Đau vai gáy sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau mỏi vai gáy là hội chứng thường gặp ở những người ngồi nhiều, ngồi sai tư thế,… Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy cũng là một biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Hãy đọc bài viết để biết thêm nguyên nhân và cách điều trị.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy sau khi ngủ dậy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy sau khi ngủ dậy.

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy nguyên nhân do đâu?

Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy không phải là căn bệnh hiếm. Đây cũng là một biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân của hiện tượng đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy là do:

  • Nằm sai tư thế khi ngủ: co quắp, vẹo cổ;
  • Gối nằm quá cao;
  • Nằm trên mặt sàn không bằng phẳng;
  • Nằm võng, nằm ghế bố;
  • Ít vận động;
  • Ngồi làm việc quá lâu, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý.
Nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy khi ngủ dậy
Nằm ngủ sai tư thế là một nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy khi thức dậy.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy. Những nguyên nhân ấy có thể không xuất phát từ nằm ngủ sai tư thế mà đến từ những căn bệnh tiềm ẩn trong người như:

  • Thoái hóa cột sống cổ;
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ;
  • Vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm;
  • Chấn thương vùng cổ;
  • Ung thư;
  • Lao;
  • U hố sau.

Cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy

Hội chứng đau vai gáy sau khi ngủ dậy nếu nhẹ sẽ tự khỏi. Bệnh nhân chỉ cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng hơn thì cần phải được điều trị một cách nghiêm túc.

Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên:

  • Thay đổi, loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế.
  • Nếu ngồi làm việc trên 1 giờ đồng hồ, bạn cần có những vận động nhẹ như vươn vai, giúp các cơ và mạch máu được căng duỗi.
  • Duy trì tập luyện thể dục, thể thao vừa sức.
  • Nằm ngủ trên mặt sàn bằng phẳng, rộng rãi.
  • Tránh nằm võng, ghế bố, nệm quá mềm và bị lún.
  • Ngoài ra cần chú ý tư thế khi ngủ. Bắt đầu vào giấc ngủ nên nằm ngửa, thoải mái, không nên co người.
  • Nếu cơn đau kéo dài quá lâu, bạn nên đến chuyên khoa Xương khớp, Chấn thương chỉnh hình để khám và điều trị.
Cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy
Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục, thể thao để chữa trị bệnh đau vai gáy.

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa chứng bệnh này tái phát trở lại.

Có thể bạn quan tâm:

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên viên y tế.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của nhiều người....

Giảm đau vai gáy ở dân văn phòng bằng những cách đơn giản

Nếu bạn dành nhiều thời gian làm việc trên văn phòng và ngồi trước máy tính quá lâu, bạn sẽ...

Bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng không là vấn đề có không ít người băn khoăn

Bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng, xoa bóp lưng không?

Đau lưng khi mang thai là tình trạng mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải, nhất là vào...

Chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, tiện lợi

Học cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật

Chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, dễ làm. Nó mang lại...

Vì sao đau dưới xương bả vai bên trái (phải) sau lưng?

Vì sao đau dưới xương bả vai bên trái (phải) sau lưng?

Đau dưới xương bả vai bên trái - phải sau lưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *