Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh lý này đặc trưng với các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Tìm hiểu thông tin trong bài viết để được giải đáp vấn đề “Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?”.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh đặc trưng với các mụn nước nhỏ tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân và ở các rìa ngón. Các mụn nước có kích thước trung bình từ 1 – 2mm, nổi trên thượng bì da và gây ngứa dữ dội.

Tổ đỉa là bệnh mãn tính và thường tái phát vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm. Một đợt bùng phát của bệnh kéo dài khoảng vài tuần.

Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tổ đỉa chưa được xác định. Tuy nhiên một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, chẳng hạn như căng thẳng, dị ứng thường xuyên, da nhạy cảm,…

Đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn các đợt bùng phát nếu thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù là bệnh mãn tính và không thể điều trị nhưng tổ đỉa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết cách điều trị, các triệu chứng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa.

Nên làm gì để cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa?

Như đã đề cập, bệnh chàm tổ đỉa có thể được kiểm soát nếu bạn tiến hành điều trị đúng cách. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể áp dụng để làm giảm và ngăn ngừa các đợt bùng phát.

tổ đỉa có chữa khỏi được không
Nên làm gì để cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa?
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da tổn thương để cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc. Đồng thời, dùng thuốc mỡ để làm giảm viêm, ngứa rát và khó chịu.
  • Có thể uống thuốc kháng histamine (Claratyne, Hismanal,…) để làm giảm phản ứng viêm và các triệu chứng đi kèm.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn nên sử dụng kháng sinh Erythromycin theo liều lượng 500mg/ 3 lần/ ngày trong vòng 1 tuần.
  • Lựa chọn sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt, dầu xả,…dịu nhẹ để giảm kích ứng lên da. Trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc với hóa chất, bạn nên sử dụng bao tay cao su để bảo vệ và giảm kích thích lên da.
  • Giữ vùng da bị bệnh khô thoáng và sạch sẽ. Hạn chế gãi và ma sát mạnh lên vùng da này.
  • Có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà như sử dụng nha đam, yến mạch, chườm lạnh,… để làm giảm triệu chứng của chàm tổ đỉa.
  • Hạn chế bổ sung những thực phẩm có chứa niken. Các thực phẩm này chính là nguyên nhân khiến chàm tổ đỉa bùng phát.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thực phẩm, đồ kim loại có chứa niken và coban,…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh thức khuya. Căng thẳng quá mức có thể kích thích các triệu chứng của chàm tổ đỉa phát sinh.
  • Loại bỏ thực phẩm chứa nhiều đường trong thời gian điều trị. Đường khiến nồng độ insulin tăng cao và kích thích phản ứng viêm trong cơ thể.

Thực tế, các biện pháp chăm sóc tại nhà, cải thiện chế độ sinh hoạt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do vậy, để đẩy lùi căn bệnh viêm da này, mỗi người nên chủ động tìm kiếm phương pháp khoa học, hiệu quả, được giới chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao.

Để có hướng điều trị thích hợp, bạn đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán về mức độ và khả năng đáp ứng với những loại thuốc điều trị. Thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát và hạn chế các cơn bùng phát của bệnh chàm tổ đỉa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Cây ráy thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp

Dùng củ ráy chữa tổ đỉa – còn nhiều người chưa biết

Cây ráy là một loại cây dại mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam, mặc dù nó...

Bệnh tổ đỉa có thể tái phát nhiều lần.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? không chữa có hết không?

Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước xuất hiện trên da gây ngứa rát, bong tróc da. Bệnh...

Bài thuốc Nam “đệ nhất” đánh bay tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu, khiến bệnh nhân gặp...

Bị tổ đỉa khi mang thai: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết

Các thay đổi trong thời gian mang thai có thể kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa bùng phát....

Hướng dẫn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà

Với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, bạn có thể thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *