Ung thư vòm họng tái phát và các biện pháp điều trị

Ung thư vòm họng tái phát do tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình điều trị. Thông thường tình trạng tái phát sẽ diễn ra tại cơ quan ban đầu (vòm họng) hoặc có xu hướng di căn sang một cơ quan khác. So với tình trạng tái phát tại vòm họng, việc tế bào ung thư di căn đến những cơ quan khác và phát triển thành khối u thứ phát sẽ khó khăn hơn khi điều trị.

Ung thư vòm họng tái phát
Ung thư vòm họng tái phát có thể xuất hiện tại vòm họng hoặc có thể di căn ở một cơ quan khác

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Định hướng phương pháp điều trị ung thư vòm họng tái phát

1. Tái phát tại vòm họng

Điều trị ung thư tái phát vòm họng thường được chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị. Thông thường bệnh nhân sẽ được kết hợp hai phương pháp này để tiêu diệt ung thư và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra.

2. Tái phát có di căn

Hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng tái phát di căn không đáp ứng với xạ trị hay hóa trị. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị và xạ trị với những bệnh nhân chưa thực hiện phương pháp này để xem xét khả năng đáp ứng của tế bào ung thư.

Mục tiêu của việc điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng tái phát có di căn chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng di căn tiếp diễn.

Điều trị ung thư vòm họng tái phát

1. Truyền tĩnh mạch hóa trị liệu

Việc sử dụng hóa trị liệu vào tĩnh mạch được cho là phương pháp điều trị ung thư tái phát tối ưu. Kỹ thuật này đang dần được cải thiện và đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng của bệnh nhân.

Ưu điểm của phương pháp này:

  • Các thành phần hóa trị không phải pha loãng với máu. Điều này đảm bảo cơ thể không phải chịu những tác dụng phụ của thuốc, đồng thời tập trung tác động vào tế bào ung thư.
  • Các thành phần hóa trị không bị ảnh hưởng do quá trình sinh hóa của cơ thể và tác động trực tiếp đến tế bào ung thư.

Hầu hết bệnh nhân thực hiện phương pháp này có khả năng dung nạp các thành phần hóa trị cao hơn việc sử dụng thuốc uống hoặc tiêm thông thường.

2. Sử dụng thuốc hóa trị

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng tái phát tập trung vào việc ức chế những tế bào bất thường và làm giảm đau đớn cho bệnh nhân.

điều trị ung thư vòm họng tái phát
Dùng thuốc là phương pháp được chỉ định khi điều trị ung thư vòm họng tái phát

Doxil

Là thuốc điều trị ung thư cho các cơ quan ở cổ và đầu. Thuốc có khả năng thu nhỏ phạm vi hoạt động của các tế bào ung thư đồng thời kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Doxil còn có khả năng sản sinh các mô tế bào khỏe mạnh. Do đó thuốc ít gây rụng tóc và ít gây hại cho tim.

Paclitaxel

Paclitaxel thường được sử dụng kết hớp với Platinol và 5-FU trong điều trị ung thư vòm họng tái phát có di căn. Việc sử dụng kết hợp những loại thuốc này có khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Tác dụng phụ của những loại thuốc này là viêm niêm mạc, loét miệng, gây độc cho tủy xương dẫn đến tình trạng tế bào máu giảm dần,…

Taxotere

Taxotere cũng được sử dụng kết hợp với Platinol để điều trị ung thư vòm họng tái phát. Thời gian thuốc phát huy tác dụng kéo dài khoảng 5 tháng.

3. Phương pháp điều trị khác

Liệu pháp gen

Liệu pháp gen sử dụng một loại gen để điều chỉnh những thay đổi bất thường của tế bào ung thư. Các nhà khoa học sẽ vô hiệu hóa tế bào ung thư và thay thế bằng một gen chức năng.

Phương pháp này được phát triển khi các nhà khoa học nhận ra có một số loại ung thư phát triển do gen đột biến. Ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư vòm họng gặp phải gen này.

Hai liệu pháp gen được sử dụng phổ biến là ONXY-015 VÀ Advexin. Các liệu pháp gen này đem lại hiệu quả hơn so với hóa trị đơn thuần và cải thiện được những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị truyền thống.

Liệu pháp quang động

Liệu pháp quang động sử dụng ánh sáng từ tia laser để tiêu diệt các các tế bào ung thư. Hiện nay, các bác sĩ sẽ sử dụng laser di động để tập trung vào các tế bào ung thư nhưng không làm tổn thương những tế bào khỏe mạnh.

điều trị ung thư vòm họng tái phát
Liệu pháp quang động sử dụng tia laser để tiêu diệt các tế bào ung thư

Việc thực hiện xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng thường không được khuyến khích, vì vị trí này khá gần với những cơ quan quan trọng. Tia X và các hạt năng lượng cao trong xạ trị có thể gây tổn thương đến những cơ quan này. Do đó, việc sử dụng tia laser được xem là sự thay thế phù hợp.

Nếu đáp ứng tốt, phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trong khoảng 12 tuần. Liệu pháp quang động có thể kéo dài khả năng sống sót của bệnh nhân lên đến 5 năm.

Thuốc bảo vệ bức xạ

Nhóm thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa sự di căn của tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ethyol là loại thuốc duy nhất được phê duyệt cho bệnh nhân bị ung thư vòm họng. Loại thuốc này có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào ung thư nhưng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, thuốc Xerostomia có thể làm giảm khả năng nói, nhai, nuốt của người bệnh.

Phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát

Khi tế bào ung thư tái phát, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, việc điều trị cũng sẽ gặp phải nhiều bất lợi hơn điều trị lần đầu. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát với những biện pháp sau:

  • Không hút thuốc lá, chất kích thích
  • Hạn chế làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất
  • Kiêng cử những đồ ăn có hại cho vòm họng như nước ngọt có gas, đồ chiên, nướng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị,…
  • Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập khoa học
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên, nên tái khám từ 1 – 3 tháng/lần trong 5 năm đầu hoặc tái khám theo lịch của bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bị ung thư vòm họng duy trì được trọng lượng khỏe mạnh và có sức chiến đấu với bệnh tật....

Ung thư vòm họng có lây được không?

Ung thư vòm họng là một loại ung thư liên quan đến vùng đầu cổ vô cùng nguy hiểm. Bệnh...

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Cơ...

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bị ung thư vòm họng duy trì được trọng lượng...

Tìm hiểu về các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là một tình trạng nguy hiểm, vì lúc này các tế bào ung...

Cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng

Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng để tránh nhầm lẫn

Viêm họng hạt và ung thư vòm họng thường có những biểu hiện giống nhau. Do đó, không ít người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.