Tóc rụng có mọc lại được không? Giải đáp thắc mắc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tình trạng rụng tóc hiện nay không phải là hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến hơn 53% nam giới ở độ tuổi dưới 40 và 20% phụ nữ dưới 50 tuổi. Nguyên nhân khiến mái tóc óng mượt của bạn mất dần thường do ảnh hưởng của nội tiết tố và các vấn đề tâm lý.

Vậy làm sao để giúp tóc mọc lại, khôi phục vẻ mềm mại, mượt mà, sáng bóng như xưa? Các chuyên gia sẽ gợi ý cho bạn những bí quyết kích thích mọc tóc qua bài viết sau:

Do đâu bạn bị rụng tóc?

Theo các chuyên gia, việc bạn thường xuyên rụng tóc mỗi khi chải tóc, tắm, ngủ… thường là do ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý. Ngoài ra, cơ thể gặp các vấn đề rối loạn sinh lý, nội tiết tố khiến bạn bị mất tóc.

rụng tóc mọc lại được không
Có khá nhiều người hoang mang liệu bị rụng tóc có mọc lại được không?

1. Căng thẳng thường xuyên

Với cuộc sống và áp lực trong công việc như hiện nay, có rất nhiều người thường xuyên gặp phải áp lực, khiến tinh thần căng thẳng. Hơn nữa, việc luôn dùng điện thoại, máy tính và internet cũng khiến cho hệ thống thần kinh của bạn liên tục bị kích thích theo chiều hướng tiêu cực.

Khi cơ thể lâm vào tình trạng áp lực sẽ tiết ra Cortisol – hormone gây căng thẳng, làm suy giảm 40% lượng axit hyaluronic và proteoglycan vốn là hai hoạt chất bảo vệ nang tóc và giúp tóc phát triển. Điều này khiến tóc của bạn rụng dần và không mọc lại được.

2. Tuyến giáp có vấn đề

Nếu tuyến giáp của bạn gặp trục trặc sẽ dẫn đến nồng độ hormone testosterone trong cơ thể không ổn định, gây ra tình trạng rụng tóc nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các hormone mà tuyến giáp sản xuất ra có mối quan hệ mật thiết trong việc bảo vệ sự chắc khỏe của nang tóc, quá trình phát triển chiều dài và màu của mái tóc. Do đó, nếu bạn bị chứng cường giáp hoặc suy giáp đều có thể khiến tóc bị rụng một cách nghiêm trọng.

3. Tình trạng viêm trong cơ thể

Trong cơ thể xuất hiện dấu hiệu viêm tại các cơ quan như xương khớp, dạ dày, màng ruột, xoang mũi… ở giai đoạn mạn tính đều có thể khiến cho bạn bị rụng tóc.

Tóc rụng có thể mọc lại hay không?

Tóc rụng có mọc lại hay không còn tùy thuộc rất lớn vào tình hình phát triển của nang tóc. Nếu khi bạn bị rụng tóc mà nang tóc có dấu hiệu khép lại, xuất hiện sẹo thì rất khó để hình thành và phát triển tóc mới.

Còn nếu bạn bị rụng tóc nhưng nang tóc vẫn còn nguyên thì cơ hội để tổng hợp chất sừng, kích thích phục hồi tóc bị hư tổn, rơi rụng vẫn có thể diễn ra.

Xem thêm: Rụng tóc thường xuyên do cơ thể thiếu chất gì?

Các biện pháp giúp ngăn ngừa rụng tóc

Nếu bạn bị chứng rụng tóc gây hói đầu, mất thẩm mỹ và không có tự tin khi tiếp xúc người khác thì hãy áp dụng các biện pháp khả quan để kích thích tóc mọc lại như cũ:

1. Dùng thuốc mọc tóc

Có hai loại dược phẩm kích thích mọc tóc được phê chuẩn bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là:

Thuốc kích thích mọc tóc
Thuốc kích thích mọc tóc được khuyến khích sử dụng nếu tóc bị hư tổn và hói nhiều
  • Minoxidil: Thuốc này giúp kích thích mọc tóc lại ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ vì Minoxidil có thể gây ra tình trạng tăng nhịp tim, làm cho tóc có dấu hiệu bết dầu, gây kích ứng da đầu…
  • Finasteride: Đây là loại thuốc trị rụng tóc đặc biệt dành cho nam giới. Thuốc có công dụng giúp ngăn chặn enzyme 5-alpha reductase ở trong nang tóc và đẩy lùi quá trình rụng tóc. Tuy nhiên, tác dụng phụ lớn nhất mà nam giới có thể gặp khi dùng Finasteride là bị chứng rối loạn cương dương, ham muốn tình dục bị suy giảm và khó xuất tinh.

2. Quản lý căng thẳng

Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng và tình trạng này kéo dài hơn 6 tháng thì việc quản lý áp lực sẽ mang hiệu quả nhất định giúp bạn kiểm soát, ngăn ngừa quá trình rụng tóc.

Bạn nên học cách kiểm soát và làm dịu hệ thống thần kinh, giúp giảm nguy cơ rụng tóc như sau:

  • Thường xuyên thư giãn đầu óc
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên.

3. Massage đầu

Việc xoa bóp da đầu thường xuyên mang lại hiệu quả rất tốt đối với những người bị rụng tóc. Việc massage da đầu giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng cường oxy, chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho tóc phát triển khỏe mạnh hơn.

Để tăng cường hiệu quả cho việc kích thích tóc mọc lại, bạn có thể sử dụng dầu dừa, thầu dầu, hạnh nhân hoặc dầu olive khi massage da đầu để giúp tóc khỏe và óng mượt hơn.

4. Ăn nhiều rau tươi và trái cây

Việc bổ sung nhiều rau củ và trái cây tươi trong bữa ăn hàng ngày là một liệu pháp tuyệt vời để giúp bạn nuôi dưỡng mái tóc óng mượt thay vì dùng các loại thuốc kích thích mọc tóc.

Ăn nhiều rau củ quả còn giúp cơ thể bổ sung vitamin A, C, E, K và các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie để tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Bạn có thể ăn khoảng 500 gram trái cây, rau quả hàng ngày để giúp tóc, da và sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

5. Tránh dùng hóa chất và các thiết bị tạo nhiệt

Với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang hiện nay, chúng ta không quá xa lạ với việc uốn nhuộm để tạo kiểu cho mái tóc bằng thuốc nhuộm, nồi hấp, kẹp duỗi nhiệt, máy sấy…

hạn chế dùng thiết bị nhiệt
Để ngăn ngừa quá trình rụng tóc, bạn nên hạn chế dùng thiết bị nhiệt hoặc thuốc nhuộm tóc

Nhưng điều này lại khiến cho mái tóc của bạn bị thiệt hại nghiêm trọng và dần dần suy yếu. Do đó, bạn nên tránh dùng các thuốc nhuộm hóa học, hạn chế sử dụng các thiết bị nhiệt để tạo kiểu xoăn khiến cho chân tóc bị hư tổn, gây rụng tóc và không thể phục hồi.

6. Lựa chọn kỹ các sản phẩm tóc

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều sản phẩm chăm sóc và ngăn ngừa da đầu ngứa, bong tróc, tránh cho tóc khô, thô ráp cũng như dễ gãy rụng. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng khi dùng các sản phẩm chăm sóc tóc vì có khá nhiều loại dầu gội, dầu xả và các sản phẩm tạo kiểu tóc chứa nhiều hóa chất mạnh như SLS, isopropyl alcohol, propylene glycol, phthalates, màu nhân tạo, chất tạo hương, paraben… khiến cho tóc rụng nhiều hơn.

Bạn nên tham khảo nhiều dòng sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, tránh gây kích ứng và làm cho tóc yếu dần. Nếu cần thiết, bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn loại sản phẩm thích hợp với bản thân.

Ngoài ra, khi bạn đang trong quá trình điều trị tóc bị rụng thì nên kiên trì vì cần thời gian khoảng 4 – 6 tháng để tóc phục hồi và mọc lại như xưa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cách trị gàu bằng bia có hiệu quả? Bao lâu hết gàu?

Trong những thời gian gần đây đã có rất nhiều người truyền tai nhau cách trị gàu bằng bia nhưng...

trị rụng tóc bằng bia

Cách trị rụng tóc bằng bia – Hiệu quả, nên áp dụng

Trị rụng tóc bằng bia là giải pháp tại nhà được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Trong bia...

cách trị rụng tóc sau sinh

5+ cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà giúp phục hồi nhanh

Sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ bị ám ảnh với tình trạng tóc bị rụng một cách ồ...

7 Thuốc trị rụng tóc sau sinh an toàn, hiệu quả (nên uống)

Sử dụng thuốc trị chứng rụng tóc sau sinh là một giải pháp hiệu quả được phần đông chị em...

Bí kíp trị rụng tóc bằng trà xanh cho nhanh mọc

Tình trạng tóc gãy rụng nhiều dần được cải thiện khi bạn biết đến những mẹo vặt dùng lá trà...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *