Thuốc Rataf là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Rataf có tác dụng hạ sốt, giảm ho, sổ mũi, đau nhức; dùng để điều trị bệnh cảm cúm, viêm xoang. Khi dùng thuốc Rataf, bạn nên biết qua về những thông tin quan trọng như liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng.

Thuốc Rataf là thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm xoang,...
Thuốc Rataf là thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm xoang,…

  • Tên biệt dược: Rataf;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc cảm cúm;
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim.

Những thông tin cần biết về thuốc Rataf

1. Thành phần

Mỗi viên nén Rataf có chứa các thành phần sau:

  • Paracetamol: là hóa dược có tác dụng giảm đau, hạ sốt hữu hiệu thay thế cho aspirin. Chất này chỉ có thể được hấp thu qua đường tiêu hóa, không có tác dụng khi điều trị ngoài da.
  • Loratadine: là một dược phẩm có khả năng kháng Histamin và không có tác dụng làm dịu trên hệ thần kinh trung ương. Loratadine có tác dụng làm giảm viêm mũi, chống ngứa và nổi mề đay;
  • Dextromethorphan HBr: là thuốc có tác dụng giảm ho do viêm xoang, cảm lạnh, làm giảm cảm giác muốn ho.

2. Tác dụng

Với các thành phần có trong thuốc như trên, thuốc Rataf có tác dụng điều trị các bệnh hoặc triệu chứng như:

  • Sốt;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Ho;
  • Sổ mũi và sổ mũi theo mùa;
  • Ớn lạnh;
  • Nhức đầu;
  • Đau nhức xương khớp, bắp thịt;
  • Nghẹt mũi;
  • Chảy nước mũi, nước mắt;
  • Ngứa mắt;
  • Viêm xoang;
  • Mẩn ngứa;
  • Viêm mũi dị ứng.

Thuốc Rataf sẽ hạ sốt, làm giảm dần các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Thuốc Rataf được chỉ định để điều trị các triệu chứng như: sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, mẩn ngứa,...
Thuốc Rataf được chỉ định để điều trị các triệu chứng như: sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, mẩn ngứa,…

3. Chống chỉ định

Thuốc Rataf không được chỉ định để điều trị cho các trường hợp sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Trong tình huống đã sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ, khai báo tình hình để có cách xử lý kịp thời.

4. Cách dùng

Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc, nước sôi để nguội. Lưu ý, không uống thuốc bằng sữa, nước có gas, hoặc thức uống uống có chứa cafein. Các loại thức uống vừa kể trên sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, có thể sẽ làm giảm hoặc mất đi khả năng hoạt động của thuốc khi vào trong cơ thể.

5. Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng thuốc theo liều lượng như sau:

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi dùng thuốc theo liều lượng như sau:

  • Số lượng: ½ viên/lần uống;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Bệnh nhân nên uống thuốc khi bụng có thức ăn, khi đang no. Không nên uống thuốc khi bụng rỗng.

6. Bảo quản thuốc

Để thuốc không bị mất tác dụng, bệnh nhân nên chú ý bảo quản thuốc như sau:

  • Để thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời;
  • Không để thuốc tiếp xúc với môi trường không khí quá lâu;
  • Để xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng, tính từ ngày sản xuất in trên bao bì. Không nên sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng hoặc đã có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng. Trong trường hợp ấy, thuốc Rataf đã bị mất tác dụng và có thể nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe người dùng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Sacendol 150 có công dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Rataf

1. Thận trọng

Thuốc Rataf có thể gây ra một trong số các hội chứng sau lên da:

  • Hội chứng Steven – Jonhson (nhiễm độc da);
  • Hoại tử da;
  • Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính;
  • Hoặc hội chứng Lyell.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do cơ thể dị ứng với thuốc. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn kể trên có xác xuất xảy ra rất thấp. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc. Tốt nhất, không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Rataf, bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn sau đây:

  • Mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Bí tiểu;
  • Khô miệng;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Viêm dạ dày;
  • Táo bón;
  • Viêm tụy;
  • Thay đổi huyết học;
  • Buồn ngủ.
Thuốc Rataf có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu, táo bón,...
Thuốc Rataf có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu, táo bón,…

Lưu ý, trên đây không phải toàn bộ các tác dụng ngoài ý muốn mà bạn có thể sẽ gặp phải. Tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện hoặc không và còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện lạ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có ghi nhận nào về phản ứng tương tác giữa thuốc Rataf và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, khi có ý định kết hợp thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Bạn cũng có thể uống 2 loại thuốc cách nhau từ 1 đến 2 giờ đồng hồ để tránh tình trạng tương tác thuốc.

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng sử dụng thuốc Rataf trong các trường hợp sau:

  • Khi đã điều trị dứt điểm các triệu chứng cảm, sốt, ho, sổ mũi,…;
  • Khi bạn nhận được yêu cầu ngưng sử dụng từ bác sĩ, hãy ngưng sử dụng;
  • Khi thấy thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn không nên tiếp tục dùng. Hãy mua thuốc mới và tiếp tục dùng theo kế hoạch;
  • Khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ xuất hiện, bệnh nhân tạm ngưng sử dụng, đến gặp bác sĩ để khai báo.

5. Mua thuốc Rataf ở đâu?

Thuốc Rataf do Công ty TNHH Dược Phẩm USA – N.I.C sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam. Bạn có thể tìm mua thuốc ở các đại lý phân phối thuốc dược hoặc quầy thuốc, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Hoặc bạn có thể liên lạc trực tiếp công ty sản xuất để biết thêm chi tiết.

Thông tin liên lạc:

  • Tên đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Dược Phẩm USA – N.I.C;
  • Địa chỉ: Lô 11D – Đường C, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Q. Bình Tân, Tp. HCM;
  • Số điện thoại: 84-28-37.541.999;

Có thể bạn quan tâm

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

tinh dầu điều trị cảm cúm

Mách bạn các loại tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm

Chanh, hoa oải hương, bạc hà… là những loại tinh dầu thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm....

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

5 thuốc cảm cúm của Nhật tốt nhất có bán tại nước ta

Các loại thuốc cảm cúm của Nhật được nhiều bệnh nhân tin dùng nhờ có tính an toàn, hiệu quả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *