Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Các Biện Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em là một trong những vấn đề được phụ huynh quan tâm. Đây là tình trạng nhiễm trùng răng có tính chất phức tạp, biến chứng nhanh nếu không được khám chữa sớm. Không riêng người trưởng thành, áp xe răng xảy ra ở trẻ em tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Tình trạng áp xe răng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em. Khi bé bị áp xe răng sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và sự phát triển của trẻ nhỏ. Áp xe răng ở trẻ em hiện nay là bệnh lý nha khoa được nhiều phụ huynh quan tâm.

Áp xe răng ở trẻ em là gì?
Áp xe răng ở trẻ em cũng tương tự như người lớn hình thành do vi khuẩn xâm nhập, tấn công dẫn đến nhiễm trùng

Tương tự như ở người trường thành, áp xe răng ở trẻ em là hiện tượng nhiễm trùng do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, hình thành các túi mủ ở chân răng, phần giữa răng hoặc nướu,… Biểu hiện đặc trưng của hiện tượng áp xe là sưng tấy và gây đau nhức dữ dội.

Dựa vào vị trí và nguyên nhân gây đau răng, người ta chia áp xe thành các dạng như áp xe quanh răng, áp xe nha chu, nướu răng,… Khi gặp phải bệnh lý nha khoa này, trẻ em có thể trải qua nhiều cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt mà còn gây hại cho sức phát triển thể chất, tinh thần của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé bị áp xe răng

Dấu hiệu nhận biết áp xe răng đặc trưng là cơn đau nhức bất thường xuất hiện, răng sưng đau khó chịu. Trường hợp bé bị áp xe răng cũng tương tự như người trưởng thành, triệu chứng nhận biết thường thông qua cơn đau. Nguyên nhân là do túi mủ tích tụ càng lớn, sưng viêm nướu tạo áp lực khiến chân răng bị tổn thương, dẫn đến đau nhức.

Trường hợp bệnh nặng nề hơn, cơn đau có thể lan tỏa sang các vùng lân cận, trong đó đặc biệt nhất là tai, hàm, cổ. Bố mẹ có thể quan sát nướu răng của bé, trường hợp bé bị áp xe lợi, răng rữa, răng ở cửa miệng có thể dễ dàng nhận biết thông qua mắt thường.

Đặc biệt, triệu chứng khi răng hàm bị tổn thương, nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng nặng nề hơn. Lúc này trẻ khá khó chịu, khó ăn, hay quấy khóc vô cớ, nhất là ở các bé nhỏ. Nếu bé lớn tuổi hơn, trẻ có thể trực tiếp thông báo về vấn đề đang gặp phải để nhận sự hỗ trợ từ bố mẹ.

Dấu hiệu nhận biết bé bị áp xe răng
Bé bị áp xe răng gặp phải các cơn đau nhức khó chịu, quấy khóc thường xuyên, sưng đỏ nướu răng,…

Bạn nên chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa khi nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường như:

  • Chân răng bị sưng, căng bóng, đỏ bề mặt.
  • Vị trí bị áp xe sưng khiến cho bên mặt cũng sưng tấy theo.
  • Cơn đau nhức khó chịu xuất hiện gây khó khăn cho trẻ trong việc nhai nuốt thức ăn.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, nổi hạch ở cổ, hàm.
  • Chân răng có mủ, mùi hôi, mủ chảy ra ngoài.
  • Răng trở nên yếu dần, xỉn màu men răng, dễ lung lay chân răng.

Đây là một vài triệu chứng điển hình khi răng lợi bị nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe. Tùy mức độ viêm nhiễm mà bé sẽ gặp phải các triệu chứng nhẹ hay nặng nề. Trường hợp áp xe nhẹ có thể thuyên giảm sau một thời gian, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nghiêm trọng có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em

Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị áp xe răng? Có rất nhiều yếu tố liên quan tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, hình thành ổ áp xe răng ở trẻ em. Dưới đây là một vài nguyên nhân điển hình:

  • Sâu răng: Trẻ em thường bị sâu răng do thói quen ăn bánh kẹo ngọt, ít chú ý đến vệ sinh răng miệng. Các lỗ hỏng sâu răng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tủy, làm mòn thân răng. Dần dần, các mô nướu răng bị ảnh hưởng kéo theo hiện tượng mưng mủ, tụ dịch áp xe.
  • Tổn thương răng: Trẻ bị té ngã, chấn thương làm mẻ hoặc gãy răng là nguyên nhân khiến cho tình trạng áp xe răng xảy ra dễ dàng hơn. Nếu vùng tổn thương không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, tấn công và hình thành ổ áp xe.
  • Thói quen nghiến răng: Khi ngủ trẻ có thể thường xuyên nghiến răng, hoặc khi gặp áp lực, căng thẳng. Việc thường xuyên nghiến răng tạo áp lực cho nướu, đè chân răng dễ gây thương tổn bên trong. Nếu kéo dài, nguy cơ hình thành ổ viêm cao, giúp hại khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố tác động khác khiến bé bị áp xe răng. Chẳng hạn như thói quen vệ sinh răng miệng kém, ăn đồ ăn cứng làm tổn thương chân răng, ngậm các đồ dùng không vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập khoang miệng, lưu trú trong các mảng bám trên răng gây áp xe,…

Việc xác định nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Theo đó, khi đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để kiểm tra, bố mẹ nên cung cấp các thông tin liên quan để bác sĩ nắm rõ và xác định nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý này.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cũng giống như người trưởng thành, tình trạng áp xe xảy ra ở trẻ em có diễn biến nhanh chóng và phức tạp nếu người bệnh không phát hiện và được điều trị sớm. Ngoài ra, do hệ thống miễn dịch, đề kháng của trẻ em còn non yếu, tình trạng tổn thương, nhiễm trùng răng miệng có thể dễ dàng phát sinh biến chứng hơn.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trường hợp tình trạng áp xe kéo dài không được cải thiện khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hại khác

Theo đó, các bé có khả năng đối mặt với nhiều nguy cơ. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ:

  • Tình trạng áp xe răng lan rộng ảnh hưởng đến chân răng, nướu, xương hàm khiến cho răng trẻ dễ lung lay, mất răng.
  • Dịch tích tụ ngày càng nhiều hình thành các nang do răng.
  • Viêm xoang hàm khi ổ áp xe gây nhiễm trùng lan rộng.
  • Vi khuẩn xâm lấn đến vùng lưỡi, hàm, vùng dưới cằm gây hoại tử sàn miệng, nguy cơ tử vong cao.
  • Áp xe lên não, gây viêm não, nhiễm trùng dẫn đến hôn mê.
  • Viêm nội tâm mạc do áp xe lợi ở trẻ em lan rộng.

Ngoài các rủi ro có thể xảy ra kể trên, trẻ em có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiện tượng áp xe răng còn gây hại cho sức khỏe, nhiều khả năng nhiễm trùng lan rộng dẫn đến tử vong.

Áp xe răng ở trẻ em khó phục hồi tự nhiên mà cần có sự can thiệp điều trị. Bởi, nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị, kéo dài có thể khiến các bộ phận lân cận bị tác động, dễ phát sinh biến chứng. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Các biện pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em

Khi đến gặp bác sĩ nha khoa, bé sẽ được khám chữa, chẩn đoán bệnh để tìm phương pháp can thiệp phù hợp, an toàn và hiệu quả, giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng áp xe răng. Bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng và kiểm tra dấu hiệu bất thường ở răng. Tiếp đến áp dụng các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra cần thiết khác.

Sau khi có được kết quả chẩn đoán cuối cùng, tùy mức độ áp xe mà bé đang gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc, điều trị khắc phục tương ứng. Dưới đây là các hướng can thiệp xử lý áp xe răng ở trẻ em, giúp giảm đau nhức khó chịu được áp dụng rộng rãi.

Mẹo chữa giảm đau tại nhà

Các biện pháp áp dụng tại nhà hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu tạm thời cho trẻ. Ngoài ra, các cách này còn giúp ngăn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, tránh các biến chứng liên quan khác. Tham khảo một số cách được áp dụng phổ biến như:

Các biện pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em
Xoa dịu cảm giác khó chịu cho trẻ bằng các biện pháp tại nhà

Chườm đá lạnh: Chườm lạnh là biện pháp giúp cải thiện cơn đau tạm thời cho bé bị áp xe răng. Nhờ nhiệt độ thấp của đá lạnh, vùng sưng tấy được gây tê, giảm cảm giác đau đớn. Áp dụng theo cách đơn giản:

  • Dùng một túi chườm bằng vải, cho vào vài viên đá lạnh.
  • Áp túi chườm vào vùng má bị sưng viêm trong khoảng 1 phút.
  • Sau đó lấy ra và lặp lại vài lần để giúp bé giảm đau.

Dùng dầu đinh hương: Dầu đinh hương hoặc dầu từ kinh giới có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Sử dụng dầu giúp giảm áp xe răng cho trẻ em bằng cách:

  • Sử dụng bông gòn, thấm tinh dầu thoa nhẹ lên vùng răng bị áp xe.
  • Thực hiện phương pháp này liên tục 5 – 7 ngày giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, tổn thương.

Ngoài hai biện pháp đơn giản kể trên, bạn có thể sử dụng một số mẹo chữa với tỏi, dầu oliu,…. tại nhà giúp giảm triệu chứng áp xe răng cho trẻ em. Phương pháp dân gian có tác dụng cải thiện tình trạng áp xe nhẹ, tác dụng tạm thời. Bố mẹ vẫn nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị tận gốc tình trạng nhiễm trùng, phòng biến chứng.

Các biện pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị áp xe răng càng sớm càng tốt

Điều trị tại nha khoa

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám để đưa ra biện pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em phù hợp. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng:

  • Hút dịch mủ: Áp dụng cho túi áp xe mới hình thành, giai đoạn nhẹ. Bác sĩ nha khoa sẽ chích hút dịch mủ ra bên ngoài, loại bỏ ổ áp xe cho bệnh nhân. Vết thương sau đó sẽ được làm sạch, vệ sinh ngăn nguy cơ vi khuẩn tiếp tục tấn công làm lây lan viêm nhiễm.
  • Nhổ răng: Trường hợp nhận thấy răng của bé bị hư hỏng nặng, khó bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ phần răng này hoàn toàn.
  • Lấy tủy, trám răng: Nếu tình trạng áp xe có liên quan đến hiện tượng viêm tủy răng, bác sĩ nha khoa có thể lấy phần tủy nhiễm trùng và trám bít lại lỗ hỏng trên răng để bảo tồn răng cho trẻ.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Một số trường hợp bé được bác sĩ kê đơn dùng kèm thuốc kháng sinh để giảm viêm, ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên cần cho trẻ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Điều trị nha khoa giúp loại bỏ ổ áp xe, phòng nguy cơ nhiễm trùng lan ra các cơ quan lân cận ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín hoặc bệnh viện để khám chữa sớm khi nhận thấy bé có biểu hiện bất thường.

Phòng ngừa áp xe răng lợi cho bé

Như đã đề cập, tình trạng áp xe răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em. Trường hợp nhiễm trùng lợi ở trẻ kéo dài không được kiểm soát có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên chủ động theo dõi, quan sát bất thường ở trẻ và đưa bé đến bệnh viện khám chữa càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa áp xe răng lợi cho bé
Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ, phòng ngừa áp xe răng

Ngoài ra, việc phòng tránh chứng bệnh này cũng được bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Các lưu ý cho phụ huynh để giúp bé biết cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng như sau:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách, xây dựng thói quen đánh răng mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám, ngăn nguy cơ vi khuẩn lưu trú gây tổn thương răng.
  • Lựa chọn loại kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, đồ ăn dai, dính răng, nhất là vào ban đêm. Đồng thời bố mẹ cũng nên hạn chế các món cay nóng, dầu mỡ, không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas,…
  • Trường hợp phát hiện răng bé có vết nứt, tổn thương, gãy rụng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị.
  • Chủ động đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng đình kỳ. Bác sĩ sẽ hỗ trợ khắc phục sớm các dấu hiệu bất thường, phòng ngừa nguy cơ áp xe răng hoặc các vấn đề liên quan khác cho trẻ em.

Áp xe xe răng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng thường gặp hiện nay. Khi nhận thấy các bất thường ở trẻ, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa để khám chữa và điều trị sớm. Bởi, áp xe răng nếu kéo dài có nguy cơ phát sinh biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: 7 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà – Khắc Phục Cơn Đau

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp tình trạng nhiễm trùng kéo dài, ổ áp...
Vỡ áp xe răng là gì?

Vỡ Áp Xe Răng: Dấu Hiệu, Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Vỡ áp xe răng có nguy cơ kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt trường hợp không...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì?

Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Phòng Ngừa Sao?

Áp xe quanh chân răng có ổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức...

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát...

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh áp xe...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.