Thuốc Ketorolac có tác dụng gì? Cách dùng và Liều lượng cụ thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Ketorolac có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ thân nhiệt. Thuốc được sử dụng trong điều trị ngắn hạn cơn đau sau phẫu thuật và điều trị tại chỗ viêm kết mạc dị ứng theo mùa.

ketorolac là thuốc gì
Thuốc Ketorolac có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ thân nhiệt

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Tên thuốc: Ketorolac
  • Phân nhóm: Thuốc chống viêm không steroid
  • Dạng bào chế: Viên nén, dung dịch tra mắt và ống tiêm

Những thông tin cần biết về thuốc Ketorolac

1. Tác dụng

Ketorolac thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên thuốc hạ sốt kém nên thường được dùng với mục đích chống viêm và giảm đau. Cấu trúc hóa học của thuốc tương tự Tolmetin và Indomethacin.

Ketorolac hoạt động bằng cách ức chế sinh tổng hợp thành phần trung gian – prostaglandin nhằm giảm sưng viêm và cải thiện cơn đau. Tuy nhiên prostaglandin lại chịu trách nhiệm cầm máu nên khi sử dụng loại thuốc này, cơ quan tiêu hóa có nguy cơ bị loét và xuất huyết.

2. Chỉ định

Thuốc Ketorolac được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị ngắn ngày đối với cơn đau sau khi thực hiện phẫu thuật (thường được sử dụng nhằm thay thế chế phẩm chứa opioid)
  • Viêm kết mạc dị ứng theo mùa (điều trị tại chỗ)

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Ketorolac đối với các đối tượng sau:

  • Có tiền sử viêm loét hoặc chảy máu dạ dày tá tràng
  • Dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Từng có tiền sử mẫn cảm với các NSAID khác hoặc những loại thuốc có khả năng ức chế prostaglandin
  • Giảm thể tích máu lưu thông do mất nước hoặc do bất cứ nguyên nhân nào khác
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Nghi ngờ hoặc đã xác định xuất huyết não
  • Người chuẩn bị phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao
  • Hội chứng polyp mũi, co thắt hoặc phù mạch phế quản
  • Suy thận vừa đến nặng
  • Trẻ em dưới 16 tuổi
  • Rối loạn đông máu
  • Người đang sử dụng liệu pháp chống đông

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Ketorolac có mặt trong nhiều chế phẩm thương mại với các dạng bào chế và hàm lượng phổ biến sau:

  • Viên nén – 10mg
  • Dung dịch tra mắt – 0.5%
  • Ống tiêm – 10mg/ ml, 15mg/ ml, 30mg/ ml

5. Cách dùng – liều lượng

Liều khởi đầu của thuốc Ketorolac phải sử dụng dạng tiêm, sau đó có thể dùng thuốc uống hoặc tiếp tục sử dụng thuốc tiêm.

thuốc nhỏ mắt ketorolac tromethamine
Thuốc Ketorolac được sử dụng ở đường uống hoặc đường tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch chậm

Thuốc được tiêm qua đường tĩnh mạch và phải tiêm chậm ít nhất trong 15 giây. Hoặc có thể tiêm bắp chậm.

Đối với thuốc uống, nên nuốt thuốc với một ly nước đầy. Đồng thời cần giữ tư thế đứng thẳng trong 20 – 30 phút nhằm hạn chế tình trạng kích ứng thực quản.

Bạn có thể sử dụng thuốc trong bữa ăn để giảm nguy cơ lên cơ quan tiêu hóa. Hoặc có thể dùng lúc đói nhưng cần phối hợp với thuốc chống axit.

Thời gian sử dụng thuốc Ketorolac chỉ kéo dài trong khoảng 5 ngày. Sau đó nên chuyển sang một loại thuốc giảm đau khác ngay khi có thể.

Hoạt động của thuốc Ketorolac ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ rất cao. Chính vì vậy, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết liều dùng thuốc cụ thể.

Liều dùng thông thường nhằm giảm đau (người bệnh từ 16 – 64 tuổi, cân nặng ít nhất 50kg)

  • Tiêm bắp: 60mg/ 1 liều duy nhất, sau đó dùng Ketorolac đường uống hoặc sử dụng thuốc giảm đau khác
  • Hoặc có thể tiêm bắp 30mg/ cách 6 giờ/ lần, tối đa 20 liều/ 5 ngày

6. Bảo quản

Bảo quản chế phẩm chứa Ketorolac ở nhiệt độ phòng (10 – 30 độ C), tránh ánh sáng, côn trùng và môi trường ẩm thấp.

Chỉ lấy thuốc ra khỏi bao bì khi có nhu cầu sử dụng. Nếu nhận thấy bề mặt thuốc thay đổi, cần xử lý và sử dụng viên thuốc mới.

7. Giá thành

Thuốc Ketorolac dạng tiêm 15mg/ ml có giá bán từ 8 – 9.000 đồng/ ống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ketorolac

1. Thận trọng

Bệnh nhân quá mẫn với Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác có nguy cơ dị ứng chéo với Ketorolac. Vì vậy nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc này, cần thông báo với bác sĩ để được xem xét.

Không kết hợp thuốc Ketorolac với Aspirin, Corticoid và các NSAID khác.

Hoạt động của thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt. Do đó cần hạn chế lái xe, tính toán hoặc thực hiện những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo trong thời gian này. Tình trạng sử dụng bia rượu và chất kích thích có thể khiến các triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng hơn.

ketorolac thuốc biệt dược
Tránh dùng rượu, bia và chất kích thích trong quá trình điều trị

Cần giảm liều đối với bệnh nhân có trọng lượng dưới 50kg, người cao tuổi, suy thận, suy tim hoặc rối loạn chức năng gan. Dùng rượu và thuốc lá trong quá trình dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và ruột.

Da có xu hướng nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời trong thời gian dùng Ketorolac. Để hạn chế tổn thương da, bạn nên sử dụng kem chống nắng và thực hiện các biện pháp bảo vệ khi hoạt động ngoài trời. Nếu da bị cháy nắng hoặc nổi mẩn nước, vui lòng thông báo với bác sĩ.

Tuyệt đối không dùng Ketorolac cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thông thường:

  • Chóng mặt
  • Phù mạch
  • Ra mồ hôi
  • Khó tiêu
  • Ỉa chảy
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau bụng

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Xanh xao
  • Trầm cảm
  • Khó tập trung
  • Kích động
  • Phân đen
  • Viêm miệng
  • Táo bón kéo dài
  • Chảy máu trực tràng
  • Nổi mề đay
  • Hen suyễn
  • Tiểu nhiều lần
  • Bí tiểu
  • Khô miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Suy nhược
  • Ban xuất huyết
  • Phấn kích
  • Mất ngủ
  • Dị cảm
  • Nôn mửa
  • Loét dạ dày
  • Đầy hơi
  • Ngứa da
  • Nổi ban
  • Khó thở
  • Đau cơ
  • Thiểu niệu
  • Rối loạn thị giác
  • Khát

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng phản vệ (phù phổi, phù thanh quản, co thắt phế quản, nổi ban da và giảm huyết áp)
  • Ảo giác
  • Hội chứng Lyell
  • Viêm da tróc vảy
  • Co giật
  • Suy thận cấp tính
  • Ure niệu cao
  • Chảy máu sau phẫu thuật
  • Mê sảng
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Ban da
  • Tăng vận động
  • Tiểu tiện ra máu
  • Nghe kém

Thông báo với bác sĩ khi các tác dụng ngoại ý phát sinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ triệu chứng để điều chỉnh liều hoặc yêu cầu ngưng dùng thuốc.

3. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Ketorolac quá liều có thể gây loét đường tiêu hóa, đau bụng,… Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp này nên thường sẽ điều trị theo triệu chứng.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.