Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngoài việc gây ra cảm giác khó chịu, nổi mề đay còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng của bệnh mề đay mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm bị phù mạch, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, sốc phản vệ… 

Phù mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay
Phù mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay

I/ Các biến chứng của bệnh mề đay

Nổi mề đay một bệnh da liễu phổ biến mà đặc trưng của nó là làn da bị nổi sẩn đỏ, kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Các biến chứng thường gặp khi bị bệnh mề đay mà chúng ta có thể kể đến là:

Bị phù mạch

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng trên cơ thể như vùng mí mắt, môi. Thực chất phù mạch là một loại sưng viền dưới da, tạo thành viền. Việc sưng tấy ở các vị trí này có thể làm giảm thị lực, gây nguy hiểm đến mắt.

 Nếu vị trí bị phù là thanh quản, lưỡi, hầu có thể làm ảnh hưởng đến đường thở. Từ đó gây nên tình trạng suy hô hấp, tắc đường thở. Trong trường hợp này cần phải được cấp cứu sớm, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da

Một trong những biến chứng bệnh mề đay mà người bệnh có thể gặp phải là tình trạng nhiễm trùng da. Do người bệnh dùng tay gãi hoặc làm mọi cách để có thể làm giảm cơn ngứa. Điều này khiến cho da bị rách, chảy máu, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì thế mà da sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Suy nhược cơ thể

Các triệu chứng của bệnh mề đay thường hay kéo dài và tái phát nhiều lần. Tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Điều này làm cho bệnh nhân ăn ngủ không ngon. Lâu dần, nó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.

Sốc phản vệ

Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân
Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân

Trong số các biến chứng của bệnh mề đay, sốc phản vệ được xem là biến chứng nguy hiểm nhất. Vì nếu bệnh nặng nhưng không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa do bị suy tuần hoàn, suy hô hấp.

Sốc phản vệ diễn tiến vô cùng nhanh chóng. Nó chỉ diễn ra trong khoảng vài phút và các biểu hiện mà bệnh nhân gặp phải là vùng môi và mắt bị sưng, nội tạng trong cơ thể bị tổn thương, huyết áp giảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như tiêu chảy, mất ý thức, buồn nôn… Do đó, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện trên, hãy mau chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

→Xem thêm: Bị nổi mề đay có tắm được không?

II/ Một số lưu ý cho người bị bệnh mề đay

Vì biến chứng bệnh mề đay là vô cùng nguy hiểm, do đó bệnh nhân không được chủ quan. Cần phải thăm khám và áp dụng các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc tây, thuốc Đông y hoặc các bài thuốc nam. Bên cạnh đó, để bệnh mau được chữa lành, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Tránh xa các dị nguyên có thể gây dị ứng như hóa chất, các loại thực phẩm như hải sản, đồ ăn cay nóng, bụi bặm, lông động vật…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi cho cơ thể. Nên kiêng những thực phẩm chứa nhiều đạm như sữa, bơ, đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích… 
  • Đeo khẩu trang khi đi đường, đồng thời vệ sinh khu vực phòng ngủ thường xuyên để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
  • Nếu làm việc trong những môi trường có nhiều bụi bặm, hóa chất, hãy đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ lao động.
  • Uống nhiều nước để giúp thanh lọc, thải độc cho cơ thể.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bản thân
  • Nếu bị mề đay mạn tính, tốt nhất là hãy tuân theo những chỉ định của bác sĩ để điều trị cho có hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về biến chứng của bệnh mề đay mà chúng tôi tổng hợp được. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Do đó, tốt nhất là bạn hãy điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc của mình cho hợp lý để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bấm huyệt chữa mẩn ngứa – những điều bạn chưa biết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa mẩn ngứa để điều tiết hoạt động thanh thải độc tố của gan, thận...

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Vào những ngày mang thai cuối chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể của người có rất nhiều...

Vì sao bị ngứa khi mang thai? Cách điều trị như thế nào?

Ngứa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây...

Mách bạn cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực dễ làm

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân...

Bấm huyệt chữa mẩn ngứa – những điều bạn chưa biết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa mẩn ngứa để điều...

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc - Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc – Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn li...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *