Thuốc Stiemycin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Stiemycin là dung dịch bôi ngoài da có tác dụng điều trị mụn trứng cá và viêm da. Nếu có ý định dùng thuốc, bạn cần biết qua về liều dùng, một số lưu ý quan trọng khi dùng,…

Thuốc Stiemycin là dung dịch bôi ngoài da có tác dụng điều trị mụn trứng cá và viêm da.
Thuốc Stiemycin là dung dịch bôi ngoài da có tác dụng điều trị mụn trứng cá và viêm da.
  • Tên biệt dược: Stiemycin™;
  • Phân loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu;
  • Dạng bào chế: dung dịch.

Những thông tin cần biết về thuốc Stiemycin

1. Công dụng

Thuốc Stiemycin được chỉ định để điều trị các bệnh lý hoặc triệu chứng sau:

  • Mụn trứng cá;
  • Mụn mủ;
  • Mụn bọc;
  • Sưng viêm;
  • Các thương tổn trên da do vi khuẩn.

2. Thành phần

Trong mỗi lọ thuốc Stiemycin (25ml) đều có chứa thành phần Erythromycin. Đây là một loại hóa dược có tác động trực tiếp lên mụn trứng cá. Chất Erythromycin sẽ kháng viêm và kìm hãm sự sinh trưởng của các vi khuẩn như Mycoplasma, Spirochetes, Chlamydia, Rickettsia.

3. Chống chỉ định

Thuốc Stiemycin không được chỉ định dùng cho những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng thuốc Stiemycin

Bạn nên rửa tay và vệ sinh vùng da thật sạch trước khi tiếp xúc với thuốc. Sau đó, lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn, tổn thương.

Liều dùng thuốc Stiemycin

Bệnh nhân bị mụn trứng cá, viêm da bôi thuốc từ 1 – 2 lần/ngày. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị, không nên bỏ liều.

Lưu ý, thông tin về liều dùng được chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất, không thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân bị mụn trứng cá, viêm da bôi thuốc Stiemycin từ 1 - 2 lần/ngày.
Bệnh nhân bị mụn trứng cá, viêm da bôi thuốc Stiemycin từ 1 – 2 lần/ngày.

Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm da cơ địa phổ biến và lưu ý

5. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Đậy nắp kỹ lưỡng ngay sau khi sử dụng;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng, tính từ ngày sản xuất in trên bao bì. Không nên sử dụng thuốc khi thấy có dấu hiệu thuốc bị hỏng, ẩm mốc, quá hạn sử dụng. Trong trường hợp đó, thuốc Stiemycin có thể đã hết tác dụng hoặc nhiễm khuẩn, khi dùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Stiemycin

1. Thận trọng

Khi dùng thuốc Stiemycin, người dùng nên chú ý một số điều sau:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng trước khi dùng. Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Tránh để thuốc dây vào mắt, niêm mạc.
  • Thuốc chỉ có tác dụng điều trị khi bôi trực tiếp ngoài da, tuyệt đối không uống thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc trị mụn Stiemycin có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Khô da;
  • Teo da;
  • Ban đỏ;
  • Cảm giác bỏng rát;
  • Ngứa;
  • Dị ứng.

Tùy vào từng cơ địa mỗi người, thuốc sẽ có những tác dụng phụ hoặc triệu chứng dị ứng khác nhau. Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất khi ngưng sử dụng thuốc hoặc tiếp tục sử dụng thêm một thời gian. Tuy nhiên, trên đây chưa phải toàn bộ những tác dụng phụ bạn sẽ gặp phải khi dùng. Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến bác sĩ khai báo để có cách xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Stiemycin có một số phản ứng tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc thuộc nhóm macrolide;
  • Những loại thuốc trị mụn khác.

Do đó, bạn không nên kết hợp sử dụng thuốc Stiemycin với các loại thuốc khác khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu quên bôi thuốc Stiemycin một liều, bạn nên bôi thuốc ngay khi nhớ ra. Chú ý, không nên tăng liều lượng trong một lần bôi thuốc để bù liều. Bởi vì điều này có thể gây ra tình trạng kích ứng da. Bôi thuốc thiếu một liều có thể không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bỏ liều, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và khiến bạn mất thêm thời gian điều trị. Vì vậy bạn nên bôi thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.

Bôi thuốc quá liều không giúp cho thời gian điều trị được rút ngắn. Mặt khác, nó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, gây hại cho da. Nếu dùng quá liều lượng được chỉ định, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn cách xử lý.

Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến bác sĩ khai báo để có cách xử lý kịp thời.
Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến bác sĩ khai báo để có cách xử lý kịp thời.

5. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

  • Khi đã điều trị dứt điểm bệnh viêm da, mụn trứng cá,…;
  • Khi nhận được chỉ định ngưng sử dụng từ bác sĩ hoặc chuyên viên y tế;
  • Khi nhận thấy da có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân tạm ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để khai báo.

Có thể bạn quan tâm

5 bài thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược tự nhiên

Các bài thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều người bệnh lựa chọn vì độ...

Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa

Kế hoạch, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa

Chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa đúng cách sẽ giúp những tổn thương mau chóng hồi phục. Do...

7 Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng nhiều người dùng hiệu quả

Chữa bệnh á sừng bằng dân gian là những bài thuốc có từ lâu đời. Phương pháp này không chỉ...

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột lạnh hoặc nóng. Ngoài...

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *