Thuốc Tyrotab có những công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Tyrotab được bào chế dạng viên ngậm, được chỉ định để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của họng và miệng. Đây cũng chính là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmedic Việt Nam. 

Viên ngậm sát trùng Tyrotab được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về họng và miệng
Viên ngậm sát trùng Tyrotab được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về họng và miệng
  • Tên thương hiệu: Tyrotab
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic – Việt Nam
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị tai mũi họng
  • Dạng bào chế: Viên ngậm

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Tyrotab

1. Thành phần của thuốc Tyrotab

Trong mỗi viên ngậm Tyrotab có chứa các thành phần sau:

  • Tyrothricin ………………………………………………………………. 1 mg
  • Tetracain hydroclorid ………………………………………….. 0,1 mg
  • Tá dược: Menthol, đường RE………………. vừa đủ một viên

2. Công dụng

Thuốc Tyrotab có chứa kháng sinh Tyrothricin và thuốc gây tê tác dụng tại chỗ Tetracain, có công dụng kháng viêm và giảm đau. Do đó, thuốc Tyrotab được sử dụng để điều trị một số bệnh lý ở vọng và miệng cụ thể như:

  • Điều trị tại chỗ nhiễm trùng miệng và họng, dùng trước và sau phẫu thuật
  • Điều trị các bệnh lý ở họng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm Vincent,…
  • Điều trị các bệnh lý ở miệng như: Viêm miệng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm quanh răng,…

3. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Tyrotab để điều trị các vấn đề về họng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong loại thuốc này và trẻ em dưới 3 tuổi.

4. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Dùng trực tiếp, dùng để ngậm trong miệng đến khi thuốc tan hết, không được nhai hoặc nuốt. Người bệnh chỉ được sử dụng để ngậm cho thuốc tan từ từ.

Liều dùng: Dùng 8 – 10 viên mỗi ngày. Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày.

Lưu ý, tùy vào từng đối tượng, độ tuổi, thể trạng có thể liều dùng linh hoạt khác nhau. Đối với các trường hợp sát trùng miệng và họng trước và sau phẫu thuật, thuốc Tyrotab được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa được yêu cầu.

Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Tyrotab
Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Tyrotab

5. Bảo quản thuốc

Những viên thuốc được dùng ngay sau khi bị tách khỏi bị thuốc. Bảo quản thuốc trong hộp kín, ở nhiệt độ phòng (không quá 30 độ C), nơi thoáng mát. Không để thuốc gần ngọn lửa, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xe tầm tay trẻ dưới 3 tuổi và thú nuôi.

Người bệnh không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng (hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm). Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

II. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tyrotab

1. Thận trọng khi dùng

Để đảm bảo việc dùng thuốc có hiệu quả hoặc không phải gặp những biến chứng nào, bạn đọc cần lưu ý đến một số lưu ý sau:

  • Người bệnh không sử thuốc Tyrotab quá 10 ngày, có thể dẫn đến tình trạng lờn thuốc hoặc gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ. Nếu có nhu cầu sử dụng thêm nên hỏi bác sĩ trước khi tiếp tục sử dụng.
  • Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc có thể truyền sang con trẻ thông qua đường bú. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tyrotab cho các đối tượng bệnh tiểu đường, bởi thuốc có chứa 0,95 gram đường.
  • Không nên ngậm thuốc Tyrotab cùng với thức ăn hoặc nước để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

2. Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Tyrotab có thể người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ. Tuy nhiên, những triệu chứng ấy không hẳn là các triệu chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến thể trạng của người bệnh, sau một vài ngày các triệu chứng ấy sẽ tiêu biến dần. Không phải vì thế mà người bệnh chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy báo cáo với bác sĩ khi bạn đang gặp các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Rối loạn đường tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
  • Nhức đầu
  • Chống mặt, hoa mắt
  • Quấy khóc không rõ nguyên nhân (trẻ em)
  • Kích ứng da (dị ứng, nổi mề đay, ngứa,…)
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Sưng miệng, môi, mặt hoặc lưỡi

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tyrotab đồng thời với các loại thuốc khác, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Bởi vì, việc sử dụng thuốc đồng thời có thể gây phản tác dụng thuốc Tyrotab hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên kê khai đầy đủ các loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, các loại vitamin,…

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tyrotab đồng thời với các loại thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tyrotab đồng thời với các loại thuốc khác

4. Thuốc Tyrotab được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc Tyrotab được phân phối rộng rãi trên thị trường. Người bệnh có thể tìm mua tại các cửa hàng y tế, cửa hàng thuốc Tây hoặc các cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo là 70.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 8 viên. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, mức giá có thể chênh lệch lên xuống tùy vào địa điểm bán và thời điểm mua. Mặc khác, người bệnh nên tìm mua thuốc tại các cửa hàng y tế uy tín để đảm bảo được sản phẩm đạt chất lượng, không phải hàng “nhái”.

Với những thông tin vừa rồi, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc sử dụng thuốc Tyrotab để điều trị một số bệnh lý về họng và miệng. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Do đó, bạn đọc không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép.

Có thể bạn quan tâm

Dầu ô liu có tác dụng điều trị nhiễm trùng tai không?

Không chỉ là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh ung thư... mà còn là nguyên liệu...

Nhiều người dùng mật vịt xiêm để chữa viêm xoang. Liệu bài thuốc này có chữa khỏi bệnh không?

Dùng mật vịt xiêm chữa viêm xoang có khỏi không?

Theo Đông y, mật vịt xiêm có tác dụng tiêu độc, tả hỏa, chống co giật,... Tuy nhiên, loại dược...

Phân biệt bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Mặc dù có...

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn: Căn bệnh nguy hiểm ít người biết

Tụ cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn Gram dương thường được tìm thấy trên da, trong mũi...

Mẹo hay chữa viêm họng bằng nghệ đơn giản, dễ làm

Các hoạt chất curcumin, desmethoxycurcumin và bis-desmethoxycurcumin (được gọi chung là curcuminoids) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *