8 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Bất Ngờ
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Đồng thời, điều trị bằng phương pháp này cũng có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

8 bài thuốc nam chữa bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một loại viêm da, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân. Không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu, làm mất đi tính thẩm mỹ mà khi không được chữa trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Hệ quả là khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí là nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.
Hiện nay, có khá nhiều cách để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam vẫn là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi đây là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Hơn nữa, chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam cũng có thể khắc phục được tình trạng ngứa ngáy, giảm thiểu mụn nước. Đồng thời, giúp vùng da bị viêm nhanh chóng lành lại. Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh tổ đỉa được nhiều người áp dụng:
1. Bài thuốc từ lá đào trị bệnh tổ đỉa
Đây là một trong những bài thuốc nam được sử dụng phổ biến để chữa tổ đỉa. Theo Đông y, loại lá này có tính bình, vị đắng, có thể làm tan kết tụ, giảm đau và lợi tiểu. Ngoài ra, lá đào còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn… Vì thế nó cũng có thể khắc phục được tình trạng ngứa ngáy và viêm nhiễm của bệnh tổ đỉa. Bài thuốc này được áp dụng như sau:
+ Chuẩn bị: Một nắm lá đào tươi
+ Cách làm:
- Đem lá đào đã chuẩn bị mang đi rửa sạch, vò cho nát. Cho vào ấm và đun sôi lên cùng với nước.
- Khi thấy nước đã sôi kỹ thì tắt bếp. Chờ cho nước nguội bớt rồi ngâm tay hoặc chân bị bệnh vào.
Để giúp tăng hiệu quả của cách chữa trị này, bạn có thể lấy bã của lá đào vừa nấu và xát lên vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện cách điều trị này, những mụn nước và tình trạng viêm da sẽ giảm đi đáng kể.
2. Chữa bệnh tổ đỉa bằng quả ké đầu ngựa

Nếu nhắc đến cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam, chúng ta không thể bỏ qua bài thuốc từ quả ké đầu ngựa. Sở dĩ có thể dùng quả ké đầu ngựa để chữa trị tổ đỉa bởi lẽ: Trong loại quả này có chứa nhiều thành phần hóa học như sesquiterpen lacton (xanthatin, xanthinin, xanthumin), alkaloid… Chúng đều có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ké đầu ngựa thường được dùng để chữa lở loét, mụn nhọt, bướu cổ, đau khp, thấp khớp, đau đầu, viêm mũi… Chính vì vậy mà trị bệnh tổ đỉa bằng ké đầu ngựa là cách mà bạn nên thử. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo cách sau:
+ Chuẩn bị:
- 40g ké đầu ngựa
- 40g hy thiêm thảo
+ Cách làm:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị mang đi rửa sạch. Cho vào ấm và đun sôi lên cùng với khoảng 300ml nước.
- Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy lượng thuốc trong ấm còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.
- Chắt lượng thuốc vừa thu được đem uống hàng ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?
3. Cách trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi
Không chỉ là một loại một loại gia vị quen thuộc, tỏi còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Bởi vì trong thành phần của loại của này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh như liallyl sunfid, ajoen, nhất là alixin. Đây là những chất kháng sinh mạnh, có tác dụng diệt trừ vi khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều tinh dầu và các chất khác như canxi, vitamin,photpho… rất tốt cho cơ thể.
Vì thế, nó thường có mặt trong các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh đường hô hấp như viêm xoang, trĩ, các bệnh xương khớp, da liễu và trong đó có tổ đỉa. Bạn có thể dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo cách sau đây:
+ Chuẩn bị:
- Tỏi già
- Rượu trắng
- Một lọ thủy tinh
+ Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, đập dập. Sau đó cho vào lọ thủy tinh, đổ đầy rượu trắng vào và đậy nắp kín.
- Bảo quản lọ rượu tỏi ở nơi khô thoáng. Khoảng 7 ngày sau thì đem ra, dùng rượu tỏi để thoa lên vùng da cần điều trị. Cách này có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Do đó mà tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ sẽ được giảm bớt.
4. Dùng lá mò trắng chữa bệnh tổ đỉa

Bài thuốc từ lá mò trắng cũng là cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam bạn nên tham khảo. Cách thực hiện bài thuốc này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị:
100g lá mò trắng tươi. Nếu không có lá tươi, bạn có thể dùng lá khô để thay thế.
+ Cách làm:
- Lấy lá mò trắng mang đi rửa sạch. Cho vào ấm rồi đổ nước vào, đun sôi lên.
- Khi nước sôi kỹ thì tắt bếp, chờ cho nước nguội bớt rồi ngâm tay hoặc chân bị tổ đỉa vào.
- Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì lau khô rồi thoa thuốc mà bác sĩ đã chỉ định cho bạn.
5. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua
Tương tự như tỏi và các vị thuốc khác, lá trầu không cũng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó, bạn cũng có thể dùng nó kết hợp với phèn chua để chữa bệnh tổ đỉa. Cách làm như sau:
+ Chuẩn bị:
- Một nắm lá trầu không tươi. Lưu ý là không nên sử dụng những lá non.
- Một cục phèn chua
+ Cách làm:
- Lấy lá trầu không đem đi rửa sạch. Sau đó vò nát và cho vào chậu. Cho thêm một cục phèn chua vào và khuấy đều.
- Đun một ấm nước sôi rồi đổ vào chậu có hỗn hợp lá trầu và phèn chua.
- Chờ cho nước nguội bớt thì ngâm vùng da cần điều trị vào. Trong khi ngâm, hãy lấy bã của lá trầu không để chà nhẹ vào vùng da bị viêm.
Với cách điều trị này, nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để mang đến tác dụng tốt nhất. Cứ áp dụng hàng ngày, bệnh tổ đỉa của bạn sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với rau răm để chữa căn bệnh này. Chỉ cần dùng các nguyên liệu trên nấu nước và ngâm vùng da bị tổ đỉa vào là được. Thực hiện thường xuyên nó cũng sẽ làm giảm được tình trạng da bị viêm.
6. Trị tổ đỉa bằng muối

Để chữa bệnh tổ đỉa bằng muối, bạn làm như sau: Cho khoảng 3 thìa muối hạt vào chảo và rang lên cho nóng. Khoảng 5 – 10 phút sau thì tắt bếp và đem chúng đi giã nhỏ. Sử dụng muối đã giã để chà xát lên vùng da bị tổn thương. Cách này có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa khá hiệu quả. Nhưng cần lưu ý là dùng muối chữa bệnh tổ đỉa sẽ rất rát và đau. Do đó, bạn cần phải cân nhắc có nên áp dụng cách này để chữa trị cho mình hay không.
7. Chữa tổ đỉa từ lá đu đủ, lá sung và khoai tây
Ngoài những bài thuốc trên, bạn có thể kết hợp lá đu đủ, lá sung và khoai tây để chữa bệnh tổ đỉa. Cách làm như sau:
+ Chuẩn bị:
- Lá đu đủ
- Lá sung
- Khoai tây
+ Cách làm:
- Mang lá đu đủ và lá sung đi rửa sạch, thái nhỏ. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nếu không có máy xay sinh tố, hãy dùng chày để giã nát.
- Dùng hỗn hợp trên để đắp lên vùng da cần điều trị. Cứ để qua đêm, sau khi ngủ dậy thì rửa lại bằng nước chè ấm. Lưu ý trước khi đắp thuốc, hãy rửa thật sạch da bằng nước chè xanh rồi lau khô.
Cách làm này khá phức tạp vì phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Nhưng nếu kiên trì thực hiện, nó sẽ mang đến tác dụng chữa trị tốt.

8. Dùng lá móng tay chữa bệnh tổ đỉa
Nếu muốn áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam, bạn không nên bỏ qua bài thuốc từ lá móng tay. Tương tự như những cách chữa trên, chỉ cần chuẩn bị một ít loại lá này đem đi rửa. Sau đó cho vào ấm và đun với khoảng 1, 5 lít nước. Thấy nước sôi thì tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt rồi ngâm tay, chân bị bệnh vào là được. Tuy nhiên vì lá móng tay khá là khó tìm, do chúng không mọc đại trà. Vì thế, bài thuốc này cũng không có nhiều người biết đến.
Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc nam, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả. Vì các bài thuốc dân gian thường không mang đến tác dụng nhanh chóng. Nó cần có thời gian để thấm thấu và phát huy tác dụng một cách từ từ.
- Tránh mặc những bộ quần áo chật để không gây kích ứng cho da.
- Không được gãi hoặc chà mạnh lên những mụn nước. Vì điều này có thể khiến da bị nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước. Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm có tác dụng kháng viêm cho cơ thể.
- Tránh dùng chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm cay nóng… Bởi chúng có thể khiến bệnh tình nặng nề thêm.
- Không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải sử dụng, hãy đeo bao tay hoặc mặc đồ bảo hộ lao động.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn. Đồng thời mang đến tác dụng đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian mà chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tính hiệu quả của nó. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám và nhận sự chỉ định điều trị của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả được áp dụng nhiều nhất
- Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị