Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?

Tê bì chân tay nên ăn gì giúp hỗ trợ cải thiện? Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình điều trị chứng tê bì chân tay. Do đó, bạn nên chọn lựa thực phẩm tốt và kiêng khem những loại không mang lại lợi ích cho sức khỏe, phòng tránh nguy cơ tê bì, nhức mỏi chuyển biến nặng.

Tê bì chân tay do thiếu chất gì?

Tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các tác nhân cơ học bên ngoài, bệnh lý là yếu tố phổ biến. Ngoài ra, không thể loại trừ khả năng tay chân thường xuyên tê bì là do cơ thể thiếu dinh dưỡng.

Tê bì chân tay do thiếu chất gì?
Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay

Theo các chuyên gia, biểu hiện tê bì, run rẩy tay chân có thể do thiếu máu và thiếu chất gây ra. Những đối tượng như người kén ăn, cơ thể gầy yếu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ bị nghén và người già thường dễ gặp phải vấn đề này. Các nhóm chất bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng tê bì là canxi, kali, magie, acid folic cùng với một số vitamin khác.

Dưới đây là vai trò quan trọng của chúng đối với cơ thể, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tay chân tê bì:

  • Canxi: Xương và răng muốn được chắc khỏe cần được bổ sung đủ lượng canxi. Trường hợp thiếu hụt canxi, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về xương khớp như mất xương, loãng xương,…Những bệnh lý này về cơ bản đều gây ra triệu chứng tê bì chân tay hay đau nhức xương khớp.
  • Kali: Đây là một dưỡng chất có thể nói là khá quan trọng đối với hoạt động của hệ tim mạch và tiêu hóa. Không những thế, kali còn ảnh hưởng tới não và lượng oxy chứa trong máu. Nếu không được cung cấp đủ sẽ làm cho lượng máu lưu thông tới tay và chân suy giảm, dẫn đến hiện tượng tê bì.
  • Magie: Xung động hệ thần kinh, quá trình hình thành xương hay chu trình tái tạo năng lượng của cơ thể được kiểm soát bởi chất khoáng tên là magie. Nếu hàm lượng magie trong cơ thể tụt giảm, bạn có thể nhận thấy chân tay trở nên kém hoạt động và thường xuyên gặp phải tình trạng tê mỏi.
  • Vitamin B1: Đây là vitamin có vai trò quan trọng đối với hoạt động của tế bào và sản sinh năng lượng cho cơ thể. Trường hợp thiếu hụt vitamin B1, bạn sẽ bị mệt mỏi, tê chân tay hay cơ. Cảm giác giống như đang bị nhiều mũi kim châm vào tứ chi.
  • Vitamin B12: Dạng này có vai trò trong việc sản xuất máu, tổng hợp chất béo và DNA. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin B12 sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Từ đó, bạn sẽ nhận thấy chức năng vận động của tay, chân kém dần, thường xuyên bị tê bì khó chịu.
  • Acid folic: Đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào bạch cầu, hồng cầu mới. Bên cạnh đó, acid folic còn là dưỡng chất cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình tổng hợp vitamin B12. Đồng thời, đây cũng là chất giúp dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Nếu bị thiếu hụt acid folic, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng, trong đó có tình trạng tê bì chân tay.

    Tê bì chân tay do thiếu chất gì?
    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng cải thiện tình trạng tê bì chân tay

Để việc điều trị chứng tê bì chân tay hiệu quả, bạn đọc cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng kể trên. Ngoài ra, cần hạn chế một số loại thực phẩm gây bất lợi cho quá trình hồi phục của cơ thể, phòng ngừa biến chứng gây hại.

Bị tê bì chân tay nên ăn gì?

Chính vì vai trò cực kỳ quan trọng nên nếu muốn nhanh chóng cải thiện chứng tê bì chân tay, bạn cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm dinh dưỡng. Theo đó, bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày những loại như:

Bị tê bì chân tay nên ăn gì? – Thực phẩm giàu canxi

Bởi vì canxi đóng vai trò quan trọng đối với hệ xương khớp và hoạt động của tay, chân nên khi bạn thấy tay chân thường xuyên bị tê bì nên bổ sung thêm thực phẩm chứa dưỡng chất này. Không chỉ cần thiết đối với hoạt động của xương, khớp, canxi còn góp phần vào quá trình sản xuất tế bào máu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người từ 50 tuổi trở đi cần cung cấp cho cơ thể một lượng vừa đủ canxi ở mức 1000mg đến 1200mg mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo những thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa, chuối, hải sản, rau cải chíp, đậu, hạnh nhân,…

Thực phẩm nhiều kali cho người hay tê bì chân tay

Hệ tim mạch cũng như hệ thống tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề khi cơ thể bị thiếu hụt kali. Theo đó, lượng oxy có trong máu cũng bị suy giảm khiến cho não và các dây thần kinh không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng tay chân tê bì.

Bị tê bì chân tay nên ăn gì?
Bổ sung thực phẩm giàu kali giảm nhanh tê mỏi tay chân

Mỗi ngày, trung bình một người cần phải nạp cho cơ thể khoảng 4700mg kali cho hoạt động sống của cơ thể. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với việc sản xuất máu, vận hành hệ thống tim mạch, kali còn kiểm soát hoạt động của cơ bắp. 

Do đó, để giảm nhanh tình trạng tê bì, khó chịu ở tay chân, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này như: đậu nành, chuối, dưa hấu, bí ngô, mơ khô, đậu đen, khoai lang,…

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B 

Thực phẩm chứa vitamin nhóm B là loại phù hợp với đối tượng hay bị tê tay chân, ngứa rần khó chịu ở bàn tay, bàn chân. Như đã đề cập ở trên, vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình lưu thông máu của hai chi trên, đồng thời điều tiết máu xuống chân và toàn bộ cơ thể.

Hai dạng vitamin nhóm B có vai trò cần thiết trong việc cải thiện tình trạng tê bì là vitamin B12 và vitamin B6. Chúng đóng vai trò cực kỳ quan trong đối với sự vận hành của hệ thống thần kinh. Khi cơ thể bị thiếu hụt hai dưỡng chất này, bạn sẽ cảm nhận những cơn tê mỏi xuất hiện dọc cánh tay xuống bàn tay đến các đầu ngón tay chân. 

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như trứng, bơ, chuối, đậu, các loại cá, phomai, sữa chua, hạt, hoa quả khô,…

Ăn thực phẩm chứa vitamin D, K cải thiện tê chân tay

Vitamin D, K là hai dạng vitamin cần thiết đối với quá trình hoạt động của xương khớp. Độ tuổi từ 25 cần bổ sung những loại vitamin này để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý ảnh hưởng xương khớp về sau.

Bị tê bì chân tay nên ăn gì?
Vitamin D, K góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa canxi giúp xương khớp khỏe mạnh

Với vitamin D, thông thường bạn chỉ cần bổ sung thông qua ăn uống hoặc có thể tắm nắng sớm mỗi ngày để cơ thể tổng hợp. Các loại thực phẩm giàu vitamin D, K thường là những loại như cá, lòng đỏ trứng, nấm, trứng cá, cải xoăn, hành lá, húng quế, đậu nành, rau mầm,…

Bị tê bì chân tay nên ăn gì? – Bổ sung thực phẩm nhiều magie

Như trên đã đề cập, nếu cơ thể thiếu hụt magie sẽ dễ gặp phải tình trạng tê bì chân tay. Ngoài cách bổ sung bằng thực phẩm, nhiều người đã lựa chọn sử dụng viên uống bổ sung magie hàng ngày. Liều lượng cần thiết khoảng 350mg cho một ngày.

Magie không chỉ góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa canxi mà còn giúp điều tiết lưu thông máu, kiểm soát hoạt động của xung động thần kinh và nhiệt độ của cơ thể. Bên cạnh đó, khi bạn bổ sung đủ magie, cơ thể sẽ được giải độc, củng cố năng lượng, giúp cấu trúc xương và răng trở nên khỏe mạnh hơn. 

Bạn có thể ăn những loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng tê bì chân tay: các loại rau có màu đậm, một số loại hạt, ngũ cốc, cá nước lạnh, quả bơ, chuối, socola đen,…

Bổ sung acid folic cải thiện nhanh chứng tê bì chân tay

Acid folic có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành tế bào máu, tránh nguy cơ thiếu hụt máu cho các hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu acid folic, bạn có thể bị tê bì chân tay thường xuyên.

Bị tê bì chân tay nên ăn gì?
Tê bì chân tay nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu acid folic

Bởi, ngoài góp phần sản sinh ra bạch cầu, tiểu cầu, loại acid này còn giúp tổng hợp cả vitamin B12, giúp dẫn truyền thần kinh, kiểm soát hoạt động và cảm giác của các chi. Do đó, nếu bạn nhận thấy xương khớp có biểu hiện đau nhức, tê mỏi thường xuyên, có thể bổ sung thực phẩm chứa acid folic để cải thiện.

Chẳng hạn như các loại thực phẩm sau đây: rau cải bó xôi, bông cải, cải xoăn, bơ, cá hồi, ngũ cốc, gan bò, mầm lúa mì, hạt hướng dương,…

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa góp phần quan trọng đối với việc ức chế hiện tượng đông máu, ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra sớm. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người gặp phải tình trạng chân và tay mỏi, tê bì kém hoạt động.

Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể kể đến như trà xanh, cherry, việt quất, măng tây, ớt chuông, nghệ,…

Với những thực phẩm tốt cho người đang bị tê bì chân tay kể trên, bạn có thể linh hoạt chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cung cấp cho cơ thể. Mỗi ngày nên cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn nhiều một nhóm thực phẩm nhất định khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho xương khớp và hệ thần kinh.

Bị tê bì chân tay cần kiêng gì để giảm nhanh?

Bên trên là những thực phẩm mà người bị tê bì chân tay nên ăn để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Ngoài ra, để tránh tình trạng tê bì hay các bệnh xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn, bạn đọc nên kiêng ăn một số nhóm thực phẩm sau đây:

Bị tê bì chân tay cần kiêng gì để giảm nhanh?
Không nên ăn quá mặn, ăn nhiều đồ ngọt, uống rượu, bia,…để tránh tình trạng tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng hơn
  • Tránh ăn mặn: Việc sử dụng muối hoặc nêm nếm nhiều gia vị cho món ăn có thể làm cản trở quá trình tổng hợp canxi, gây ra tình trạng rối loạn. Đồng thời, ăn mặn thường xuyên khiến cho cơ thể bạn bị tích trữ một lượng nước lớn khiến cho cơ thể phù nề, tăng nguy cơ loãng xương.
  • Tránh ăn thức ăn không lành mạnh: Những thực phẩm như thế nào là không lành mạnh? Điển hình như đồ ăn quá ngọt, đồ ăn lên men hay chứa thành phần là chất gây kích thích cơ thể. Một số loại có thể kể đến như bánh mì, bánh ngọt, rượu, bia, hành, tỏi,….Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể đối mặt với tình tê mỏi chân tay nghiêm trọng.
  • Tránh ăn thực phẩm có tính axit: Trường hợp bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều axit, có tính axit mạnh sẽ khiến cho hoạt động của canxi và magie bị cản trở. Cũng bởi vì thế mà bạn có nguy cơ bị tê mỏi, thiếu máu, đau nhức cơ thể thường xuyên. 

Để cơ thể được khỏe mạnh, bên cạnh việc thăm khám và điều trị sớm các bệnh về xương khớp, bạn đọc nên lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Bởi, nếu muốn có được kết quả điều trị tốt nhất cần có sự bổ trợ từ nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp, chăm sóc, phòng ngừa biến chứng,…

Phòng tránh tê bì chân tay hiệu quả

Tình trạng tê bì chân tay do nhiều nguyên nhân gây ra. Trường hợp, tê bì do các yếu tố bên ngoài, yếu tố cơ học hay thiếu hụt dưỡng chất bạn đọc có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt để khắc phục. Trường hợp tê bì do ảnh hưởng từ bệnh lý của cơ thể, bạn nên tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Chủ động phòng tránh là vấn đề được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện. Đây là yếu tố giúp bạn hạn chế được các nguy cơ không mong muốn gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Một số lưu ý như sau:

  • Hạn chế đứng, ngồi quá lâu trong một tư thế, nằm ngủ với tư thế thoải mái, không nên nằm đè lên tay, chân, gác tay lên trán,…
  • Vận động cơ thể thường xuyên giúp máu huyết lưu thông khắp cơ thể được tốt hơn. Bạn có thể duy trì chế độ luyện tập thể dục, thể thao vừa sức mỗi ngày, mỗi tuần để cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, phòng tránh bệnh về xương khớp.
  • Tránh các động tác xoay tay, chân đột ngột khiến cho khớp cơ bị đau nhức, ảnh hưởng đến dây thần kinh. Không khiêng vác vật có tải trọng vượt mức cho phép khiến dây chằng, cột sống, xương khớp bị tổn thương.

    Phòng tránh tê bì chân tay hiệu quả
    Vận động cơ thể giúp xương khớp dẻo dai, phòng ngừa nguy cơ xơ cứng, tê nhức xương khớp
  • Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi nhiệt độ xuống thấp cần giữ ấm cho cơ thể, phòng bệnh cảm cúm.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hạn chế bỏ bữa, nhịn ăn hoặc ăn nhiều một nhóm chất khiến cho dinh dưỡng bị mất cân đối, kéo theo những vấn đề khác của cơ thể.
  • Nếu nhận thay tay chân có hiện tượng tê mỏi, nên nghỉ ngơi và áp dụng biện pháp xoa bóp, massage để máu huyết lưu thông đến khu vực đang bị tê. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm, lạnh để giảm đau khó chịu. 
  • Trường hợp nhận thấy cơn tê mỏi diễn ra thường xuyên không cải thiện nên thăm khám y tế để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, hạn chế biến chứng.

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: “Bị tê bì chân tay nên ăn gì?”. Trên đây là một vài nhóm chất cần thiết đối với cơ thể, góp phần cải thiện tình trạng tê bì, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Bạn đọc có thể tham khảo và bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?

Đau cổ là triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp. Tình trạng này có thể do tư thế làm...

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Tê đầu ngón tay như kim châm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể bắt nguồn...

Tê 2 bàn tay là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tê 2 bàn tay là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Tê 2 bàn tay khiến nhiều người gặp khó khăn trong lao động, sinh hoạt. Tình trạng này có thể...

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có...

Co giật tay

Co giật tay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng này

Các rối loạn của hệ thống thần kinh như đa xơ cứng, bại não, thiếu vitamin B hoặc vận động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.