Mẹo chữa mề đay bằng giấm theo kinh nghiệm dân gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa mề đay bằng giấm là một trong những mẹo dân gian được khá phổ biến. Tuy nhiên thực hư hiệu quả của phương pháp này ra sao, cách thực hiện thế nào là điều nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, đồng thời giới thiệu giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn căn bệnh mề đay bằng thảo dược tự nhiên.

chữa mề đay bằng giấm
Triệu chứng đỏ da, ngứa, da nổi thành các mảng dày… có thể nhanh chóng biến mất nhờ cách chữa mề đay bằng giấm.

Công dụng trị bệnh mề đay của giấm

Dấm là chất lỏng có vị chua, được hình thành từ rượu lên men. Thành phần chính của dấm là nước và axit axetic, nồng độ axit khoảng 5%. Axit axetic có khả năng sát khuẩn, chống viêm khá tốt, do đó dấm được sử dụng để làm sạch da và giảm ngứa trong một số trường hợp mắc bệnh ngoài da như mề đay.

Mề đay là kết quả của phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc/ ăn/ uống chất gây dị ứng (thuốc, thực phẩm, thời tiết, côn trùng cắn, phấn hoa…). Nguyên nhân gây mề đay được xác định là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Mề đay thường bắt đầu bằng một mảng da ngứa, đỏ, phân ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận. Thông thường, các triệu chứng thường biến mất nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn. Để khắc phục, bạn có thể dùng giấm gạo.

Sở dĩ tác dụng trị mề đay của giấm gạo có được là nhờ vào thành phần axit axetic có trong nguyên liệu. Axit axetic với nồng độ nhẹ trong giấm giúp sát khuẩn nhẹ, giảm ngứa da nhanh chóng khi bị mề đay. Tuy nhiên tác dụng này chỉ dừng lại ở mức độ giảm triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Để điều trị mề đay hiệu quả, người bệnh cần phương pháp có dược tính mạnh mẽ hơn, tác động vào sâu căn nguyên gốc rễ của bệnh.

Tìm hiểu thêmChữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Hướng dẫn cách dùng giấm ăn chữa bệnh mề đay

Dan gian có bài thuốc trị mề đay tương đối đơn giản từ giấm ăn. Bạn có thể tham khảo một số cách thông dụng sau đây:

Chữa mề đay bằng giấm gạo và gừng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5 thìa giấm gạo
  • 1 củ gừng tươi
  • 2 thìa đường trắng.

Thực hiện:

  • Gừng cạo sạch phần vỏ, rửa sạch rồi thái thành sợi.
  • Trộn gừng, đường, giấm trắng trong một chiếc tô nhỏ.
  • Cho hỗn hợp trên vào nồi chứa 100 ml nước, đun sôi. Khi nước cạn 2/3 thì tắt bếp, ăn hết phần cái.
  • Thực hiện 1 lần/ ngày, liên tục trong một tuần, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
giấm ăn chữa mề đay
Cách dùng giấm ăn chữa mề đay tương đối đơn giản, dễ thực hiện.

Xem thêm: 3 Mẹo chữa mề đay bằng gừng bạn nên thử

Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100ml giấm gạo.
  • 150g đu đủ xanh.
  • 6g gừng tươi.

Thực hiện:

  • Đu đủ cắt bỏ phần vỏ xanh và hạt, rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.
  • Gừng đem đập dập rồi băm nhuyễn.
  • Cho giấm vào nồi, thêm gừng và đu đủ vào, sau đó cho tiếp 100ml nước đun sôi, chờ cạn thì thêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Dùng món ăn trên 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày để hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong.

Một số lưu ý khi trị bệnh mề đay bằng giấm

Khi dùng giấm gạo chữa bệnh mề đay, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Giấm gạo có tính axit (nhẹ), dùng không đúng cách là liều lượng có thể gây tác dụng ngược, tăng nguy cơ làm tổn thương đến dạ dày (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…) và một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
  • Tương tự như nhiều mẹo dân gian khác, tác dụng trị mề đay của giấm gạo cần nhiều thời gian để phát huy.
  • Hiệu quả của mẹo trị bệnh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Nếu không nhận thấy tác dụng tích cực, bạn có thể ngưng áp dụng và tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.
  • Không dùng giấm (đường uống) khi đang dùng thuốc loại sulfathiazole. Thuốc thuộc nhóm trên dễ dàng bị kết tinh trong môi trường axit, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của dược chất trong thuốc và tăng nguy cơ gây tổn hại đến thận.
  • Người đang bị đau nhức ở xương không nên ăn giấm vì điều này có thể khiến cho cơn nhức mỏi, đau nhức càng nghiêm trọng hơn.
  • Người bị sỏi mật ăn nhiều giấm có thể khiến túi mật co lại, gây đau quặn.

Giấm gạo là nguyên liệu phổ biến, an toàn, có khả năng khắc phục mề đay. Tuy vậy, cần thực hiện đúng cách để tránh gây kích ứng lên đường tiêu hóa và thu được hiệu quả tối ưu.  Ngoài ra người bệnh cũng cần lưu ý rằng, giấm gạo chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của mề đay, chứ không thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Do vậy, việc thăm khám và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn song song với quá trình điều trị triệu chứng là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa bệnh mề đay

Phòng ngừa mề đay tái phát – Bạn cần lưu ý

Bệnh mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng sống và gây tự...

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc - KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Mề Đay Thuốc Dân Tộc – KHẮC TINH Của Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá tắm mề đay Thuốc dân tộc là công thức nổi danh được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. Trong thời kỳ mang thai, do cơ...

Tiêu ban Giải độc thang liệu pháp “quý hơn vàng” cho phụ nữ bị mề đay sau sinh

Bệnh mề đay sau sinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng về...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *