Bệnh zona thần kinh và thủy đậu liên quan tới nhau?
Mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu là gì? Cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho bản thân? Nếu vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu
Bệnh zona thần kinh và thủy đậu có mối liên quan đến nhau. Do đó, nắm rõ thông tin về vấn đề này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa. Vậy mối liên hệ giữa bệnh zona và thủy đậu là như thế nào?
Thủy đậu hay trái rạ là một bệnh nhiễm trùng do varicella zoster gây ra. Sau khi được chữa khỏi, các virus này vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh gần tủy sống ở trong cơ thể suốt quãng đời còn lại.
Tuy nhiên chúng đang ở trạng thái ngủ, nghĩa là không hoạt động. Khi có các yếu tố thuận lợi tác động vào như: Suy giảm hệ miễn dịch, do sang chấn tinh thần hoặc cơ thể suy nhược sẽ làm kích hoạt các virus. Lúc này chúng phát triển mạnh và lan truyền đến các đầu dây thần kinh cảm giác, khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương và từ đó gây bệnh zona.
Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ chỉ bị zona thần kinh sau khi bị thủy đậu. Và cũng có nghĩa các virus gây bệnh thủy đậu chính là nguyên nhân gây bệnh zona.
Tham khảo thêm: Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?
Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu và bệnh zona
Bệnh thủy đậu và zona đều do virus varicella zoster gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm cho người khác. Con đường lây bệnh là thông qua việc tiếp xúc trực tiếp các chất phồng rộp, mụn nước từ bệnh nhân.
Vì vậy, để hạn chế nguy cơ tái phát hoặc tránh bị lây bệnh, cần chú ý một số biện pháp sau đây:
- Những bệnh nhân bị thủy đậu và zona không nên tiếp xúc với người khác. Người bệnh cũng không nên đến những nơi đông người như trường học, công sở cho đến khi các mụn nước đã khô. Thường thì sau khi bệnh khởi phát khoảng 5 ngày, các mụn nước sẽ khô lại.
- Nếu đang bị mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV… hoặc đang điều trị bằng hóa chất, không nên tiếp xúc với người bệnh thủy đậu hoặc zona.
- Nên đi chích ngừa bệnh thủy đậu theo lịch. Đối với người lớn, tiêm 2 liều vaccine ngừa thủy đậu,lần sau cách dùng lần trước 1 tháng. Còn với trẻ em, các loại vaccine được tiêm MMR có sự kết hợp của các bệnh quai bị, sởi, rubella.
- Cần phải rửa tay sau khi tiếp xúc với các loại vật phẩm bẩn như khăn giấy, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa.
- Luôn giữ nhà cửa và môi trường xung quanh được sạch sẽ, thoáng mát.
- Nếu bị zona, nên dùng vải hoặc băng gạc để che vết thương lại. Đảm bảo an toàn cho những người xung quanh, tránh để họ tiếp xúc với người bị mụn nước.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như chén đĩa, khăn mặt, điện thoại di động… với người bị bệnh.
- Khi bị bệnh, nên vệ sinh da sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Mặc quần áo thoáng mát để không cọ xát với vết thương.
- Những người chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu phải rửa tay với xà phòng và đeo găng tay khi tiếp xúc.
- Để phòng ngừa thủy đậu, việc tiêm vắc xin chủng ngừa là điều rất cần thiết. Những người đã được tiêm phòng thường có khả năng tránh bệnh rất cao, chiếm khoảng 90%. Với 10% còn lại, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng mức độ bệnh cũng sẽ không nặng nề như những người khác. Thường nó chỉ có khoảng 50 nốt ban và ít khi bị biến chứng.
Vì mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu là rất mật thiết. Ngừa được bệnh thủy đậu thì bệnh nhân cũng sẽ ngừa được bệnh zona thần kinh. Những bệnh này cũng đều có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân thì việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho bản thân là điều cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh zona thần kinh liên sườn và thông tin cần biết
- Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!