Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay

Xét nghiệm máu, RF, Anti-CCP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, bổ thể, Uric Acid, nhóm HLA, CRP… là các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng. Để nắm được rõ hơn các thông tin về phương pháp này, hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng

Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi không có một xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác định được một cách chứng bệnh này. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân kết hợp một số phương pháp chẩn đoán. Thông thường, để xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp thường có các phương pháp sau đây:

1. Xét nghiệm máu

Một trong những phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân khi có các biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp là xét nghiệm máu. Trong phương pháp chẩn đoán này lại được chia thành nhiều phương chẩn đoán nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

# Tốc độ lắng của hồng cầu

Bằng các thiết bị chuyên biệt, bác sĩ sẽ đo tốc độ lắng của hồng cầu (ERS). Phương pháp này được áp dụng như sau: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và đặt chúng vào ống nghiệm. Sau đó sẽ tiến hành quan sát sự lắng đọng của các tế bào hồng cầu xuống dưới đáy ống nghiệm trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tiếng đồng hồ. Nếu xảy ra hiện tượng viêm, các tế bào hồng cầu sẽ tụ lại với nhau. Tốc độ rơi của chúng cũng sẽ nhanh hơn các tế bào hồng cầu không bị viêm.

Thông thường, tỉ lệ lắng đọng của các hồng cầu được xác định ở mức bình thường là dưới 20mm/giờ. Giữa nam và nữ cũng sẽ có sự chênh lệch đôi chút. Cụ thể, đối với nam, tỉ lệ này dao động từ 0 – 15mm và 0 – 20mm đối với nữ. Nếu tỉ lệ lắng đọng của hồng cầu cao hơn so với mức bình thường, cho thấy xuất hiện tình trạng viêm không đặc hiệu trong cơ thể. Tuy nhiên, ngoài viêm khớp cũng có nhiều bệnh lý khác có thể gây viêm. Do đó, sử dụng phương pháp này không thể xác định được một cách chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó không được xem là phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.

# Đo yếu tố RF

RF là yếu tố dạng thấp, nó cũng chính là một globulin miễn dịch có khả năng liên kết với những kháng thể khác. Mà kháng thể lại chính là những protein bình thường. Chúng được tìm thấy ở trong máu có chức năng miễn dịch cho cơ thể. RF không phổ biến, chỉ khoảng 1 – 2% người khỏe mạnh có yếu tố này trong cơ thể. Thêm vào đó, tỉ lệ yếu tố dạng thấp cũng sẽ tăng theo độ tuổi, khoảng 20% những người trên 65 tuổi tồn tại RF ở mức độ cao.

Đo nồng độ RF có thể phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp
Đo nồng độ RF có thể phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp

Việc tìm yếu tố dạng thấp trong máu cũng sẽ xác định được người bệnh có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Để xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định lấy mẫu máu để làm xét nghiệm. Thông thường, RF sẽ tồn tại trong khoảng 80% người trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở những người trưởng thành sẽ thấp hơn những đối tượng bị bệnh ở tuổi vị thành niên. Đồng thời, thời gian mang bệnh càng lâu thì tỉ lệ yếu tố dạng thấp trong cơ thể sẽ càng tăng. Nếu bị bệnh khoảng 3 tháng, tỉ lệ này sẽ là 33%, mắc bệnh một năm thì nó sẽ tăng lên 75%. Thậm chí, sau khi được điều trị thì vẫn có khoảng 20% bệnh nhân còn âm tính với RF trong suốt những thời gian sau đó.

Tham khảo thêm: Viêm khớp dạng thấp RF Là Gì? Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

# Acid Uric

Việc tích tụ hoặc sản sinh ra quá nhiều Acid Uric có thể dẫn đến tình trạng các khớp hình thành nên tinh thể. Hệ quả là dẫn đến bệnh gút. Chính vì vậy, phân tích dịch khớp cũng sẽ giúp bác sĩ có được nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho quá trình điều trị và chẩn đoán bệnh.

# Anti-CCP – phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Anti-CCP là tên viết tắt của cụm từ anti-cyclic citrullinated. Nó được xem là một xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu. Phương pháp này không chỉ được dùng để chẩn đoán mà chúng còn có tác dụng tiên lượng tình trạng bệnh lý của  bệnh nhân. Nồng độ anti-cyclic citrullinated càng cao thì mức độ tổn thương của các khớp cũng sẽ càng nhiều. Khi đo được lượng Anti-CCP ở nồng độ thấp, chúng ít đóng vai trò trong việc chẩn đoán bệnh.

Trước đây, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp RF để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi, Tuy nhiên nó cũng thường cho kết quả không chính xác. Bởi có những người khi tiến hành xét nghiệm cho kết quả dương tính với RF nhưng thực tế lại không bị viêm khớp dạng thấp. Thêm vào đó, so với Anti-CCP thì phương pháp RF có ít ý nghĩa tiên lượng bệnh hơn. Mặc dù có những ưu và hạn chế riêng, nhưng cả 2 phương pháp này vẫn được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng để đánh giá ban đầu ở những người có dấu hiệu yếu tố dạng thấp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay phương pháp Anti-CCP dần dần thay thế RF, bởi những lý do sau đây:

  • Anti-CCP có độ nhạy cao hơn RF khi được dùng để chẩn đoán bệnh ban đầu.
  • Phương pháp này có tác dụng tiên đoán sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp khi chưa thể phân loại được viêm khớp dạng thấp.
  • Có thể dùng phương pháp này để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở những người khỏe mạnh trước khi họ bị bệnh nhiều năm.

Vì đem lại nhiều ưu điểm hơn RF, do đó nó đang dần được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh.

# Bổ thể

Xét nghiệm bổ thể là một trong những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm bổ thể là một trong những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Bổ thể được tổ chức thành một hệ thống. Chúng là một tập hợp các protein có ở trong máu và cũng đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thông thường, các protein này sẽ không hoạt động. Tuy nhiên, khi có một kháng thể nào đó liên kết với kháng nguyên thì nó sẽ hoạt hóa hệ thống bổ thể. Quá trình hoạt hóa bổ thể sẽ tạo thành các phức hợp miễn dịch ở các bệnh nhân bị bệnh lupus. Hay nói cách khác, khi bị lupus, hệ thống bổ thể của cơ thể sẽ bị suy giảm. Chính vì thế việc xét nghiệm này cũng thường được áp dụng để theo dõi các biều hiện bệnh lupus.

# Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp thường được áp dụng. Bởi đây là nhóm kháng thể có khả năng tấn công vào cấu trúc bên trong của tế bào. Do đó khi tiến hành xét nghiệm ANA có trong máu của người bệnh có thể phát hiện được các bệnh tự miễn nhất định. Để thực hiện được phương pháp này, nó thường được kết hợp bởi 2 kỹ thuật là xét nghiệm tế bào hargrave và FANA.

# Nhóm HLA

Đây là các protein xuất hiện trên bề mặt tế bào bạch cầu và thường là căn nguyên gây nên một vài bệnh thấp khớp. Vì thế, xét nghiệm nhóm HLA có thể xác định được họ có bị mắc các bệnh lý liên quan đến thấp khớp hay không. Chẳng hạn: Xét nghiệm HLA – B27 có thể phát hiện được các biểu hiện di truyền của chứng bệnh viêm cột sống dính khớp. Nếu xét nghiệm HLA – DR4 có thể chẩn đoán được bệnh viêm cột sống dính khớp.

# Xét nghiệm CRP

CRP là tên viết tắt của C reactive protein. Nó là một loại protein được sản xuất tại gan khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hoặc bị viêm cấp. Nó đóng vai trò quan trọng quá trình tương tác với hệ thống bổ thể của cơ thể. CRP đóng vai trò như một hàng rào để bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Việc xét nghiệm CRP chỉ phản ánh tình trạng viêm chung nhưng lại không thể xác định được cụ thể chứng bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Tuy nhiên, theo dõi nồng độ CRP lại rất hữu ích khi bệnh đã được chẩn đoán.

CRP dương tính ở những bệnh như viêm khớp dạng thấp, ung thư, lao, thấp khớp, viêm phổi, nhồi máu cơ tim… Ngoài ra, nó cũng thường thấy ở những phụ nữ mang thai hoặc khi sử dụng các biện pháp tránh thai đường uống.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp bằng hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh cũng thường được chỉ định để khám viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán bằng hình ảnh cũng thường được chỉ định để khám viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh các phương pháp thuộc nhóm xét nghiệm máu, áp dụng các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng hình ảnh cũng cần được chỉ định. Những phương pháp thuộc nhóm này bao gồm:

# Siêu âm khớp

Với phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện được có dịch khớp, tổn thương phần mềm ở quanh khớp. Ngoài ra, nó cũng giúp phát hiện được các thay đổi sớm trong bệnh viêm khớp.

# Chụp X – quang khớp

Đây cũng là một phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó sẽ giúp phát hiện được các biểu hiện của tình trạng bào mòn sụn khớp. hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn gai, thậm chí là tình trạng dính khớp.

# Xạ hình xương

Đây là kỹ thuật được chỉ định để đánh giá được toàn bộ hệ thống xương khớp. Nó cũng có vai trò giúp phát hiện sớm các bệnh xương khớp như viêm khớp, những bệnh ác tính về xương như ung thư xương, ung thư xương do di căn.

# Chụp CT

Chụp CT thường được chỉ định trong những trường hợp có biểu hiện viêm tủy xương.

# Chụp MRT 

Kỹ thuật này cũng cho phép các bác sĩ phát hiện được những bệnh lý tại các khớp như viêm khớp, phần mềm xung quanh khớp bị tổn thương…

Trên đây là những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng tôi tổng hợp được. Cả 2 phương pháp xét nghiệm máu và chẩn đoán bằng hình ảnh đều có thể chẩn đoán bệnh, giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh lý và đưa ra được các phác đồ điều trị phù hợp. Chính vì thế, khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như cứng khớp, đau khớp, sưng khớp… thì nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không là vấn đề có không ít người đang băn khoăn. Đây là một căn bệnh tự miễn và thật không may, cho...
Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng Y học cổ truyền

Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền

Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học...

viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

Cùng với việc tuân thủ các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bị viêm khớp dạng thấp nên thực...

Tìm hiểu thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc sinh học có nhiều cải tiến so với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thông thường. Nhóm...

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không là vấn đề có không ít người đang băn khoăn. Đây là...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid – Điều cần biết

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong giai đoạn tiến triển,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *