Thuốc Praziquantel có tác dụng gì?

Thuốc Praziquantel được dùng để điều trị nhiễm ký sinh trùng, dược phẩm có khả năng tiêu diệt các loại cestodes (sán dây) và giun tròn (sán).Thuốc cũng được dùng để điều trị trường hợp nhiễm sán mán, nhiễm sán lá mật, bệnh sán gạo, bệnh sán chó, bệnh nhiễm sán lá khác…

Thuốc Praziquantel
Thuốc Praziquantel là dược phẩm được dùng để điều trị nhiễm ký sinh trùng.

  • Tên gốc: Praziquantel
  • Tên biệt dược: Biltricide®
  • Phân nhóm: Thuốc trừ giun sán.

Những thông tin cần biết về thuốc Praziquantel

Tác dụng

Praziquantel (PZQ) là thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng, có phổ rộng chống lại chống lại cestodes (sán dây) và giun tròn (sán). Ngoài ra, Praziquantel cũng được dùng trong điều trị bệnh nhiễm sán mán, nhiễm sán lá mật, bệnh sán gạo, bệnh sán chó, bệnh nhiễm sán lá khác…

Thuốc được được chỉ định cho đối tượng người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Thuốc có khả năng tiêu diệt cả ấu trùng lẫn sán trưởng thành. Tuy nhiên, Praziquantel không tiêu diệt được ký sinh trùng trong mắt.

Praziquantel có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được chuyên gia phê duyệt nhưng không được liệt kê trong bài viết. Tham khảo ý kiến chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

Cơ chế tác động

Sau khi dùng Praziquantel, thuốc làm tăng tính thấm vào màng tế bào của sán, dẫn đến mất Ca++ nội bào, ký sinh trùng bị co cứng và tê liệt, khiến chúng rời khỏi mạch máu, từ đó có thể loại bỏ chúng một cách tự nhiên.

Ngoài ra, dược phẩm còn tạo ra các không bào (cơ quan gắn liền với màng sinh chất có mặt ở nấm, tế bào thực vật, sinh vật nguyên sinh, tế bào vi khuẩn) trên da sán sau đó vỡ ra khiến cho sán bị tiêu diệt.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc cho những đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai (3 tháng đầu thai kỳ).

Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc được bào chế dạng viên nén, hàm lượng 600 mg.

Cách dùng – liều lượng

Đọc kĩ thông tin được in trên tờ đơn hướng dẫn hoặc theo hướng dẫn của người có chuyên môn (dược sĩ / bác sĩ) để biết chi tiết cách dùng & liều lượng phù hợp.

Cách dùng:

  • Thuốc dùng đường uống, kèm một ly nước đầy.
  • Thuốc uống nguyên viên, không cắn, bẻ, nhai – trừ khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Không ngậm thuốc vì mùi có thể khiến bạn buồn nôn.
  • Thuốc dùng trong bữa ăn.
  • Mỗi liều dùng nên cách nhau từ 4 – 6 giờ.
  • Không ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi dùng thuốc vì chúng có thể làm giảm hoạt lực của thuốc diệt ký sinh trùng.

Liều dùng:

Dưới đây là liều dùng thông thường do nhà sản xuất chỉ định. Liều dùng có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp tùy thuộc vào mức độ nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, bệnh nhân không tự ý thay đổi liều lượng sử dụng khi chưa được sự cho phép của chuyên gia.

Praziquantel thuốc
Đọc kĩ thông tin về liều dùng hoặc nghe bác sĩ vấn trước khi sử dụng.

Liều dùng cho người lớn:

Liều dùng cho người bị sán máng mekongi, japonicum:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia dùng 2 – 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị sán máng mansoni, haematobium:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia dùng 3 lần (hoặc uống 40mg/kg/ngày, dùng 1 – 2 lần)
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị sán lá gan Clornorchis sinensis (gan Fluke), Opisthorchis viverrini, Heterophyes heterophyes, sán bã trầu, Metagonimus yokogawai (ruột Fluke):

  • Liều lượng: Uống 75mg/kg/ngày, chia dùng 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 – 2 ngày.

Liều dùng cho người bị nhiễm Nanophyetus salmincola:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia 3 lần dùng.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị nhiễm Paragonimus westermani (Lung Fluke):

  • Liều lượng: Uống 5mg/kg/ngày, chia 3 lần dùng.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị Dipylidium caninum (sán dải chó), Diphyllobothrium latum (bệnh nhiễm trùng sán dây cá), Taenia solium (sán dây lợn), Taenia saginata (sán dây bò):

  • Liều lượng: Uống 5-10mg/kg, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị Hymenolepis nana (Dwarf sán dây):

  • Liều lượng: Uống 25mg/kg, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người lớn bị nhiễm Cysticercus cellulosae (giun sán):

  • Liều lượng: Uống 50mg/kg/ngày, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 15 ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

Liều dùng cho người bị sán máng mekongi, japonicum:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia dùng 2 – 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho người bị nhiễm sán máng mansoni, haematobium:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia dùng 3 lần (hoặc uống 40mg/kg/ngày, dùng 1 – 2 lần)
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ em bị nhiễm sán lá gan Clornorchis sinensis (gan Fluke), Opisthorchis viverrini:

  • Liều lượng: Uống 75mg/kg/ngày, chia dùng 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 – 2 ngày.

Liều dùng cho trẻ em bị nhiễm Heterophyes heterophyes, sán bã trầu, Metagonimus yokogawai (ruột Fluke):

  • Liều lượng: Uống 75 mg/kg/ngày, chia dùng 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày,

Liều dùng cho trẻ bị nhiễm Nanophyetus salmincola:

  • Liều lượng: Uống 60mg/kg/ngày, chia 3 lần dùng.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ bị Paragonimus westermani (Lung Fluke):

  • Liều lượng: Uống 5mg/kg/ngày, chia 3 lần dùng.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ bị Dipylidium caninum (sán dải chó), Diphyllobothrium latum (sán dây cá), Taenia solium (sán dây lợn), Taenia saginata (sán dây bò):

  • Liều lượng: Uống 5-10mg/kg, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ bị Hymenolepis nana (Dwarf sán dây)

  • Liều lượng: Uống 25mg/kg, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 1 ngày.

Liều dùng cho trẻ bị nhiễm Cysticercus cellulosae (giun sán):

  • Liều lượng: Uống 50mg/kg/ngày, dùng trong một lần.
  • Thời gian điều trị: 15 ngày.

Bảo quản

Praziquantel nên được bảo quản ở nhiệt độ vừa phái, tránh ánh sáng trực tiếp. Không đặt thuốc trong môi trường ẩm thấp. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện thuốc có biểu hiện ẩm mốc, biến chất, hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

TÌM HIỂU: Thuốc Sulfamethoxazole điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Thận trọng/ Cảnh báo

Bạn không nên dùng Praziquantel nếu:

  • Nhiễm ký sinh trùng trong mắt;
  • Uống rifampin trong vòng 4 tuần qua.

Thông báo cho chuyên gia trước khi dùng thuốc nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Có tiền sử bệnh tim mạch;
  • Có tiền sử bệnh gan;
  • Co giật, động kinh;
  • Phụ nữ có thai và đang choc con bú.

Tác dụng phụ

Praziquantel có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị, đó là:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Buồn ngủ
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Buồn nôn & nôn
  • Khó chịu

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Phát ban da, nổi mề đay, ngứa ngáy…

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn
  • Đau bụng, đau dạ dày
  • Phân đen
  • Đi ngoài ra máu
  • Đau ngựa hoặc khó chịu
  • Ớn lạnh
  • Co giật
  • Ho
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Sốt
  • Khàn tiếng
  • Phát ban, đỏ da, sưng mí mắt, mặt, môi, tay hoặc chân..
  • Khó thở.

Danh sách trên chưa phải là danh mục liệt kê đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị bằng Praziquantel. Liên hệ với nhân viên y tế hoặc người có chuyên môn khi xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc (bao gồm cả biểu hiện không nằm trong danh sách trên).

Tương tác thuốc

Praziquantel có thể tương tác với một số thuốc điều trị sau đây:

  • Acetylsalicylic Acid (aspirin);
  • Azithromycin (azithromycin);
  • Albendazole (Albenza);
  • Benadryl (diphenhydramine);
  • Bactrim (trimethoprim/ sulfamethoxazole);
  • cimetidine (Tagamet, Acid Reducer-Cimetidine, Tagamet HB, thuốc giảm ợ nóng, Thuốc kháng axit Equaline);
  • Cotrim (trimethoprim,sulfamethoxazole);
  • Dermatop (thuốc bôi ngoài da);
  • ivermectin (Stromectol);
  • Elavil (amitriptyline);
  • Levaquin (levofloxacin);
  • metronidazole (Metro, Flagyl ER, Flagyl, Flagyl IV, Flagyl 375, Metryl, Protuler, Metro IV);
  • Levothyrox (levothyroxin);
  • Nicotinamide ZCF (vitamin tổng hợp và khoáng chất);
  • Paracetamol (acetaminophen);
  • Penicillin G Procaine (Procaine penicillin);
  • pyrantel (Ascarel, Pinworm Caplets, Pin-X, Antiminth, Reese’s, Pinworm Medicine);
  • Pinworm Medicine);
  • rifampin (Rimactane, Rifadin, Rifadin IV);
  • Valproate Natri (axit valproic);
  • Viagra (sildenafil);
  • Vitamin B6 (pyridoxin);
  • Vitamin C (axit ascobic);
  • Vitamin K (phytonadione);
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin);
  • Vitamin B1 (thiamine);
  • Kẽm (kẽm sulfat).

Danh sách trên có thể chưa phải là danh mục liệt kê đầy đủ nhất các loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc Praziquantel.

Để đảm bảo an toàn khi dùng Praziquantel tiêu diệt ký sinh trùng, bạn nên kê khai với chuyên gia tất cả các loại thuốc đang sử dụng. Trong trường hợp có tương tác xảy ra, chuyên gia sẽ tư vấn bạn cách điều chỉnh phù hợp để tránh tác động tiêu cực lên sức khỏe.

Quá liều và cách xử trí

Quá liều có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, do đó cần điều chỉnh liều dùng phù hợp, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Liên hệ với chuyên gia nếu việc dùng quá liều làm xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.

Trên đây là một số thông tin về thuốc chống ký sinh trùng Praziquantel. Nếu có thắc mắc về thuốc trên hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, nên liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn và tìm cách khắc phục.

THAM KHẢO THÊM

Đau ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách xử lý, điều trị

Viêm ruột thừa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, nhiễm...

Dùng xơ mướp chữa bệnh trĩ

Dùng xơ mướp chữa bệnh trĩ là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được người xưa truyền lại. Ngoài...

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày - Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng...

Người viêm đại tràng vẫn dùng được mật ong.

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không, tại sao?

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Thực tế, theo nhiều chuyên gia, bệnh nhân viêm đại...

3 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *