Thuốc Mekorox 150: Cách sử dụng, liều dùng và lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mekorox 150 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính, các bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến đường hô hấp trên và dưới như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan… nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Thuốc Mekorox 150 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Thuốc Mekorox 150 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Tên hoạt chất: Roxithromycin.
  • Tên thương hiệu: Mekorox 150.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng khuẩn, chống viêm, trị ký sinh trùng.
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim.

I. Các thông tin về thuốc Mekorox 150

Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc để điều trị, việc nắm rõ các thông tin dưới đây là điều vô cùng cần thiết.

1. Thành phần

Roxithromycin

2. Chỉ định

Roxithromycin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cụ thể:

  • Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến tai – mũi – họng: Viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và đường sinh dục:  Viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo –  cổ tử cung, viêm vòi tử cung.
  • Viêm da và nhiễm trùng vùng mô mềm trên da: Mụn nhọt, áp xe, chốc lở, nhiễm trùng vết thương, loét do nhiễm trùng.
  • Các vấn đề về răng miệng do nhiễm trùng.

Ngoài ra, thuốc có thể  được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để biết rõ thêm thông tin về vấn đề này, bạn hãy trao đổi với các bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Mekorox 150 chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người điều trị bệnh bằng các hợp chất gây co mạch dạng ergotamin.
  • Các trường hợp đang sử dụng Astemizole, Terfenadine.

4. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều dùng phù hợp để bạn sử dụng. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định với liều lượng như sau:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 150 mg. Hoặc bạn có thể sử dụng với liều lượng 300 mg/lần/ngày.
  • Trẻ em: Sử dụng thuốc với liều lượng 5 – 7,5 mg/kg/ngày.

Lưu ý: 

  • Nên uống thuốc trước các bữa ăn.
  • Nếu thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm, bạn nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất là 2 ngày nữa để bảo đảm bệnh được điều trị dứt điểm.
  • Tiếp tục dùng thuốc ít nhất là 10 ngày sau khi thấy triệu chứng bệnh giảm bớt đối với những người bị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và cổ tử cung, nhiễm Streptoccoci.
  • Thời gian điều trị tối đa là 4 tuần. Sau thời gian này, hãy ngưng dùng thuốc và cần tái khám để nắm rõ tình trạng hồi phục của bản thân.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ không quá 30ºC.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mekorox 150

Sử dụng thuốc Mekorox 150 không đúng cách có thể mắc phải nhiều tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Mekorox 150 không đúng cách có thể mắc phải nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Mekorox 150, bạn có thể gặp phải các vấn đề như sau:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau vùng bụng trên rốn.

Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác không được chúng tôi đề cập đến. Tuy khá hiếm gặp nhưng nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

2. Thận trọng

Trước khi dùng Mekorox 150, bạn cần phải thông báo đầy đủ với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý của bản thân, nhất là khi thuộc các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Mắc các vấn đề về gan và thận.
  • Đối tượng sử dụng thuốc là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

3. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động các hoạt tính có trong thuốc, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Do đó, trước khi dùng Mekorox 150, hãy chắc chắn là bạn đã nói với các bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang dùng, nhất là những loại thuốc sau:

  • Disopyramide.
  • Midazolam.
  • Digoxin.
  • Terfenadine.

Trên đây là một danh sách không đầy đủ về các loại thuốc có thể tương tác với Mekorox 150. Bạn hãy trao đổi với các bác sĩ về vấn đề này để được cung cấp thêm thông tin.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng sử dụng.
  • Dùng quá liều: Nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bản thân. Do đó khi dùng Mekorox 150, bạn hãy tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để bảo bảo đảm an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không? Ngày rửa mấy lần? [CHUYÊN GIA] Mách cách tốt nhất

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên...

Bị viêm họng cấp khi mang thai cần phải được thăm khám và chữa trị sớm

Bị viêm họng cấp khi mang thai chị em cần lưu ý

Bị viêm họng cấp khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó không chỉ làm ảnh hưởng...

viêm xoang chảy máu mũi

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không và cách xử lý?

Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm xoang có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi khiến nhiều người lo...

Cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang (hoa ngũ sắc, cỏ hôi)

Cây hoa cứt lợn (hoa ngũ sắc, cỏ hôi) tưởng chừng chỉ là một loại cỏ dại nhưng ít ai...

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh có diễn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *