Thuốc Prevacid: công dụng và những khuyến cáo trước khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Prevacid là loại thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản…

Thuốc Prevacid
Prevacid là thuốc ức chế bơm Proton có tác dụng là giảm axit trong dạ dày

  • Tên chung: Lansoprazole
  • Tên thương hiệu: Prevacid
  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Những thông tin cần biết về thuốc Prevacid

1. Thành phần

Thành phần chính có trong 1 viên thuốc Prevacid là Lansoprazole. Hoạt chất này có tác dụng ức chế đặc hiệu bơm proton nhờ tác dụng chọn lọc trên tế bào tại thành dạ dày. Lansoprazole sẽ giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

2. Chỉ định

Thuốc Prevacid thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau:

3. Chống chỉ định

Prevacid chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc và trẻ em dưới 1 tuổi.

chống chỉ định Prevacid
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Prevacid cho trẻ dưới 1 tuổi

4. Cách dùng

Thuốc Prevacid được bào chế dưới dạng viên nang, bạn có thể uống trực tiếp với 1 ly nước lọc. Tuyệt đối không dùng thuốc với sữa, nước ép hay bất kỳ loại thức uống nào khác. Bởi điều này có thể khiến tác dụng điều trị của thuốc bị ảnh hưởng.

Nên dùng thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút. Không nghiền hay nhai viên thuốc trực tiếp bằng miệng.

5. Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng mà bạn đang gặp phải mà có thể sử dụng Prevacid theo một liều lượng cụ thể. Giữa người lớn và trẻ em, liều dùng cũng có sự khác biệt.

Đối với người lớn:

  • Điều trị bệnh viêm thực quản: Liều khởi đầu: 30mg/lần – ngày 1 lần, dùng liên tục trong 8 tuần. Liều duy trì: 15mg/lần – ngày 1 lần.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: 15mg/lần – ngày 1 lần, dùng trong 8 tuần.
  • Điều trị bệnh loét tá tràng: 15mg/lần – ngày 1 lần, dùng trong 4 tuần.
  • Điều trị bệnh loét dạ dày: 30mg/lần – ngày 1 lần, dùng trong 4 – 8 tuần.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: 60mg/lần – ngày 1 lần, hoặc 45mg/lần – ngày 2 lần.

Đối với trẻ em:

Thuốc Prevacid thường dùng điều trị ngắn hạn cho trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản với liều thông dụng như sau:

  • Trẻ từ 1 – 11 tuổi: Cân nặng dưới 30kg: 15mg/lần – ngày 1 lần. Cân nặng trên 30kg: 30mg/lần – ngày 1 lần.
  • Trẻ từ 12 – 17 tuổi: 30mg/lần – ngày 1 lần.
Thuốc Prevacid
Cần đảm bảo dùng thuốc Prevacid đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định

Trên đây chỉ là liều lượng thông thường mang tính tham khảo. Đối với thuốc Prevacid, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần nhận chỉ định từ bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng.

6. Bảo quản thuốc

Nên bảo quản thuốc Prevacid để không làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị:

  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
  • Không để nơi ẩm ướt hay bảo quản trong tủ lạnh
  • Để xa tầm với của trẻ nhỏ
  • Khi thuốc không còn giá trị sử dụng, nên tham khảo tờ hướng dẫn để xử lý đúng cách
  • Tránh dùng thuốc hết hạn hay hư hỏng

Một số lưu ý về thuốc Prevacid

1. Thận trọng

Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn gặp rắc rối trong quá trình dùng thuốc Prevacid. Nên báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị các vấn đề sau:

Nếu bạn đang trong quá trình mang thai hay cho con bú, chỉ nên dùng Prevacid trong những trường hợp thật sự cần thiết. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro. Nên báo với bác sĩ nếu bạn đang thuộc nhóm đối tượng trên để cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Prevacid, bạn có nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ thường gặp như:

tác dụng phụ của Prevacid
Đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Prevacid

Thuốc Prevacid có thể làm giảm hàm lượng Mg trong máu đi kèm các triệu chứng như:

  • Nhịp tim không ổn định
  • Run hay co giật
  • Chuột rút
  • Nghẹt thở
  • Cảm giác bồn chồn

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn:

  • Phát ban
  • Sưng ngứa
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Các vấn đề về thận

Báo ngay cho bác sĩ khi bạn gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường nào, kể cả những triệu chứng không được đề cập trên đây.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là vấn đề nghiêm trọng mà bạn cần chú ý trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Prevacid rất dễ xảy ra tương tác với các thành phần của thuốc khác. Tương tác thuốc dù nặng hay nhẹ cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực.

Trường hợp nhẹ thường làm giảm tác dụng điều trị khi hoạt động của thuốc bị biến đổi. Trường hợp nặng, nguy cơ tác dụng phụ sẽ gia tăng, đôi khi đe dọa cả tính mạng người bệnh.

Prevacid được nghiên cứu là dễ tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Methotrexate
  • Ampicillin
  • Erlotinib
  • Nelfinavir
  • Rilpivirine
  • Posaconazole
  • Pazopanib
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Atazanavir
  • Aspirin
thuốc Prevacid
Prevacid có thể tương tác với các thành phần của nhiều loại thuốc khác

Nội dung trên chưa thống kê hết tất cả các loại thuốc có thể tương tác với Prevacid. Cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều lượng phù hợp để hạn chế đối đa tương tác thuốc. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn trong suốt quá trình dùng thuốc Prevacid.

4. Xử lý khi thiếu hoặc quá liều

Đối với bất cứ loại thuốc nào, nếu quên liều hay dùng quá liều đều gây nên ảnh hưởng xấu. Bạn cần biết cách xử lý để giảm thiểu những vấn đề không mong muốn.

Khi dùng thiếu 1 liều Prevacid, hãy bổ sung ngay lúc nhớ ra. Nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng kế hoạch. Đừng bù liều bằng cách gấp đôi lượng thuốc cho 1 lần sử dụng. Hạn chế tối đa việc quên liều bởi sẽ tác động xấu đến hiệu quả điều trị.

Khi bạn dùng quá liều thuốc Prevacid, một số vấn đề nghiêm trọng có thể phát sinh. Hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *