Do đó, răng số 7 cũng rất dễ hình thành mảng bám, vướng thức ăn thừa do vị trí sâu trong hàm, khó vệ sinh. Vi khuẩn được cơ hội lưu trú, phát triển, tấn công.
Răng trở nên hư hỏng, tổn thương gây ra các cơn đau nhức bất thường. Hiện tượng đau răng số 7 là một trong những vấn đề nha khoa ngày càng phổ biến hiện nay. So với răng số 8, răng số 7 có chức năng nhai nên không thể nhổ bỏ khi gặp phải vấn đề. Do đó, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bảo tồn răng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức, hư hỏng răng số 7 trở nên nghiêm trọng hơn, không thể phục hồi thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ. Trường hợp người bệnh chủ quan, không khám chữa đau răng số 7 sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề làm ảnh hưởng sức khỏe. Có thể kể đến như:
- Gây khó khăn cho quá trình ăn uống, lâu dần khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa làm cơ thể ngày càng suy nhược, thiếu dinh dưỡng.
- Đau nhức kéo dài khiến tinh thần của người bệnh giảm sút, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt. Một số trường hợp đau nhức răng không được kiểm soát kéo dài không khỏi khiến người bệnh rơi vào trạng thái bất ổn tâm lý, stress, lo âu,…
- Hư hỏng răng số 7 không khắc phục, lan rộng viêm nhiễm ra xung quanh, làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Ngoài ra, nguy cơ vi khuẩn xâm lấn, tấn công các răng lân cận gây viêm nha chu, hình thành ổ áp xe, hoại tử tủy,…
Do đó, bạn đọc không nên chủ quan nếu thấy tình trạng đau răng số 7 xuất hiện và kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm. Trường hợp đau nhức do bệnh nha khoa cần thăm khám, kiểm tra điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các rủi ro, nhất là biến chứng gây hại sức khỏe.
XEM THÊM: Áp Xe Răng Số 6,7 Phải Làm Gì? Cách Trị Dứt Điểm
Nguyên nhân gây đau răng số 7
Đau răng nói chung và đau răng số 7 nói riêng xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nha khoa. Trường hợp kéo dài không khắc phục có thể phát sinh nhiều biến chứng, bạn đọc không thể chủ quan. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây đau răng số 7:
Đau răng do chấn thương
Cơn đau răng có thể bùng phát do các chấn lương liên quan đến khớp hàm. Chẳng hạn như tình trạng té ngã do tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, vui chơi, thể dục thể thao,… Đây là một trong những nguyên nhân gây đau răng số 7 thường gặp.
Cần điều trị các chấn thương bằng phương án phù hợp, không tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ. Ngoài ra, khi cần thiết bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm thận trọng, nhận diện mức độ tổn thương và có các điều chỉnh sớm, phòng ngừa tình trạng chấn thương gây lệch hàm, hư hại chân răng.
Đau nhức do mọc răng
Răng số 7 mọc trước răng số 8. Thông thường độ tuổi răng số 8 bắt đầu mọc trong khoảng 17 – 25 tuổi. Khi đó các răng còn lại là mọc đầy đủ, nhiều khả năng không gian dành cho răng số 8 không đủ để răng mọc và phát triển.
Chính vì thế, răng có thể mọc chen, làm chệch răng số 7, quá trình chèn ép gây ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Ngoài ra, một số trường hợp răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch gây ảnh hưởng các răng lân cận. Nguyên nhân này cũng là lí do gây đau nhức răng số 7 mà nhiều người gặp phải hiện nay.
Đối với các trường hợp đau răng số 7 do ảnh hưởng quá trình răng số 8 cần được khám chữa sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mà mỗi người gặp phải, chỉ định giải pháp điều trị tương ứng, giảm nguy cơ đau nhức, chèn ép răng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe.
Ảnh hưởng từ các thủ thuật nha khoa
Ngoài hai nguyên do chính kể trên, tình trạng đau răng số 7 có thể xảy ra do ảnh hưởng từ một số thủ thuật nha khoa như cạo cao răng, điều trị tủy, sâu răng,… Các tác động khiến răng có cảm giác ê buốt và đau nhức nhẹ.
Một số đối tượng thực hiện niềng, nẹp răng, dùng dụng cụ định hình chỉnh nha cũng là yếu tố gây đau nhức răng, trong đó có răng số 7. Bác sĩ trước khi thực hiện sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân. Trường hợp bạn nhận thấy răng đau nhức kéo dài, kèm theo các biểu hiện lạ khác nên thông báo để được hỗ trợ điều chỉnh sớm.
Do nứt răng, mòn răng
Nhiều người có thói quen ăn nhai đồ cứng, nhọn gặp phải hiện tượng đau nhức răng số 7 do răng bị tổn thương, nứt gãy mà quan sát bằng mắt thường khó nhận thấy. Những vết nứt trên răng hình thành tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú, tấn công sâu vào ngà răng, tủy răng.
Không chỉ gây đau nhức, tổn thương răng còn làm phát sinh nhiều vấn đề khác. Răng hư hỏng có màu sắc ngày càng ngả vàng, vết nứt hoặc tổn thương bị đóng thức ăn thừa, các mảng bám làm xỉn màu, đen nâu.
Ngoài ra, cơn đau răng số 7 còn xảy ra do yếu tố bào mòn men răng khi người bệnh có thói quen ăn đồ cay nóng thường xuyên, ăn nhiều đồ chua,… Để phòng chóng nguy cơ, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Tùy vào tình trạng tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng.
Đau răng số 7 do bệnh lý
Đau răng số 7 có nguy cơ là triệu chứng cảnh báo các bệnh nha khoa liên quan như bệnh viêm nha chu, áp xe răng, viêm nướu hoặc tủy răng,… Các bệnh lý nếu không được kiểm soát, kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm, gây đau nhức ngày càng dữ dội và phát sinh các biến chứng khác.
Dưới đây là một bệnh lý có liên quan đến tình trạng đau răng số 7:
- Viêm nha chu: Đây là một trong những bệnh lý nha khoa gây tổn thương tổ chức quanh răng. Tình trạng viêm xuất hiện gây đau nhức khó chịu kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác. Nguyên nhân gây bệnh do răng số 7 có nhiều vôi răng không được làm sạch, mảng bám dày khiến vi khuẩn lưu trú, làm hư hỏng răng.
- Sâu răng: Thói quen vệ sinh răng không đảm bảo, ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ ăn chua cay,… tăng nguy cơ tổn thương, hư hỏng răng. Những yếu tố này khiến răng dễ bị hư hỏng, sâu hại dẫn đến tình trạng tổn thương cấu trúc răng. Hiện tượng sâu răng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm nhận cơn đau xảy ra ở vị trí răng số 7 nói riêng và các răng trong cấu trúc hàm nói chung.
- Áp xe răng: Ổ áp xe hình thành gây đau nhức khó chịu. Người bệnh nếu nhận thấy hiện tượng răng số 7 có hình thành ổ áp xe nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm. Trường hợp ổ mủ chứa hại khuẩn bị viêm vỡ có thể lan rộng viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa khác, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
- Viêm nướu: Nướu răng số 7 sưng viêm kèm theo cơn đau nhức khó chịu là biểu hiện thường gặp khi người bệnh bị viêm nướu răng số 7. Cần thăm khám và điều trị để phòng tránh viêm nhiễm phát sinh biến chứng. Nhất là khi vi khuẩn gây viêm lan rộng, tổn thương hình thành ổ áp xe, hoại tử tủy và nhiều hệ lụy ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
- Viêm tủy răng: Nhiều bệnh nhân viêm tủy răng cảm thấy đau răng số 7. Tình trạng viêm thường gây đau nhức dữ dội ở giai đoạn đầu. Khi tủy bị phá hủy hoàn toàn, răng số 7 có thể trở thành răng chết, không còn cảm giác.
Những yếu tố bệnh lý gây đau răng số 7 nên được phát hiện và điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy cơn đau xảy ra thường xuyên, kéo dài, bạn đọc nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
Đau răng số 7 có nên nhổ bỏ không?
Như bạn đã biết, răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống, giữ chức năng nhai nghiền thức ăn. Do đó, khi răng số 7 bị loại bỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của nhiều người. Đa số các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp giúp người bệnh bảo tồn răng thật.
Tuy nhiên, khi hiện tượng viêm nhiễm, các tổn thương trở nên nặng nề, người bệnh cần áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn nhằm giảm nguy cơ cho bệnh nhân. Dưới đây là một vài trường hợp nhận thấy đau răng số 7 cần nhổ bỏ răng để điều trị:
- Răng số 7 bị tổn thương, hư hỏng nghiêm trọng do va đập, tai nạn. Tình trạng không thể phục hồi sẽ phải nhổ bỏ và trồng răng giả phục hình cấu trúc hàm, duy trì chức năng nhai.
- Răng khôn mọc lệch chèn ép lên răng số 7 khiến cho cơn đau nhức ngày càng nặng, xảy ra vào ban đêm,… Dần thấy răng bên cạnh bị xê lệch hơn so với trạng thái trước đó cần xem xét nhổ bỏ để duy trì cấu trúc bình thường, tránh gây biến chứng.
- Người bị sâu răng hoặc các bệnh nha khoa nặng cần can thiệp nhổ răng số 7. Các tổn thương, viêm nhiễm khiến răng dễ bị lung lay, đau nhức ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Trường hợp viêm nhiễm răng số 7 phát triển nặng nề, vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể phát sinh nhiều vấn đề nguy hại khác. Nếu không được kiểm soát, đau nhức không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, tính thẩm mỹ mà còn nhiều khả năng đe dọa sức khỏe và an toàn tính mạng của người bệnh.
Cách giảm đau răng số 7
Bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây đau răng số 7 mà bạn đang gặp phải để chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Đối với tình trạng đau nhức nhẹ do các vấn đề không quá nghiêm trọng, bạn đọc có thể khắc phục tại nhà thông qua các biện pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện.
Tuy nhiên nếu nguyên nhân hình thành cơn đau nhức là do bệnh nha khoa, bạn đọc cần điều trị bệnh dựa theo phác đồ của bác sĩ. Dưới đây là các giải pháp điều trị đau răng số 7, bạn đọc có thể tham khảo:
Biện pháp giảm đau răng tại nhà
Cơn đau nhức răng có thể khởi phát gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đặc biệt là cản trở nhu cầu ăn uống của bạn. Để giảm đau răng số 7, bạn có thể áp dụng các giải pháp đơn giản tại nhà. Phương án này thích hợp với những trường hợp đau nhức nhẹ, nguyên nhân gây đau răng không quá nghiêm trọng. Tham khảo ngay:
– Phương pháp chườm lạnh:
Chườm lạnh là phương pháp thường được áp dụng trong giảm đau tại chỗ, chẳng hạn khi bị nhức mỏi xương khớp, vận động bong gân,… Sử dụng đá lạnh chườm lên vị trí bị đau nhức răng cũng là cách đơn giản được nhiều người áp dụng.
Đá lạnh sẽ nhanh chóng xoa dịu cảm giác khó chịu, giúp cơn đau nhức cải thiện. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tại chỗ, tạm thời, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra nếu cơn đau sau một thời gian vẫn không thuyên giảm.
– Dùng nước muối ấm:
Ngoài cách chườm đá lạnh, sử dụng nước muối ấm ngậm và súc miệng là cách giảm đau răng được áp dụng phổ biến. Khi nhận thấy răng số 7 bị đau, bạn có thể chuẩn bị một cốc nước muối ấm súc miệng sau khi đánh răng.
Nước muối giúp làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn, ngăn ngừa tình trạng sâu răng phát triển, lan rộng. Cách làm đơn giản, nguyên liệu tại nhà không cần chuẩn bị cầu kỳ. Trường hợp sau khi đánh răng, súc miệng bằng nước muối nhưng cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.
– Sử dụng thảo dược:
Dùng thảo dược chữa đau răng là một trong những giải pháp được áp dụng rộng rãi. Các nguyên liệu thiên nhiên có thể kể đến như nha đam, tỏi, lá lốt, lá trầu không,… Chúng có chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn chống viêm mạnh mẽ.
Sử dụng theo cách nấu nước uống, đắp trực tiếp lên răng, ngậm súc miệng bằng nước cốt,… giúp diệt khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ điều trị bệnh nha khoa và nhiều vấn đề gây đau răng số 7. Thực hiện kiên trì để nguyên liệu phát huy tác dụng hiệu quả.
Điều trị đau răng số 7 tại nha khoa
Cũng tương tự như các tình trạng đau nhức răng, bệnh nha khoa khác, cơn đau răng số 7 nếu không được kiểm soát thông qua các biện pháp tại nhà cần được kiểm tra, can thiệp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ. Khám chữa sớm nếu bạn nhận thấy đau nhức răng và kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp tương ứng. Trong đó các biện pháp điều trị thường là loại bỏ cao răng, trám răng, điều trị tủy, xử lý mặt gốc răng, diệt khuẩn. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc sau điều trị chuyên sâu để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ, điều trị triệu chứng.
Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể trao đổi và nhận tư vấn từ chuyên gia. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng để quá trình điều trị bệnh an toàn, giảm rủi ro gặp nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe.
Chăm sóc và phòng ngừa đau răng số 7
Đau răng số 7 là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng đau nhức răng có khả năng bùng phát do nhiều yếu tố tác động. Trong đó các yếu tố bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm.
Trường hợp viêm nhiễm, tổn thương gây hư hỏng răng số 7 không phục hồi có thể phải nhổ bỏ và trồng răng thay thế để duy trì chức năng nhai. Tuy nhiên, để chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bạn nên điều chỉnh từ sớm những thói quen không phù hợp, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng.
Dưới đây là các biện pháp giúp chăm sóc cơ thể, phòng bệnh nha khoa nói chung và đau răng số 7 nói riêng, bạn đọc cần lưu ý:
- Đánh răng đúng cách, dùng bàn chải đánh răng phù hợp, lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng chất lượng. Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng, phòng tránh các bệnh lý nha khoa.
- Không chải răng quá mạnh, không lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng. Sử dụng sản phẩm chăm sóc, vệ sinh với lượng vừa đủ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, bác sĩ.
- Dùng chỉ nha khoa, tăm nước thay thế cho tăm xỉa răng truyền thống. Không cố cạy kẽ răng tránh làm tổn thương nướu, mẻ, nứt răng,…
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau củ quả bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn ít đường, hạn chế các món quá cay, quá chua,… Không chỉ giúp bảo vệ răng miệng, việc này còn hỗ trợ bạn có một hệ tiêu hóa cải thiện, ngày càng khỏe mạnh hơn.
- Duy trì thói quen sống lành mạnh, hạn chế uống đồ uống chứa cồn, rượu bia, không nên hút thuốc lá. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh cắn nhai các vật cứng, hạn chế thức khuya, căng thẳng kéo dài,…
- Chủ động khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện bất thường, can thiệp điều trị các vấn đề nha khoa ngay từ đầu, hạn chế rủi ro cho sức khỏe.
Đau răng số 7 có thể xuất hiện do sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,… và nhiều vấn đề khác. Trường hợp bệnh nha khoa kéo dài, viêm nhiễm không được kiểm soát có thể phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu nhận thấy hiện tượng đau nhức răng kéo dài và đặc biệt còn kèm theo các triệu chứng khác.
ĐỪNG BỎ LỠ
- 10 Cách Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu Nhanh Nhất
- TOP 10 Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Khuyên Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!