Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang & lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Penicillin, Cephalosporin, Macrolid… là các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, nắm rõ các thông tin về những nhóm thuốc này sẽ giúp bệnh nhân sử dụng được an toàn và hiệu quả.

Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang và những điều cần lưu ý
Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang và những điều cần lưu ý

I/ Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến

Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi các hốc xoang bị nhiễm trùng gây ung mủ. Hệ quả là làm cho quá trình lưu thông tân dịch bị ứ tắc gây ra các triệu chứng của viêm xoang.

Bệnh có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến:

1. Nhóm kháng sinh Penicillin

Nhóm kháng sinh Penicillin còn được gọi với cái tên khác là Benzylpenicillin, có tác dụng trị ký sinh trùng, kháng khuẩn, kháng nấm. Hiện nay, Penicillin được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất khác để từ đó tạo ra nhiều dòng Penicillin khác nhau. Cụ thể có các dòng sau đây:

*) Penicillin cổ điển:

Đối với dòng Penicillin cổ điển, chỉ còn 2 loại thường được sử dụng là Penicillin G và Penicillin V. Trong đó:

  • Penicillin G: Là một loại kháng sinh tự nhiên vì chúng được sản xuất bằng cách nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum. Nó được sử dụng chủ yếu ở dạng tiêm bắp. Sau khi được tiêm, thuốc thấm vào máu nhanh và đạt nồng độ cao nhất khoảng 15 – 30 phút sau đó. Penicillin G được chuyển hóa ở gan rồi được thải trừ thông qua thận và đường nước tiểu.
  • Penicillin V: Đây là một loại kháng sinh được sử dụng bằng đường uống. Nó thường được dùng để ngăn tụ cầu và các liên cầu khuẩn không tiết men Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng kháng lại các chủng nhạy cảm khác nữa.

Ngoài 2 nhóm trên, các dẫn chất có tác dụng kéo dài như Probenecid Penicillin, Procaine Penicillin G, Benzanthine Pennicillin cũng có thể được chỉ định.

*) Penicillin A:

Sử dụng nhóm kháng sinh Penicillin có thể gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân
Sử dụng nhóm kháng sinh Penicillin có thể gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân

Penicillin A hay Aminopenicillin là một loại Penicillin bán tổng hợp, bao gồm các loại thuốc là Ampicillin và Amoxicillin… Trong đó Amoxicillin là loại kháng sinh chữa viêm xoang được chỉ định nhiều nhất. Ngoài ra, nó còn được chỉ định để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đường tiết niệu và đường tiêu hóa… Nó được cho là loại kháng sinh mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị các vi khuẩn thông thường.

*) Penicillin M:

Penicillin M còn được gọi là Penicillin kháng enzyme penicillinase. Những loại thuốc nằm trong nhóm này bao gồm:

  • Methicillin
  • Chloxacillin
  • Oxacillin

* ) Penicillin phổ rộng:

Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng để chuyên trị các loại vi khuẩn nhóm Pseudomonas. Chúng được chia thành 2 nhóm nhỏ, bao gồm: Carboxypenicillin và Ureidopenicillin.

Xem thêm: Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

2. Nhóm kháng sinh chữa viêm xoang Cephalosporin

Nhóm kháng sinh này được phân thành 4 thế hệ, bao gồm: I, II, III, IV. Trong đó, các loại thuốc thuộc thế hệ I, II được sử dụng để điều trị các vi khuẩn Gram (+), còn thế hệ III, IV được chỉ định để điều trị Gram (-). Dưới đây là các thông tin cụ thể hơn về nhóm kháng sinh chữa viêm xoang này:

*) Cephalosporin thế hệ 1:

Cefuroxim là một loại kháng sinh Cephalosporin thế hệ II
Cefuroxim là một loại kháng sinh Cephalosporin thế hệ II

Các loại kháng sinh thuộc thế hệ I thường được dùng bao gồm:

  • Cefazolin
  • Cephalexin
  • Cefadroxil
  • Cephalothin

Những loại kháng sinh thuộc thế 1 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn mô mềm và nhiễm khuẩn trên da do S. Pyogenes và S. aureus. Một số trường hợp, Cefazolin được chỉ định trước các ca phẫu thuật để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn. Còn Cefadroxil cũng được sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu với liều lượng 1 – 2 lần/ngày. Ngoài ra, chúng cũng được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.

Trong quá trình điều trị bằng nhóm thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban da… thậm chí là sốc phản vệ.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Bội nhiễm xảy ra ở âm đạo, vùng miệng, viêm mạc ruột kết giả mạc.
  • Gây độc cho thận…

*) Cephalosporin thế hệ 2:

Bao gồm các loại thuốc:

  • Cefoxitin
  • Cefprozil
  • Cefaclor
  • Cefuroxim
  • Cefotetan
  • Ceforanid…

Thuốc Cephalosporin thế hệ thứ 2 lại được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. So với Amoxicillin, các loại thuốc này mang đến tác dụng tốt hơn khi được dùng để chữa viêm tai giữa và viêm phổi do S. pneumoniae. Trong đó, Cefoxitin và Cefotetan đem lại tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở ổ bụng, viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn bàn chân… Nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc thuộc thế hệ này để chữa bệnh viêm màng não hoặc viêm phổi.

Thuốc thế hệ 2 cũng có thể gây tác dụng tương tự như Cephalosporin thế hệ 1. Ngoài ra, chúng có thể gây nên tình trạng rối loạn đông máu do làm giảm prothrombin. Đồng thời nó có thể gây hội chứng giống disulfiram. Để tránh tình trạng này, tuyệt đối không uống rượu bia, các đồ uống có cồn khác trong quá trình dùng Cephalosporin thế hệ 2.

*) Cephalosporin thế hệ 3:

Cefpodoxim thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm màng não do có khả năng thâm nhập vào tủy não tốt
Cefpodoxim thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm màng não do có khả năng thâm nhập vào tủy não tốt

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 bao gồm:

  • Cefpodoxim
  • Cefotaxim
  • Ceftibuten
  • Ceftriaxon
  • Cefdinir
  • Cefditoren pivoxil
  • Ceftizoxim
  • Cefoperazo
  • Ceftazidim…

Các loại thuốc kháng sinh thuộc thế hệ III được chỉ định để điều trị bệnh lậu, các dạng nghiêm trọng do nhiễm khuẩn ve gây ra. Trong đó, Cefditoren pivoxil được sử dụng để chữa các bệnh viêm họng, viêm amidan từ nhẹ đến nặng, nhiễm khuẩn da không biến chứng và các đợt viêm phế quản cấp tính. Thuốc Ceftibuten cũng có tác dụng tương tự. Đối với Cefotaxim và ceftriaxon, chúng được dùng trong điều trị đợt đầu bệnh viêm màng não do chúng có khả năng thâm nhập vào dịch não tủy rất tốt.

*) Cephalosporin thế hệ 4:

Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc.

Do có cấu trúc beta lactam của Cephalosporin và Penicillin tương tự nhau nên các tác dụng phụ mà chúng gây ra cũng không khác biệt nhiều. Điều trị bằng Cephalosporin, bệnh nhân cũng có thể bị phát ban, nổi mày đay, bị co thắt phế quản, phản ứng phản vệ. Một vài trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt, bạch cầu ai toán tăng, tiêu chảy. Chưa hết, Cephalosporin có khả năng gây độc cho thận nhưng không nghiêm trọng như Polymyxin hoặc Aminoglycosid. Nếu dùng thuốc với liều lượng trên 4g/ngày, bệnh nhân có thể bị hoại tử ống thận.

Tùy vào từng loại thuốc, cơ địa của mỗi người mà liều lượng sử dụng của nó cũng được chỉ định khác nhau. Do đó, để tránh gặp phải những tác dụng phụ trong quá trình điều trị, hãy uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.

3. Nhóm kháng sinh Macrolide

Erythromycin là loại thuốc đầu tiên được sản xuất của nhóm kháng sinh Macrolide
Erythromycin là loại thuốc đầu tiên được sản xuất của nhóm kháng sinh Macrolide

Ngoài 2 nhóm thuốc trên, Macrolide cũng là một trong những nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thường được sử dụng. Nó được chỉ định để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm trùng da, viêm đường sinh dục.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh này bao gồm:

*) Erythromycin:

Đây là loại thuốc đầu tiên của nhóm kháng sinh Macrolide. Đặc điểm của loại thuốc này là có thời gian bán thải ngắn. Do đó bệnh nhân cần phải uống thuốc nhiều lần trong ngày. Sau này, các kháng sinh bán tổng hợp ra đời đã khắc phục được vấn đề trên. Hiện nay, nhóm kháng sinh chữa viêm xoang Macrolide có các loại thuốc khác.

*) Clarithromycin:

Clarithromycin được dùng kết hợp với  Metronidazol và Amoxycillin để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chữa trị cho các bệnh nhân bị AIDS.

*) Roxithromycin (rulid):

So với Erythromycin, Roxithromycin (rulid) có nguy cơ tương tác thuốc ít hơn. Do đó, đây cũng là loại thuốc thường hay được sử dụng.

*) Azithromycin (zithromax):

Loại thuốc này chỉ được sử dụng với liều lượng là 1 lần/ngày và chỉ được điều trị trong vòng 3 ngày. Bởi Azithromycin là thuốc thấm rất nhiều vào mô nhưng nó lại ít khi thấm vào dịch não tủy. Thêm vào đó thuốc lại có tác dụng phổ rất rộng thời gian bán thải có thể kéo dài đến 70 giờ. Vì vậy, chỉ được dùng 1 lần trong ngày để bảo đảm an toàn.

*) Spiramycin (rovamycin):

Spiramycin có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường dịch vị acid, không gây độc hại đối với gan. Thời gian bán hủy của loại thuốc này cũng khá dài, kéo dài từ 6 – 8 tiếng. Hiện nay, loại thuốc này có dạng được dùng kết hợp với Metronidazol để trị nhiễm khuẩn kỵ khí hoặc dùng trong điều trị nhiễm khuẩn răng hàm mặt.

Nhìn chung, nhóm kháng sinh Macrolide chữa viêm xoang và các bệnh nhiễm khuẩn khác được sử dụng rất phổ biến. Do các loại thuốc này thường dung nạp tốt, có thể dùng cho cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

II/ Vài điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm xoang

Cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị
Cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị

Sử dụng kháng sinh là sự lựa chọn hàng đầu khi điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm cho việc dùng thuốc được an toàn và mang đến tác dụng tốt, bệnh nhân cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian và điều trị. Không được tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc đột ngột dù cho bệnh đã thuyên giảm.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về để dùng
  • Kháng sinh thường được dùng trước bữa ăn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ lại khuyến cáo nên uống trước khi dùng bữa. Không nên ăn các đồ ăn cay hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn cùng với thuốc để tránh tương tác.
  • Bên cạnh tiêu diệt các vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn cả các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung cho cơ thể các lợi khuẩn bằng các thực phẩm như sữa chua để bổ sung.
  • Trong trường hợp dùng thuốc mà thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, táo bón, phản ứng quá mẫn… ngưng uống thuốc và tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý.

Việc dùng các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang có thể gây hại cho cơ thể. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, những cách này còn tạo điều kiện cho viêm xoang mau được chữa lành. Dưới đây là các biện pháp có thể tham khảo và áp dụng:

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày thật sạch sẽ. Đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Trong trường hợp xoang làm nghẹt mũi, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi.
  • Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi.
  • Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường. Nó không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho mũi mà còn ngăn không cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
  • Tắm bằng nước ấm, sau khi tắm cần phải lau người bằng nước ấm mới được mặc quần áo.
  • Bổ sung thêm cho cơ thể nhiều loại trái cây và rau xanh. Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể.
  • Nếu bị xoang mạn tính, thường xuyên thăm khám để nắm được tình trạng bệnh lý. Đồng thời, người bệnh cũng có thể chủ động hơn trong việc điều trị nếu xoang tái phát.

Trên đây là nhóm kháng sinh chữa viêm xoang và một số điều cần lưu ý. Dùng thuốc tây chữa bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề không mong muốn. Do đó, để tránh gặp phải những tác dụng xấu, nắm rõ các thông tin về những loại thuốc cần dùng là điều cần thiết.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Người bệnh viêm xoang không cần kiêng ăn thịt gà. Thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Bị viêm xoang ăn thịt gà được không, tại sao?

Người bị viêm xoang vẫn ăn được thịt gà, không cần kiêng kỵ loại thực phẩm này. Thịt gà chứa...

Cách chữa viêm xoang bằng nước muối rất hay

Chữa viêm xoang bằng muối là cách được nhiều người áp dụng. Nước muối có tính sát khuẩn cao, có...

Dùng cá ngựa trị viêm xoang có được không? Chuyên gia tư vấn

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức xoang mũi, nhức đầu,...

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn chữa viêm xoang, viêm mũi bằng bài thuốc cực hay [ĐỪNG BỎ QUA]

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 đã giới thiệu phương pháp chữa...

Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đa xoang là căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều xoang cùng lúc khiến cho người bệnh gặp phải nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *