Thuốc Propranolol có tác dụng gì?

Propranolol là thuốc chẹn bêta, được dùng trong điều trị chứng rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, giảm đau thắt ngực cũng như tần xuất và mức độ của đau nửa đầu. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nhờ vậy ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và một số vấn đề về thận. 

thuốc Propranolol
Propranolol được dùng trong điều trị chứng rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, giảm đau thắt ngực…

  • Tên gốc: Propranolol
  • Phân nhóm: Thuốc chẹn bêta

Những thông tin cần biết về thuốc Propranolol

1. Công dụng

Propranolol thuộc nhóm thuốc chẹn bêta dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp, run lắc, rối loạn nhịp tim và một số vấn đề sức khỏe khác. Thuốc được dùng sau khi bị đau tim để tránh đe dọa đến tính mạng cũng như giảm mức độ nghiêm trọng và tần xuất của chứng đau ngực (đau thắt ngực) và đau nửa đầu. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nhờ vậy ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và một số vấn đề về thận. Ngoài ra, Propranolol cũng có tác dụng ngăn ngừa cơn đau ngực khi tập thể dục.

Propranolol hoạt động theo cơ chế ngăn chặn một số chất tự nhiên trong cơ thể (như epinephrine) có ảnh hưởng đến mạch máu và tim và ngăn chặn sự giải phóng một chất gọi là renin từ thận. Điều này giúp hạ huyết áp, nhịp tim, giảm áp lực cho tim.

2. Chỉ định

Thuốc Propranolol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh cao huyết áp
  • Kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ (dạng rối loạn nhịp tim phổ biến khiến tim đập nhanh hơn)
  • Giảm cơn đau co thắt ngực (đau ngực)
  • Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
  • Giảm run
  • Kiểm soát chứng lo âu hay cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Hỗ trợ chức năng tim sau cơn đau tim.

Propranolol cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc này. Liên hệ với chuyên gia để biết thêm thông tin.

3. Chống chỉ định

Không dùng propranolol cho những đối tượng sau đây:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị hen, suy tim, block nhĩ thất cấp độ I và II, nhịp tim chậm (dưới 50 nhịp/ phút), sốc tim.
  • Bệnh nhân rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
  • Bệnh nhân u tủy thượng thận.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc propranolol được bào chế dưới dạng sau:

Propranolol là thuốc gì
Propranolol được bào chế dưới nhiều dạng và hàm lượng khác nhau.
  • Viên nén: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 60 mg, 80 mg, 90 mg.
  • Viên nang giải phóng kéo dài: 60 mg, 80 mg, 120 mg, 160 mg.
  • Dung dịch uống: 20 mg/5 ml, 40 mg/5 ml, 80 mg/5 ml.
  • Thuốc tiêm: 1 mg/ml.

5. Cách dùng

Thông tin về cách sử dụng, liều dùng của propranolol được đính kèm mỗi hộp thuốc. Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

  • Propranolol dạng uống nên được dùng 2 – 4 lần trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên dùng vào một thời điểm cố định trong ngày.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của chuyên gia.
  • Propranolol được dùng để phòng ngừa, ngăn chặn cơn đau ngực hoặc đau nửa đầu. Không nên dùng thuốc để điều trị cơn đau nửa đầu, đau ngực đang diễn ra mà nên tìm kiếm dược phẩm điều trị khác phù hợp hơn (chẳng hạn: sumatriptan điều trị đau nửa đầu, nitroglycerin đặt dưới lưỡi điều trị đau ngực).
  • Nếu đang dùng đồng thời Propranolol và thuốc giảm cholesterol (colestipol hoặc holestyramin), thời gian sử dụng hai loại thuốc nên cách nhau từ 1 – 4  giờ.
  • Nếu dùng Propranolol cho mục đích điều trị cao huyết áp, bạn có thể mất 1  – 2 tuần để thuốc phát huy tác dụng.
  • Sau một thời gian dùng thuốc điều trị, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có chiều hướng tiến triển (đau ngực, đau nửa đầu thường xuyên, huyết áp tăng), cần liên hệ với chuyên gia để có biện pháp khắc phục phù hợp.

6. Liều dùng 

Đọc kĩ thông tin về liều dùng được in trên tờ đơn hướng dẫn sử dụng được in trên mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng. Liều dùng có thể được thay đổi tùy thuộc vào khả năng dung nạp, tình trạng sức khỏe, tuổi tác… Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý điều chỉnh liều dùng khi chưa được sự cho phép của chuyên gia.

Liều dùng thông thường:

Liều dùng cho người lớn:

  • Cao huyết áp: Liều dùng khởi đầu 20 – 40 mg/lần, 2 lần/ ngày. Liều dùng tăng dần sau 3 – 7  ngày cho đến khi huyết áp ổn định. Liều dùng thông thường có hiệu quả 80 – 400 mg/ ngày.
  • Đau thắt ngực: Dùng 40 – 320 mg/ ngày, chia ra 2 -4 lần uống. Giảm liều từ từ nếu muốn ngừng thuốc.
  • Loạn nhịp tim: Dùng 10 – 30 mg/ lần, 3 – 4 lần/ngày, uống thuốc trước khi ăn và khi ngủ.
  • Nhồi máu cơ tim: 40 – 80 mg/ ngày, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Đề phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim: Dùng 40 mg/ lần, 2 lần/ ngày.
  • Đau nửa đầu: Liều dùng khởi điểm 80 mg/ ngày, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Run vô căn: Liều khởi điểm 40 mg/ lần, 2 lần/ ngày. Liều dùng tăng dần sau 3 – 7  ngày cho đến khi huyết áp ổn định. Liều dùng thông thường có hiệu quả 120 mg/ ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

Tham khảo ý kiến chuyên gia để biết liều dùng cho trẻ em phù hợp.

Cân nhắc liều lượng đặc biệt:

Đối với những người có vấn đề về gan & thận, bác sĩ nên thận trọng khi kê đơn thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Propranolol

1. Thận trọng/ Cảnh báo

Cảnh báo chung

Thận trọng khi điều trị Propranolol với những người mắc các vấn đề về sức khỏe sau:

Propranolol trị bệnh gì
Thận trọng khi điều trị Propranolol.
  • Propranolol làm giảm lực nhịp tim ở người bị sốc tim. Không dùng thuốc nếu bạn đang mắc phải vấn đề về sức khỏe trên.
  • Với những người có nhịp tim chậm hơn bình thường, không điều trị bằng Propranolol vì thuốc này có thể làm giảm nhịp tim hơn nữa.
  • Ngưng dùng đột ngột Propranolol ở người bị đau ngực dữ dội có thể khiến cho cơn đau ngực trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Propranolol làm giảm lực đập của nhịp tim, khiến tình trạng suy tim của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Propranolol có thể gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp). Thuốc cũng có thể che dấu các dấu hiệu của chứng hạ đường huyết như nhịp tim nhanh hơn bình thường, đổ mồ hôi và run rẩy. Do đó, thận trọng khi sử dụng nếu bạn mắc các vấn đề sức khỏe trên.
  • Propranolol có thể che dấu các triệu chứng của cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) như nhịp tim nhanh hơn bình thường ở những người bị cường giáp.
  • Viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng: Dùng Propranolol khi mắc các vấn đề về hô hấp có thể khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Propranolol có thể làm giảm áp lực trong mắt ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp.

Cảnh báo nhóm đối tượng đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu trên người về ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tác động tiêu cực. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Propranolol chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích đem lại lớn hơn yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Propranolol được bài tiết qua sữa mẹ. Thuốc có thể được sử dụng trong khi trong giai đoạn cho con bú nhưng cần được theo dõi thận trọng.
  • Đối với người cao tuổi: Người cao tuổi thường có chức năng gan, thận và tim bị suy giảm. Do đó, bác sĩ  cần cân nhắc các yếu tố trên để chỉ định liều dùng phù hợp nhất.
  • Đối với trẻ em: Nhiều nghiên cứu cho thấy propranolol an toàn và hiệu quả khi sử dụng ở trẻ em dưới 18 tuổi.

2. Tương tác thuốc

Propranolol có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược khác mà bạn đang dùng. Tương tác thuốc có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Để khắc tránh tình trạng trên, bạn nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc trị bệnh đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc thảo dược…  Trong trường hợp có tương tác, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp.

Tương tác với thuốc điều trị

Propranolol có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc huyết áp: acebutolol, atenolol, bisoprolol, carteolol, esmolol, metoprolol, nebivolol, nadolol, sotalol… Dùng đồng thời Propranolol với một loại thuốc chẹn bêta khác có thể làm giảm nhịp tim.
  • Thuốc chẹn calci như diltiazem. Việc dùng đồng thời hai loại thuốc trên có thể gây suy tim, thấp tim, tắc nghẽn tim.
  • Thuốc chẹn alpha: terazosin, doxazosin. Dùng đồng thời có thể gây tụt huyết áp, huyết áp thấp, ngất xỉu.
  • Thuốc ức chế men chuyển: lisinopril, enalapril. Dùng đồng thời  có thể làm giảm huyết áp thấp hơn mức thông thường.
  • Thuốc gây mê: capocaine, bupivacaine, mepivacaine.
  • Thuốc tăng nhịp tim và huyết áp: epinephrine, dobutamine, isoproterenol.
  • Thuốc điều trị bệnh hen suyễn: theophylinline.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc này có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của propranolol, gồm có: diclofenac, etodolac, fenoprofen, ibuprofen, indomethacin, ketorolac, meloxicam, nabumetone, naproxen, oxaprozin, piroxicam.
  • Thuốc chống đông máu: warfarin.
  • Thuốc trị loét dạ dày: cimetidine.
  • Thuốc kháng axit chứa hydroxit nhôm.

Tương tác với rượu/ thực phẩm

Rượu có thể làm tăng nồng độ propranolol trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Do đó, không dùng rượu khi điều trị bằng propranolol.

Sử dụng đồng thời propranolol cùng với vitamin tổng hợp với khoáng chất có thể làm giảm tác dụng của propranolol. Bệnh nhân nên điều chỉnh thời gian dùng propranolol và vitamin tổng hợp, khoáng chất ít nhất 2 giờ.

Một số loại thực phẩm có thể tăng nồng độ propranolol trong cơ thể. Nên uống propranolol cố định tại một thời điểm trong ngày, tốt nhất là dùng ngay hoặc sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ thuốc hơn.

Tương tác với bệnh

  • Hen suyễn / COPD
  • Nhịp tim chậm
  • Sốc tim/ hạ huyết áp
  • Tiểu đường
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ
  • Bệnh gan
  • Suy mạch máu não
  • Tăng nhãn áp
  • Tăng lipid máu
  • Cường giáp
  • Nhược cơ
  • Vảy nến
  • Suy thận
  • Pheochromocytoma
  • Đau ngực Prinzmetal.

3. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng Propranolol, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Nhịp tim chậm
  • Tiêu chảy
  • Khô mắt
  • Rụng tóc
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Thông thường, các biểu hiện trên chỉ xuất hiện rồi biến mất trong một vài ngày, vài tuần hoặc ngay sau khi ngưng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trên nghiêm trọng, dai dẳng, cần liên hệ với bác sĩ / dược sĩ để được tư vấn cách khắc phục.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Phản ứng dị ứng: phát ban da, ngứa, sưng mặt, môi, lưỡi..
  • Vấn đề hô hấp
  • Thay đổi lượng đường trong máu
  • Lạnh bàn tay, bàn chân
  • Khó ngủ, ác mộng
  • Da khô, bong tróc
  • Ảo giác
  • Chuột rút, yếu cơ
  • Nhịp tim chậm
  • Sưng chân hoặc mắt cá chân
  • Tăng cân đột ngột
  • Nôn.

Khi xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với chuyên gia hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Propranolol. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường trong suốt quá trình điều trị, liên hệ với người có chuyên môn để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi,...

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?

Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đột quỵ và tai biến có phải là hai bệnh lý khác biệt không? Đây là thắc mắc được nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *