Ngứa da đầu và rụng tóc làm sao hết? Bác sĩ chia sẻ

Ngứa da đầu là một tình trạng phổ biến, bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp, sự ngứa ngáy còn kèm theo bong tróc vẩy, sưng và thậm chí là rụng tóc. Rụng tóc có thể xảy ra khi gãi mạnh hoặc tình trạng da đầu ảnh hưởng đến cấu trúc nang tóc. Một khi vấn đề da đầu được điều trị, tóc thường sẽ mọc lại.

ngứa da đầu và rụng tóc

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Ngứa da đầu và rụng tóc thường khiến mọi người lo lắngNgứa da đầu và rụng tóc là một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng, qua trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, bác sĩ đã chia sẻ về tình trạng này như sau.

Nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc

Theo Học viện da liễu Hoa Kỳ, đa phần mọi người đều bị ngứa da đầu và rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị ngứa da đầu quá mức, không cải thiện hoặc nhận thấy những vùng da sần sùi ở da đầu và bị rụng tóc nhiều hơn bình thường, thì đây là tình trạng cần bận tâm. Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc, dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

Gàu

Thông thường, sự hoạt động quá mức của tuyến dầu trên da đầu là nguyên nhân gây ra gàu. Điều này cũng giải thích lý do tại sao gàu thường chỉ xuất hiện khi đến tuổi thiếu niên, lúc này các hormone kích thích sản sinh dầu trên da cao hơn bình thường.

Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra suy đoán cho rằng gàu là do da đầu và nang tóc bị nhiễm trùng nấm men. Cùng với việc gây viêm và ngứa da đầu, nấm men sẽ làm suy yếu chân tóc và dẫn đến rụng tóc. Tuy nhiên, rụng tóc do gàu thường xảy ra khi tình trạng gàu nghiêm trọng và không được điều trị trong thời gian dài.

Bệnh vẩy nến

Theo Tổ chức bệnh vẩy nến quốc gia, khoảng 50% người bệnh vẩy nến phát triển triệu chứng trên da đầu. Tình trạng này có thể gây ra:

  • Có vảy khô trên da đầu
  • Viêm da đầu
  • Rụng tóc do gãi quá mức hoặc kéo vảy ra khỏi da

Bệnh rụng tóc vùng

Rụng tóc vùng (tên tiếng anh: alopecia areata) là căn bệnh khiến tóc rụng theo từng mảng nhỏ, dẫn đến các mảng hói tròn. Tình trạng này được cho phát sinh khi hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc khỏe mạnh. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn chẳng hạn như tiểu đường type 1 hoặc viêm khớp dạng thấp.

Tình trạng này có thể dẫn đến rụng tóc toàn bộ (tên tiếng anh: Alopecia Universalis) và ngăn tóc mọc trở lại.

Bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu xảy ra khi nấm xâm nhập sâu vào thân tóc gây ngứa và rụng tóc. Có nhiều loại nấm gây nhiễm trùng, tình trạng này rất dễ lây lan, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Nấm da đầu có thể có triệu chứng như:

  • Phát ban, có vẩy
  • Da đầu khô
  • Chấm đen trên da đầu

Tóc có thể bị gãy ở bề mặt da đầu hoặc ngay phía trên, để lại cuống tóc.

Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như với thuốc nhuộm tóc có thể gây viêm, ngứa và rụng tóc. Trong một nghiên cứu được công bố trên ISRN Dermatology, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 1% đối tượng bị dị ứng với paraphenylendiamine (PPD) – một thành phần phổ biến trong thuốc nhuộm tóc. Thành phần này có khả năng gây rụng tóc nghiêm trọng ở những người nhạy cảm.

Viêm nang lông

Viêm nang lông thường được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu hoặc nấm. Ngoài việc gây ra những vết sưng nhỏ, ngứa trên da đầu, viêm nang lông có thể gây rụng tóc tạm thời. Nếu được điều trị thích hợp, tóc sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này sẽ gây rụng tóc vĩnh viễn.

Bệnh liken phẳng

Bệnh liken phẳng (tên tiếng anh: Lichen planus) là một tình trạng viêm da đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề. Nó có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành, trẻ tuổi. Các triệu chứng của bệnh liken phẳng bao gồm:

  • Đỏ, châm chích
  • Mụn nước phồng rộp

Rụng tóc có thể vĩnh viễn nếu nang lông bị sẹo không thể phục hồi.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Bạn sẽ cần điều trị với bác sĩ da liễu nếu:

  • Mức độ ngứa da đầu nghiêm trọng như làm gián đoạn giấc ngủ, cản trở các hoạt động sinh hoạt
  • Da đầu bị nóng rát hoặc đau khi chạm vào
  • Hói đầu hoặc rụng tóc thành từng mảng
  • Mảng vỏ cứng trên da đầu
trị ngứa da đầu và rụng tóc
Người bệnh nên điều trị ngứa da đầu và rụng tóc với bác sĩ chuyên môn

Điều trị ngứa da đầu và rụng tóc nhiều

Tùy theo nguyên nhân gây ngứa và rụng tóc mà sẽ có biện pháp điều trị riêng biệt. Vì vậy, khi nhận thấy những triệu chứng ngứa, rụng tóc nghiêm trọng và kéo dài thì người bệnh nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán.

Nhưng thông thường, để giải quyết tình trạng này có các biện pháp sau.

Thuốc trị ngứa da đầu và rụng tóc

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số loại thuốc để điều trị ngứa da đầu và rụng tóc gồm:

  • Steroid đường uống hoặc bôi lên da đầu như kem, thuốc tiêm để giảm viêm
  • Thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi tại chỗ để chống nấm men
  • Thuốc điều trị miễn dịch để bật hoặc tắt phản ứng miễn dịch
  • Minoxidil (Rogaine) để làm chậm quá trình rụng tóc và mọc lại tóc mới
  • Finasteride (Propecia) điều trị chứng hói đầu do di truyền

Dầu gội trị ngứa da đầu và rụng tóc

Nếu bạn bị gàu, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại dầu gội để trị gàu, chống lại nấm men.

# Dầu gội chứa kẽm pyrithione

Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra người bị gàu và viêm da tiết bã có một lượng histamin trên da đầu nhiều gấp đôi so với những người không bị ngứa da đầu. Nghiên cứu cho thấy dầu gội chứa kẽm pyrithione sẽ làm giảm đáng kể nồng độ histamin và cường độ ngứa. Ngoài ra, kẽm pyrithione còn có thể làm giảm sự phát triển của nấm men.

Tuy nhiên, dầu gội chứa kẽm pyrithione nên được sử dụng từ hai hoặc ba ngày một lần thay vì hàng ngày để tránh khô da đầu.

# Dầu gội có chứa axit salicylic

Loại dầu gội này được đánh giá tốt cho người bị ngứa da đầu và rụng tóc do bệnh vẩy nến. Axit salicylic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Nên sử dụng dầu gội chứa axit salicylic hàng ngày và massage da đầu nhẹ nhàng trong quá trình gội đầu.

# Dầu gội Ketoconazole

Ketoconazole là một chất chống nấm phổ biến, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nấm men malassezia. Malassezia là một loại nấm có thể gây viêm nang lông hoặc bệnh vẩy nến da đầu. Dầu gội chứa Ketoconazole có thể làm giảm gàu, các mảng vẩy, ngứa và rụng tóc.

Nhưng lưu ý là không sử dụng dầu gội này trên vết loét hở hoặc sưng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe da đầu và tóc, bao gồm:

  • Iron
  • Kẽm
  • Niacin
  • Selenium
  • Vitamin A, D và E
  • Biotin
  • Axit amin
  • Protein

Đồng thời, để hạn chế rụng tóc, bạn nên:

  • Đừng gãi mạnh
  • Không buộc tóc đuôi ngựa
  • Không để da đầu và tóc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, các hóa chất tạo kiểu
  • Gội đầu bằng dầu gội nhẹ, để khô

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc. Khi gặp những triệu chứng này, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Tóc rụng nhiều là triệu chứng của bệnh gì? có phải ung thư?

Rụng tóc được xem là cơ chế tự nhiên của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tóc rụng với số lượng nhiều kèm theo...

Rụng tóc do hóa trị ung thư phải làm sao để khắc phục?

Rụng tóc, lông là hiện tượng tóc rụng thành từng phần hoặc thành mảng lớn, thường gặp phải sau khi...

10+ cách trị rụng tóc dân gian hiệu quả – Đã được kiểm chứng

Có nhiều nguyên nhân khiến nang tóc suy yếu, tóc mỏng và dễ bị gãy rụng. Điển hình như tình...

Mẹo trị gàu bằng muối tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Cách trị gàu bằng muối là một trong những phương pháp điều trị khá đơn giản, dễ dàng thực hiện...

cách trị rụng tóc sau sinh

5+ cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà giúp phục hồi nhanh

Sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ bị ám ảnh với tình trạng tóc bị rụng một cách ồ...

Những loại thuốc nào có thể gây rụng tóc?

Rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp phải khi dùng thuốc tây trị bệnh. Tuy vậy, bạn không cần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.