Thuốc Spacmarizine: Tác dụng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng

Spacmarizine là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Trà Vinh (TV PHARM) – Việt Nam. Thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng tiêu hóa và đường mật, đau do co thắt vùng tiết niệu – sinh dục.

spacmarizine
Spacmarizine là thuốc chống co thắt, được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp

  • Tên thuốc: Spacmarizine
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Spacmarizine

Spacmarizine là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Trà Vinh (TV PHARM) – Việt Nam.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng 40mg. Giá thành dao động từ 60 – 70,000 đồng/ hộp. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Spacmarizine có chứa Alverin citrate – thành phần này có tác dụng chống co thắt cơ trơn và được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Alverin citrate được hấp thu ở đường tiêu hóa. Sau đó được thải trừ qua đường nước tiểu ở dạng không hoạt tính.

2. Chỉ định

Spacmarizine được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Rối loạn chức năng tiêu hóa và đường mật
  • Đau do co thắt vùng tiết niệu – sinh dục (hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa đại tràng, đau khi sinh, đau bụng kinh, đau đường niệu, đau quặn thận,…)

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

3. Chống chỉ định

Spacmarizine chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng và quá mẫn với những thành phần trong thuốc
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Mất trương lực đại tràng
  • Tắc ruột hoặc liệt ruột

Hoạt động của thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số vấn đề sức khỏe. Nên chủ động báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn in trên bao bì.

thuốc spacmarizine
Cần dùng thuốc đúng cách và liều lượng được chỉ định

Cách dùng:

Uống trực tiếp thuốc với nước lọc. Nên nuốt trọn viên thuốc, không bẻ, nghiền hay hòa tan nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp để cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất.

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường:

  • Sử dụng từ 1 – 3 viên/ lần
  • Uống 1 – 3 lần/ tuần

Có thể dùng cho bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên nếu bạn có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn in trên bao bì. Hoặc có thể bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Trẻ em và thú nuôi có thể nuốt phải thuốc, do đó bạn nên đặt thuốc ngoài tầm với của trẻ và thú nuôi.

Không tiếp tục sử dụng khi thuốc hết hạn, biến chất hoặc có dấu hiệu hư hại. Nên tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi dùng Spacmarizine

1. Thận trọng

Spacmarizine chưa được nghiên cứu rõ ràng về tác dụng không mong muốn đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc.

Nếu bạn nhận thấy triệu chứng không cải thiện sau 2 tuần điều trị, cần thông báo với bác sĩ để xem xét lại chẩn đoán và chỉ định loại thuốc khác.

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và lái xe.

2. Tác dụng phụ

Spacmarizine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Những triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng có xu hướng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

thuoc spacmarizine khi mang thai
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng

Tác dụng phụ thông thường:

  • Buồn nôn
  • Đau dầu
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Phản ứng dị ứng

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong thời gian sử dụng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết nếu dùng thuốc sai cách hoặc có cơ địa nhạy cảm.

3. Tương tác thuốc

Spacmarizine có thể tương tác với những thành phần trong những loại thuốc, vitamin và thảo dược. Phản ứng tương tác có thể khiến thuốc thay đổi hoạt động và giảm tác dụng điều trị. Tuy nhiên mức độ tương tác nặng nề có thể làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.

Do đó bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách trình bày toàn bộ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra.

Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
  • Thay thế bằng một loại thuốc khác

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thuốc thiếu liều: Tình trạng này không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên quên dùng thuốc thường xuyên có thể khiến thuốc mất tác dụng, triệu chứng không được cải thiện hoàn toàn, thời gian điều trị bị kéo dài.

Trong trường hợp này bạn nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sao theo đúng kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi để bù liều.

Khi dùng thuốc quá liều: Tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng. Ngay khi nhận thấy mình dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

5. Nên ngưng thuốc khi nào ?

Việc ngưng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến tình trạng tái phát và khó điều trị hơn trước. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc, bạn phải chủ động ngưng thuốc để phòng ngừa những tình huống rủi ro.

Nên ngưng dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Tác dụng phụ kéo dài
  • Phản ứng dị ứng xuất hiện
  • Triệu chứng không cải thiện sau 2 tuần điều trị

Click xem thêm

Tư Vấn Cách Chọn Sữa Cho Người Xuất Huyết Dạ Dày

Uống sữa chắc chắn không thể điều trị xuất huyết dạ dày, tuy nhiên nó có thể giảm bớt các...

Bị bệnh trĩ có thực hiện nội soi đại tràng được không?

Hiện tượng chảy máu trực tràng là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Căn bệnh này nếu không được...

Bệnh học sa trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Táo bón, tiêu chảy, chấn thương, sinh con,...là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa trực tràng....

Bệnh táo bón mãn tính có thể điều trị khỏi hẳn?

Khi táo bón kéo dài nhiều tháng liền, nó được coi là mãn tính. Bệnh táo bón mãn tính có...

Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị

Đau cuống bao tử là một trong những bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến. Mức độ nguy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.