Thuốc Sacendol 150 có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Sacendol 150 được chỉ định điều trị các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, sốt,… có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng dị ứng. Những thông tin dưới đây sẽ hữu ích đối với người bệnh trong quá trình điều trị.

Thuốc Sacendol 150 chuyên điều trị các triệu chứng đau và sốt nhẹ ở mức nhẹ và vừa
Thuốc Sacendol 150 chuyên điều trị các triệu chứng đau và sốt nhẹ ở mức nhẹ và vừa
  • Tên biệt dược: Sacendol 150.
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
  • Dạng bào chế: Thuốc cốm.

I. Những thông tin cần biết về thuốc Sacendol 150

1. Thành phần thuốc

Mỗi 1 g chứa Paracetamol 150 mg.

2. Chỉ định

Thuốc Sacendol 150 được sử dụng trong điều trị các chứng đau và sốt ở mức nhẹ và vừa là chủ yếu. Bên cạnh đó còn điều trị các trường hợp bệnh do thay đổi thời tiết đột ngột hoặc dị ứng với thời tiết như: cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang, nhức đầu, đau bụng, đau răng,…

XEM THÊM: Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết

3. Chống chỉ định

Người bệnh mắc phải các trường hợp sau thì không được sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn:

4. Dược lý và dược động học

Dược lý

Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt.

Dược động học

Paracetamol được hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa.

Sau khi sử dụng thuốc, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 30 – 60 phút.

Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều ở các mô trong cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Thuốc được bán thải qua nước tiểu là rất cao từ 90 – 100 % và thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

5. Cách sử dụng

Hòa tan thuốc vào một lượng nước thích hợp và sử dụng thuốc đến khi sủi hết bọt.

Thuốc Sacendol 150 được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, vị ngọt, có mùi thơm vị trái cây, rất thích hợp cho trẻ em khi sử dụng.

Hòa tan thuốc vào nước và sử dụng khi sủi hết bọt
Hòa tan thuốc vào nước và sử dụng khi sủi hết bọt

6. Liều dùng

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em để sử dụng thuốc đúng liều lượng:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi: 1/2 gói x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: 1 gói x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 2 – 3 tuổi: 1 gói x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 4 – 5 tuổi: 1,5 gói x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: 2 gói x 3 – 4 lần/ ngày.

Đối với trẻ em từ 2 – 8 tuổi, cứ 4 – 6 giờ dùng một lần khi cần thiết và không được sử dụng quá 5 lần/ ngày.

Cần theo dõi quá trình dùng thuốc của trẻ và không được tự ý sử dụng thuốc hay tăng liều dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Đối với các đối tượng khác cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

7. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc trong hộp kín, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay trẻ em.

ĐỌC NGAY: Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

II. Sử dụng thuốc Sacendol 150 cần lưu ý những điều gì?

1. Khuyến cáo khi dùng thuốc

  • Đối với trẻ em bị sốt: người lớn cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế và có phương pháp hạ nhiệt cơ thể truyền thống, nếu trẻ có triệu chứng sốt cao kéo dài hơn 3 ngày nên gặp bác sĩ để điều trị tốt hơn.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc trong việc cho con bú, hoặc không cho con bú hoặc không sử dụng thuốc bởi thuốc có thể truyền cho trẻ thông qua việc cho bú.
  • Qúa trình sử dụng thuốc thường có nguy cơ gây buồn ngủ làm ảnh hưởng đến công việc.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trong quá trình dùng thuốc
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trong quá trình dùng thuốc

2. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ biết tình hình bệnh lý đang mắc gặp:

  • Phát ban da hoặc các biểu hiện khác về da.
  • Nổi mề đây.
  • Ngứa.
  • Khó thở, khó nuốt.
  • Buồn nôn.
  • Sưng phù các bộ phận: cổ họng, mắt, môi, lưỡi, tay, chân.

Tác dụng phụ khác của thuốc không được chúng tôi liệt kê hết, nếu có những dấu hiệu bất thường khác cần thận trọng khi quyết định có tiếp tục dùng thuốc hay không.

3. Tương tác thuốc

Tác dụng của thuốc không bị ảnh hưởng trong quá trình dùng đồng thời paracetamol với coumarin hoặc dẫn chất indandion để giảm đau, hạ sốt,…

Người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng paracetamol với các thuốc sau, có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc gan:

  • Phenothiazin.
  • Thuốc chống giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin).
  • Isoniazid.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Cách xử lý khi dùng thiếu liều

Người bệnh quên liều, cần sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp tới thì nên bỏ liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo lịch trình. Không được dùng liều gấp đôi để bù khi quên liều.

Nếu cần thiết, người bệnh có thể ghi chú tại một vị trí thường xuyên chú ý tới để lưu ý trong việc sử dụng thuốc, tránh tình trạng quên liều.

Cách xử lý khi dùng quá liều

Biểu hiện khi dùng thuốc quá liều khá rõ: buồn nôn, ỉa chạy, táo bón,… thường xảy ra trong thời gian từ 2 – 3 giờ sau khi sử dụng. Đối với các trường hợp bị ngộ độc nặng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng: mệt, bủn rủn tay chân, thở nhanh, huyết áp thấp, co giật,…

Bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc, rửa dạ dày sau khi phát hiện.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường, sử dụng thuốc quá 5 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, đau nhiều hơn, sốt cao trên 39.5 độ C kéo dài trong 3 ngày hoặc sốt tái phát cần ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ, có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác hoặc là tác dụng phụ của thuốc gây ra.

6. Thuốc Sacendol 150 giá bao nhiêu?

Thuốc Sacendol là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Vacopharm Việt Nam, được bán nhiều trên thị trường với giá là 15.000/hộp 10 gói. Người dùng có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc tây, phòng khám hoặc bệnh viện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Đây là bệnh thường gặp và dễ lây từ...

tinh dầu điều trị cảm cúm

Mách bạn các loại tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm

Chanh, hoa oải hương, bạc hà… là những loại tinh dầu thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm....

Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

Cảm cúm có lây không? thì câu trả lời sẽ là có. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người đang...

Bị cảm cúm nên ăn và tránh ăn gì để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?

Nên ăn và kiêng gì khi bị cảm cúm?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà cảm cúm gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *