Viêm mũi xoang xuất tiết là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết là một dạng nhiễm trùng thường gặp ở mũi xoang có biểu hiện đặc trưng là tình trạng tăng tiết dịch nhầy khiến người bệnh bị nghẹt mũi, đau nhức mũi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị dứt điểm từ sớm.
Viêm mũi xoang xuất tiết là gì?
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết là hiện tượng tăng tiết dịch nhầy một cách bất thường kèm theo tình trạng nhiễm trùng, viêm đỏ, phù nề ở lớp niêm mạc mũi xoang. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là viêm mũi xung huyết.
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết có thể ảnh hưởng đến trẻ em và cả người lớn. Đặc biệt, những người có sức đề kháng yếu hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm là có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn cả. Việc để bệnh kéo dài có thể khiến cho viêm mũi xoang xuất tiết chuyển sang mãn tính gây khó khăn cho quá trình điều trị và có thể tái phát thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang xuất tiết
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết xảy ra khi niêm mạc mũi xoang và tuyến nhầy bị kích thích. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng: Virus, vi khuẩn hay nấm tấn công vào xoang mũi
- Thay đổi khí hậu: Thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại
- Môi trường sống: Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất, khói bụi, chất thải hay khí đốt
- Cấu trúc mũi bất thường: Các vấn đề như lệch vách ngăn mũi hay biến dạng mũi sau phẫu thuật
- Do bệnh lý: Các trường hợp bị viêm xoang, viêm mũi thông thường nhưng không được kiểm soát tốt cũng có thể dẫn đến xung huyết, tăng tiết chất nhầy bất thường ở niêm mạc mũi.
Xem thêm: Viêm xoang mũi không nên ăn gì và cần bổ sung gì tốt?
Những đối tượng nào dễ bị viêm mũi xoang xuất tiết?
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến các đối tượng sau:
- Người có hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể gầy yếu
- Có tiền sử mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp, chẳng hạn như viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng.
- Trẻ em, bà bầu hay người cao tuổi có sức đề kháng kém
- Người lao động trong các khu công nghiệp hay công trường xây dựng thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất
Các dạng viêm mũi xoang xuất tiết thường gặp
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết có các dạng sau:
- Viêm mũi xoang xuất tiết phù nề: Bệnh khởi phát sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Chúng gây kích ứng, viêm nhiễm, phù nề và làm tăng tiết dịch ở niêm mạc mũi dẫn đến nghẹt mũi, sưng đau mũi. Dạng bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ.
- Viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm: Bệnh viêm xoang mũi cấp và mãn tính không được điều trị tốt cho thể dẫn đến viêm mũi xoang tiết bội nhiễm. Lúc này, tuyến dịch nhầy hoạt động quá mức làm chất nhầy tiết ra nhiều, niêm mạc mũi sưng dày, phần cuống dưới có dấu hiệu sưng to và sung huyết, lông chuyển cũng bị mất dần gây tồn ứ dịch trong xoang.
Triệu chứng bệnh viêm mũi xoang xuất tiết
Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi xoang xuất tiết rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở mũi xoang nên nếu không đi khám thì bạn có thể bị nhầm lẫn khi tự chẩn đoán bệnh tại nhà. Dưới đây là các triệu chứng có thể gặp khi mắc căn bệnh này:
- Nghẹt mũi kéo dài và nghiêm trọng
- Cuống mũi sưng to, phù nề
- Xung huyết niêm mạc mũi
- Dịch nhầy trong mũi được sản xuất ra nhiều và ứ đọng bên trong gây khó thở
- Chất nhầy từ mũi chảy ngược xuống họng thường xuyên
- Dịch nhầy đặc quánh, có mùi hôi và màu sắc bất thường
- Đau nhức mũi. Cơn đau có thể tăng nặng hơn vào ban đêm, nhất là lúc sáng sớm
- Khả năng ngửi mùi kém. Mất khứu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Các triệu chứng khác có thể gặp: Ù tai, mệt mỏi, đau họng…
Viêm mũi xoang xuất tiết có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết khi kéo dài sẽ tiến triển thành mãn tính. Lúc này người bệnh không chỉ thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như:
- Viêm tai giữa
- Viêm họng
- Viêm amidan
- Suy giảm thị lực, viêm túi lệ
- Ù tai
- Giảm thính lực hoặc trường hợp nặng có thể bị điếc
- Tổn thương não bộ, áp xe não, viêm màng não…
Chẩn đoán viêm mũi xoang xuất tiết
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang tiết dựa trên các triệu chứng lâm sàng bệnh nhân đang gặp phải. Một số câu hỏi có thể được đưa ra trong quá trình thăm khám như:
- Bạn đang gặp phải triệu chứng gì? Chúng diễn ra trong bao lâu rồi?
- Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
- Điều gì khiến các dấu hiệu bạn đang gặp thuyên giảm hoặc tăng nặng hơn
Ngoài ra, một số vấn đề khác như tiền sử mắc bệnh, nghề nghiệp, môi trường sống… cũng có thể được đưa ra trao đổi nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể được chỉ định nội soi mũi xoang, xét nghiệm dịch mũi hoặc làm xét nghiệm máu. Chúng cho phép chẩn đoán phân biệt viêm xoang mũi xuất với các bệnh lý khác, đồng thời giúp xác định được mức độ bệnh và tình trạng nhiễm trùng trong mũi xoang.
Gợi ý: Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Có Thật Sự Hiệu Quả Không?
Cách điều trị viêm mũi xoang xuất tiết
Để điều trị bệnh viêm mũi xoang xuất tiết, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, một số mẹo trị bệnh tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Các phương pháp chữa viêm mũi xoang xuất tiết đang được áp dụng phổ biến nhất bao gồm:
1. Dùng thuốc Tây trị viêm mũi xoang xuất tiết
Thuốc Tây cho tác dụng khá nhanh chóng trong việc loại bỏ các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi xoang xuất tiết gây ra. Trường hợp bị bệnh do nhiễm trùng, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề và làm giảm tiết dịch trong mũi xoang, giúp bệnh nhân bớt nghẹt mũi.
Ngoài thuốc kháng sinh, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:
- Kháng sinh Histramine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm sản xuất dịch nhầy, chống nghẹt mũi. Thường dùng là Loratidin hay Desloratidin.
- Thuốc co mạch: Thường dùng là Argyrol. Loại thuốc này có tác dụng làm khô se bề mặt niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng xung huyết trong mũi xoang.
- Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này được sử dụng trong ngắn hạn với mục đích giảm viêm. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc Polydexa hay Collydexa để chữa viêm mũi xoang xuất tiết. Thuốc corticoid có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần dùng đúng theo hướng dẫn trong đơn, tránh sử dụng kéo dài.
- Thuốc giảm đau: Sử dụng cho các trường hợp bị đau nhức mũi hoặc đau đầu
- Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi: Nhóm thuốc này có tác dụng sát trùng tại chỗ, làm loãng chất nhầy trong mũi.
2. Cách chữa viêm mũi xoang xuất tiết bằng các thủ thuật y tế
Ngoài thuốc tân dược, một số thủ thuật y tế cũng có thể được chỉ định để điều trị viêm mũi xoang xuất tiết. Thường được áp dụng là các phương pháp như:
- Dùng cote điện đốt cuốn mũi dưới bị ảnh hưởng
- Điện di với dung dịch Novocaim 5%
- Chiếu sóng ngắn trực tiếp vào trong mũi…
Trường hợp bị viêm mũi xoang xuất tiết có liên quan đến tình trạng vẹo vách ngăn mũi, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật để điều chỉnh lại cấu trúc mũi.
3. Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang xuất tiết tại nhà
Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm mũi xoang xuất tiết và giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tự nhiên đang được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi thực hiện để tránh phát sinh các rủi ro ngoài ý muốn.
- Xông mũi bằng tinh dầu:
Phương pháp này có tác dụng tăng cường dẫn lưu chất nhầy trong xoang, cải thiện nhanh tình trạng nghẹt mũi cho người bệnh. Bên cạnh đó, một số loại tinh dầu được sử dụng để xông mũi như dầu sả, dầu cây trà, tinh dầu bạc hà hay dầu oải hương còn chứa các hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm.
Để chữa viêm mũi xoang xuất tiết, bạn chỉ cần dùng máy khuếch tán tinh dầu hoặc thêm vào giọt tinh dầu thảo mộc vào trong nước nóng để xông mũi. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu của bệnh.
- Dùng cây cứt lợn (hoa ngũ sắc):
Loại cây này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm mũi xoang xuất tiết, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Cây chứa nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn, giảm phù nề và làm thông thoáng mũi xoang.
Dân gian thường sử dụng lá cây giã lấy nước cốt. Sau đó nhỏ trực tiếp vào trong mũi mỗi ngày 2 – 3 lần để chữa viêm mũi xoang xuất tiết tại nhà.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày không chỉ giúp sát trùng, giảm xung huyết mà còn có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp bạn bớt nghẹt mũi.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không và cách xử lý?
- Cách chữa viêm xoang mũi bằng cây giao (Có thể bạn chưa biết)
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!