Mẩn ngứa phát ban: nguyên nhân & hướng điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mẩn ngứa phát ban là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng/ đốm da khác màu (thường có màu đỏ) đi kèm với triệu chứng sưng và ngứa ngáy. Tình trạng này có thể phát sinh do da bị dị ứng hoặc do những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

trị mẩn ngứa phát ban
Da bị mẩn ngứa phát ban do những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây ra mẩn ngứa phát ban da

Mẩn ngứa phát ban là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da xuất hiện những mảng/ đốm da có màu sắc bất thường (chủ yếu là màu đỏ), đi kèm với triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy và sưng viêm.

1. Nguyên nhân khiến da bị mẩn ngứa phát ban

Mẩn ngứa phát ban da là biểu hiện lâm sàng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

trẻ bị mẩn ngứa phát ban
Chàm là một trong những nguyên nhân khiến da đỏ, nổi mẩn và ngứa ngáy

Chẳng hạn như:

  • Phản ứng dị ứng da (nổi mề đay): Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (lông chó mèo, thực phẩm dị ứng, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất,…) hoặc đối diện với sự thay đổi bất thường của thời tiết/ nội tiết tố, hệ miễn dịch sẽ có động thái phản ứng bằng cách giải phóng các histamine và serotonin vào mô da. Các thành phần này kích thích da phát sinh những biểu hiện lâm sàng như ngứa, nóng rát và sưng viêm.
  • Thủy đậu: Thủy đậu là bệnh do nhiễm virus Varicella zoster gây ra các nốt mẩn đỏ và mụn nước trên bề mặt da.
  • Chàm: Chàm là tên gọi chung của những dạng viêm da mãn tính. Bệnh lý này gây ra tình trạng đỏ da, ngứa, phát ban và nổi mụn nước.
  • Hăm da: Hăm da là tình trạng da đỏ, phát ban ở những vùng da có nếp gấp do ma sát hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Côn trùng cắn: Nọc độc từ côn trùng có thể khiến vùng da phát ban và xuất hiện những nốt mẩn đỏ.

Ngoài ra, mẩn ngứa phát ban còn có thể do những nguyên nhân ít gặp hơn như nhiễm nấm da, tác dụng phụ của một số loại thuốc, căng thẳng,…

Xem thêmNhững loại phát ban thường gặp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng mẩn ngứa phát ban thường biến mất sau vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên với một số trường hợp không có tiến triển hoặc triệu chứng trở nên xấu hơn, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ.

Cần chủ động gặp bác sĩ trong những tình huống sau:

  • Phát sinh những triệu chứng đi kèm khác như đau nhức cơ thể, sưng lưỡi, đau họng, đau khớp, sốt, khó thở, đau đầu,…
  • Phát ban mẩn ngứa tiếp tục lan rộng và gây ngứa dữ dội.
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mủ và rỉ dịch.
  • Nếu phát ban xảy ra khi bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc do tác dụng phụ của thuốc, cần thông báo với nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất.
  • Một số triệu chứng trên da dần trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ: Da đổi màu (thường chuyển sang màu tối hơn), chảy máu, phồng rộp, sưng tấy và bong tróc.
  • Đến bác sĩ khi bạn nghi ngờ mình bị nhiễm vi khuẩn, virus do tiếp xúc với nguồn bệnh.

Chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa phát ban da

Mẩn ngứa phát ban thường được chẩn đoán bằng trực quan. Bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh lý của từng trường hợp để đưa ra chẩn đoán.

Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm virus, vi khuẩn, xét nghiệm máu và sinh thiết da có thể được thực hiện. Nếu tình trạng trên da có mối liên hệ với phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể lấy mô da để xác định sự hiện diện của thành phần trung gian – histamine.

Trên thực tế, việc chẩn đoán mẩn ngứa phát ban phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý và một số yếu tố khác. Do đó bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân trước khi chỉ định điều trị.

Điều trị mẩn ngứa phát ban da

Điều trị mẩn ngứa phát ban da phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp bạn bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc kháng sinh và chỉ định kết hợp với một số phương pháp khác.

Bài viết chỉ cung cấp các biện pháp điều trị mẩn ngứa phát ban da do những nguyên nhân phổ biến nhất (dị ứng, bệnh chàm và một số tình trạng da liễu khác).

1. Sử dụng thuốc bôi da chứa corticosteroid

Thuốc bôi da chứa corticosteroid được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng ngứa, đỏ và sưng viêm. Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch tại vùng da dùng thuốc khiến các triệu chứng trên da có xu hướng thuyên giảm dần.

Khi dùng loại thuốc này, bạn chỉ nên sử dụng thuốc có nồng độ thấp (khoảng 0.1%) và dùng 0.03% cho trẻ nhỏ. Lạm dụng thuốc bôi chứa corticosteroid có thể gây mỏng, bào mòn và teo da. Vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc trong liều lượng cho phép, đồng thời không nên điều trị quá 10 ngày.

trẻ bị mẩn ngứa phát ban
Thuốc bôi da chứa corticosteroid có tác dụng làm giảm sưng và ngứa

Những loại thuốc bôi da chứa corticosteroid, bao gồm:

  • Betnovate
  • Elocon cream 1%
  • Aristocort
  • Flucinar ointment
  • Fucicort cream
  • Triamcinolone acetonide cream 0.01%

Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa phát ban đều đáp ứng tốt với thuốc bôi da chứa corticosteroid. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này, bạn không nên băng kín vùng da dùng thuốc, đồng thời cần có các biện pháp chống nắng để hạn chế tổn thương da.

2. Thuốc bôi ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin ít khi được sử dụng trong trường hợp mẩn ngứa phát ban do nổi mề đay. Loại thuốc này chỉ được dùng cho tình trạng phát ban do chàm hoặc bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc bôi chứa corticosteroid.

Nhóm thuốc này gây ức chế miễn dịch lên vùng da sử dụng và làm giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên thuốc ức chế calcineurin chỉ được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, đồng thời cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng được chỉ định. Lạm dụng nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

trị mẩn ngứa phát ban
Thuốc ức chế calcineurin chỉ được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

Những loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ được dùng phổ biến, bao gồm:

Bỏ túi: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

3. Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng nhằm gây tê biểu bì để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Nhóm thuốc này được đánh giá khá an toàn, có thể sử dụng cho vết thương do côn trùng cắn.

Thuốc gây tê tại chỗ được dùng cho bệnh nhân mẩn ngứa phát ban, gồm:

  • Pramoxine
  • Benzocain
  • Capsaicin
  • Doxepin

4. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine có tác dụng ức chế chọn lọc histamine – thành phần kích thích các triệu chứng trên da phát sinh. Loại thuốc này được sử dụng khi tình trạng mẩn ngứa phát ban da do phản ứng dị ứng gây ra.

Nếu tình trạng dị ứng nhẹ, bạn có thể sử dụng những loại thuốc kháng histamine tại chỗ như Diphenhydramine (Benadryl cream) để giảm ngứa. Tuy nhiên trong trường hợp phát ban có xu hướng lan rộng, bạn có thể phải sử dụng thuốc kháng histamine đường uống để cải thiện.

trẻ bị mẩn ngứa phát ban
Thuốc kháng histamine được sử dụng trong trường hợp phát ban do dị ứng

Những loại thuốc kháng histamine được sử dụng cho bệnh nhân phát ban mẩn ngứa, gồm có:

Khi sử dụng thuốc kháng histamine, bạn có thể bị chóng mặt và buồn ngủ, do đó cần hạn chế thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này.

5. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm còn được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Tương tự như histamine, serotonin cũng là thành phần trung gian kích thích phản ứng quá mẫn. Tuy nhiên thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng trong trường hợp phát ban mãn tính và không đáp ứng với những loại thuốc nói trên.

Một số loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng cho bệnh nhân mẩn ngứa phát ban, bao gồm:

  • Fluoxetine
  • Sertraline

Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa phát ban đều đáp ứng tốt với thuốc bôi ngoài da. Chỉ một số ít bệnh nhân phải sử dụng thuốc đường uống.

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa phát ban da

Bạn có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa phát ban bằng các biện pháp sau:

trẻ bị mẩn ngứa phát ban
Dưỡng ẩm mỗi ngày giúp hạn chế tổn thương, bổ sung nước và làm mềm da
  • Tránh xa những tác nhân gây dị ứng và gây ngứa như bụi bẩn, hóa chất, một số loại thực phẩm, côn trùng,…
  • Vệ sinh da hằng ngày bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ. Đồng thời cần mặc quần áo thoải mái để tránh ma sát và giữ da thông thoáng.
  • Sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ để phục hồi bề mặt, giữ da ở trạng thái tối ưu và làm dịu biểu bì.
  • Hạn chế gãi vào vùng da tổn thương, áp lực từ ngón tay có thể khiến da chảy máu và mưng mủ.
  • Giảm căng thẳng bằng cách ngủ sớm, điều chỉnh thời gian làm việc, thư giãn, đọc sách hoặc luyện tập yoga.
  • Ngâm vùng da mẩn ngứa vào nước ấm để làm mềm và giảm ngứa.
  • Nếu bạn nghi ngờ phát ban da do thời tiết thay đổi, bạn có thể làm giảm không khí khô hanh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.

Mẩn ngứa phát ban là triệu chứng da liễu thường gặp. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong trường hợp phát ban da đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng, cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Biện pháp điều trị mề đay ngay tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Nổi mề đay thường liên quan đến các phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu phản ứng cấp tính,...

Nổi mề đay do rượu bia và những điều bạn cần biết

Nổi mề đay do rượu bia là triệu chứng khởi phát ở người có cơ địa dị ứng với đồ...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]

Ngứa ngáy gây ra cảm giác thật khó chịu, người bệnh có thể mắc phải bất cứ thời điểm nào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *