Thuốc Vacocipdex 500 có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vacocipdex 500 là thuốc chống nhiễm khuẩn do Công ty Cổ phần Dược Vacopharm sản xuất. Thuốc này thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng mà các loại kháng sinh thông thường không đáp ứng.

Vacocipdex 500
Vacocipdex 500 là dược phẩm của Công ty Cổ phần Dược Vacopharm

  • Tên thuốc: Vacocipdex 500
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và trị ký sinh trùng

Một số thông tin cần biết về thuốc Vacocipdex 500

1. Thành phần

Ciprofloxacin là thành phần chính có trong thuốc Vacocipdex 500. Đây là một hoạt chất mới nằm trong nhóm Quinolone. Hoạt chất này được hấp thu rất nhanh ở ống tiêu hóa. Ciprofloxacin có hoạt tính tương đối mạnh với khả năng diệt khuẩn phổ rộng.

Ngoài ra, thuốc Vacocipdex 500 còn chứa nhiều loại tá dược khác vừa đủ cho 1 viên. Bao gồm: Latose, Aspartam, Magnesi stearat, Palyvinyl pyrolidon, Microcrystalline cellulose, Aerosil, Natri starch glycolat, Ethanol 96%…

2. Chỉ định

Thuốc Vacocipdex 500 thường được chỉ định trong các trường hợp được đề cập dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng
  • Nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng mắt
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Nhiễm khuẩn mô mềm
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm khuẩn ống mật
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa
Vacocipdex 500 có tác dụng gì
Vacocipdex 500 có thể được chỉ định khi bạn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Ngoài ra, thuốc Vacocipdex 500 còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được đề cập trên đây. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi dùng Vacocipdex 500. Tránh việc tự ý dùng thuốc bởi rất dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

3. Chống chỉ định

Vacocipdex 500 chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Đối tượng quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân động kinh
  • Quá mẫn với nhóm Quinolone
  • Phụ nữ mang thai hay cho con bú
  • Người có tiền sử viêm gân hay đứt gân

4. Liều lượng và cách dùng

Bạn cần dùng thuốc Vacocipdex 500 đúng cách, liều lượng và tần suất sử dụng để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Cách dùng:

  • Uống thuốc chung với nước lọc
  • Nên uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ
  • Nuốt trọn viên thuốc khi uống

Tuyệt đối không dùng thuốc chung với sữa, nước ngọt, nước ép hay bất cứ loại thức uống nào khác. Bởi thành phần có trong những loại thức uống này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Không bẻ hay nghiền viên thuốc trước khi uống. Điều này thường khiến cho cơ chế hoạt động của thuốc thay đổi, làm phát sinh rủi ro.

Trong quá trình sử dụng Vacocipdex 500, bạn nên bổ sung nhiều nước để thuốc phát huy tốt tác dụng.

Liều dùng:

Dựa vào tình trạng bệnh và mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp với bạn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay tần suất dùng thuốc.

cách dùng Vacocipdex 500
Bạn nên dùng Vacocipdex 500 đúng liều lượng và tần suất để đảm bảo tác dụng của thuốc

Liều dùng của thuốc Vacocipdex 500 được đề cập dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, đáp ứng với những trường hợp phổ biến nhất.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: 250 – 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Bệnh lậu không biến chứng: 500 mg/lần/ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Viêm ruột nhiễm khuẩn mức độ nặng: Liều điều trị: 500 mg/lần, 2 lần/ngày. Liều dự phòng: 500 mg/ngày.
  • Nhiễm khuẩn mô mềm, da hay xương: 500 – 700 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Phòng nhiễm khuẩn gram âm cho người suy giảm miễn dịch: 250 – 500 mg/lần, 2 lần/ngày.

* Lưu ý: Trên đây là liều dùng áp dụng cho người lớn. Bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định dùng thuốc Vacocipdex 500 cho trẻ em.

Thời gian sử dụng thuốc Vacocipdex 500 dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng đối tượng.

  • Thời gian điều trị thông thường: 1 – 2 tuần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn xương khớp: 4 – 6 tuần.
  • Đối với tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn: 3 – 7 ngày.

5. Hướng dẫn bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Vacocipdex 500 ở nhiệt độ phòng từ 25 – 30 độ để bảo đảm tác dụng điều trị. Tránh để thuốc nơi ẩm ướt hay có ánh sáng chiếu trực tiếp. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ.

Khi thuốc hết hạn, có dấu hiệu đổi màu hay hư hỏng, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng Vacocipdex 500 trong tình huống này có thể phát sinh các vấn đề không mong muốn.

Nếu thuốc không còn giá trị sử dụng, bạn cần xử lí đúng cách theo hướng dẫn trên bao bì để tránh ảnh hưởng đến môi trường.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vacocipdex 500

1. Thận trọng

Sử dụng Vacocipdex 500 trong thời gian dài có thể khiến cho các loại vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển mạnh. Cần thường xuyên theo dõi và làm kháng sinh đồ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thận trọng khi dùng Vacocipdex 500
Cần thường xuyên làm kháng sinh đồ khi sử dụng thuốc Vacocipdex 500 trong thời gian dài

Một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Vacocipdex 500 hoặc làm gia tăng rủi ro khi sử dụng thuốc. Chủ động báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Chức năng gan, thận suy yếu
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương
  • Bị nhược cơ
  • Thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase

2. Tác dụng phụ

Vacocipdex 500 có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Các tác dụng phụ có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần khi giảm liều hoặc ngưng thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp:

Một số tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Sốc
  • Vàng da
  • Viêm kết tràng giả mạc
  • Suy thận cấp
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Phát ban

Khi cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị bằng thuốc Vacocipdex 500, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý khắc phục các triệu chứng nêu trên bằng bất cứ hình thức nào.

3. Tương tác thuốc

Hãy cẩn trọng với vấn đề tương tác thuốc trong suốt quá trình sử dụng Vacocipdex 500. Bởi Vacocipdex 500 có thể gây ra phản ứng với các thành phần có trong thuốc khác khi sử dụng cùng lúc.

Tương tác thuốc xảy ra, thường khiến cho hoạt động của các thuốc bị thay đổi. Điều này khiến tác dụng điều trị bị ảnh hưởng hoặc phát sinh các triệu chứng nguy hiểm.

Vacocipdex 500 là thuốc gì
Vacocipdex 500 có thể gây tương tác với thành phần của thuốc khác khi cùng sử dụng

Vacocipdex 500 được báo cáo là có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng acid
  • Theophylline
  • Ibuprofen
  • Indomethacin
  • Sucrafate
  • Ion kim loại
  • Cyclophosphamid
  • Vincristin
  • Mitozantron
  • Cytosin arabinosid
  • Doxorubicin
  • Cyclosporine
  • Warfarin

Danh sách trên chưa thống kê hết tất cả các thuốc có thể gây tương tác với Vacocipdex 500. Để dự phòng tương tác thuốc, bạn nên trình bày với bác sĩ về tất cả các thuốc bạn đang dùng. Bao gồm: thuốc tiêm, thuốc uống, thảo dược hay vitamin…

Nếu phát hiện có tương tác thuốc xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn:

  • Điều chỉnh liều lượng để hạn chế tương tác
  • Ngưng 1 trong 2 loại thuốc
  • Dùng một loại thuốc khác phù hợp hơn để thay thế

4. Xử lý khi sử dụng thiếu hay quá liều

Dùng thiếu hay quá liều thuốc Vacocipdex 500 đều có thể khiến bạn phải đối mặt với các rủi ro ngoại ý.

Trường hợp thiếu liều:

  • Thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm kết quả điều trị giảm
  • Hãy bổ sung ngay khi nhớ ra
  • Tuy nhiên nếu đã gần với thời điểm dùng liều sau, hãy bỏ qua liều đã quên
  • Không gấp đôi lượng thuốc cho 1 lần uống để bổ sung liều
  • Bạn có thể đặt báo thức nhắc nhở uống thuốc để hạn chế quên liều

Trường hợp quá liều:

  • Rất dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm
  • Chủ động báo với bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa bệnh viêm xoang bằng Đông y cổ truyền hiệu quả

Ngoài chữa bệnh theo Y học hiện đại, phương pháp chữa bệnh viêm xoang bằng Đông y cổ truyền cũng...

Bị viêm Amidan có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp

Thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn...

Các loại thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị viêm amidan

Để điều trị và phòng ngừa viêm amidan thì việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp là rất...

7 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên hay nhất

Cách chữa viêm amidan bằng thảo dược mặc dù cho hiệu quả từ từ nhưng khá an toàn cho sức...

Bị viêm họng hạt nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Nhằm giúp bệnh tình chuyển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *