Terpin stada và tác dụng của thuốc

Terpin stada là thuốc làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp bao gồm bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để chữa trị triệu chứng ho có kèm  theo cảm lạnh.

Terpin stada là thuốc gì?
Thuốc trị viêm phế quản Terpin stada

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, hộp 2 vỉ x 10 viên.
  • Thành phần thuốc: Codein (phosphat) 15 mg và Terpin hydrat 100 mg.

I. Tác dụng của thuốc Terpin stada

Terpin stada thường được sử dụng để điều trị bệnh lý đường hô hấp. Thuốc giúp làm long đờm, cải thiện triệu chứng ho do bệnh viêm phế quản gây ra. Ngoài ra, Terpin stada còn được bác sĩ chỉ định dùng với nhiều mục đích khác nhau không ghi trên bao bì.

Bên cạnh việc dùng để điều trị bệnh, Terpin stada chống chỉ định sử dụng ở những bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc do hen suyễn. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan hoặc thủ thuật nạo V.A không nên dùng thuốc này để điều trị.

II. Terpin stada được sử dụng như thế nào?

Người bệnh nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Hoặc bạn có thể dùng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì của thuốc. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều sử dụng. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên dùng thuốc thường xuyên trong khoảng thời gian dài. Bởi việc dùng thuốc quá lâu có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Thời điểm uống thuốc thích hợp, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là nên uống thuốc chung với một ly nước đầy sau bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.

III. Liều lượng sử dụng Terpin stada cho trẻ em và người lớn

Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Người bệnh uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần.

Liều dùng dành riêng cho trẻ em: Thông thường, trẻ em thường uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng cụ thể như:

  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Ngày uống 3 lần và mỗi lần 1/4 – 1/2 viên.
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Uống mỗi lần 1/2 viên và ngày uống 3 lần.

Lưu ý: Thuốc Terpin stada chỉ được dùng dưới dạng đường uống và theo sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc này dùng khi không có sự đồng ý của chuyên viên y tế. Mặt khác, trong quá trình uống thuốc nên uống nhiều nước. Nếu bệnh nhân quên dùng một liều thì nên uống liều tiếp theo trong lần uống kế tiếp. Không được sử dụng Terpin stada gấp đôi liều. Bên cạnh đó, nếu dùng Terpin stada quá liều, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Bởi các triệu chứng quá liều như lạnh, da ẩm ướt, buồn ngủ hoặc ngủ sâu, bất tỉnh, thở chậm, mạch chậm, khô miệng,… có thể gây tác động xấu đến sức khỏe.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Terpin stada

Người bệnh có thể gặp phản ứng phụ nhẹ và thoáng qua như:

Thuốc ho Terpin stada
Buồn ngủ là một trong những tác dụng phụ nổi bật khi sử dụng thuốc Terpin stada.
  • Choáng váng.
  • Biếng ăn.
  • Buồn ngủ, ngủ gật.
  • Buồn nôn, khó chịu ở dạ dày.
  • Ức chế hô hấp.
  • Co thắt phế quản.
  • Dị ứng da.

Các tác dụng phụ này xảy ra có thể là do người bệnh sử dụng thuốc quá liều hoặc bị hội chứng cai nghiên khi ngừng sử dụng Terpin stada một cách đột ngột. Không phải ai cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ nêu trên. Đôi khi, thuốc có thể gây xuất hiện một vài phản ứng phụ khác không được đề cập. Điều này còn phụ thuộc vào phản ứng cơ địa của mỗi người.

Tuy nhiên, nếu thấy các biểu hiện như mạch chậm, lú lẫn tinh thần, hô hấp có vấn đề, da phát ban, tâm trạng bị thay đổi,… hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ.

V. Terpin stada tương tác với loại thuốc nào?

Sự tương tác giữa các loại thuốc kết hợp chung với nhau có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc cũng có thể làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, không phải lúc nào phối trộn chung giữa nhiều loại thuốc cũng mang lại tác dụng điều trị hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi dùng chung Terpin stada với thuốc khác.

Tốt nhất, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và kê đơn, thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng. Từ đó, họ sẽ giúp bạn chọn ra thuốc hoặc thay đổi liều dùng phù hợp.

Một số loại thuốc không được dùng chung với Terpin stada tránh sự tương tác:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc có chứa cồn.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc an thần.
  • Chất đối kháng morphine.
  • Cimetidine.

Ngoài ra, một số loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, soda,… cũng có thể gây tương tác với Terpin stada. Do đó, bạn không nên dùng chung, tránh tác dụng phụ.

VI. Thận trọng trước khi dùng thuốc Terpin stada

Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Terpin stada trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân trải qua phẫu thuật mở bụng hoặc mở ngực nên cẩn trọng khi sử dụng Terpin stada. Vì sự ức chế phản xạ ho có thể dẫn đến sự ứ dịch sau phẫu thuật.
  • Người bị suy nhược cơ thể.
  • Bệnh nhân bị tăng áp lực nội nọ.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, các đối tượng cần tập trung tinh thần cao như lái xe không nên uống.
  • Không khuyến cáo sử dụng Terpin stada cho trẻ em mắc phải các vấn đề về hô hấp như thở khò khè khi ngủ hoặc khó thở.

Terpin stada giúp làm loãng đờm, đồng thời cải thiện triệu chứng ho của bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế không khuyến khích sử dụng thuốc này trong khoảng thời gian dài. Vì thuốc có chứa codein có thể gây nghiện. Vì vậy, để việc sử dụng Terpin stada đạt được kết quả cao như mong đợi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở TPHCM và HÀ NỘI

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.