Thuốc Pharcoter là thuốc gì? Có công dụng chữa bệnh gì?
Thuốc Pharcoter được dùng trong các trường hợp ho khan, ho có đờm ho do gặp gió lạnh, ho do viêm phế quản và viêm khí quản cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi. Đây là sản phẩm độc quyền của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1 (Pharbaco) – Việt Nam sản xuất và phân phối trên toàn quốc.
- Tên biệt dược: Pharcoter
- Phân nhóm: Thuốc tác dụng lên đường hô hấp
- Dạng bào chế: Viên nén
I. Những thông tin cần biết về thuốc Pharcoter
1. Thành phần thuốc
Trong mỗi viên nén thuốc Pharcoter gồm có các thành phần sau:
- Terpin hydrat ………………………………….. 100 mg
- Codein base …………………………………….. 10 mg
- Tá dược vừa đủ ……………………………. một viên
(Thành phần tá dược gồm có: tinh bột sắn, magnesi stearat, gelatin,…)
2. Công dụng của thuốc Pharcoter
Thuốc Pharcoter thuộc nhóm thuốc tác dụng lên đường hô hấp với hai thành phần chính là Terpin hydrat và Codein base. Thuốc Pharcoter được chỉ định điều chị các chứng ho cho các đối tượng thuộc các trường hợp sau:
3. Chống chỉ định
Thuốc Pharcoter chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau:
- Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc
- Đối tượng bị suy hô hấp
- Đối tượng đang mắc bệnh hen phế quản cấp và mãn tính
- Đối tượng ho do hen suyễn
- Phụ nữ có thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Do đó, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để tránh các hậu quả nghiêm trọng khác.
4. Cách dùng – Liều lượng
Thuốc Pharcoter cần được sử dụng theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc chỉ yếu bằng đường uống, không dùng thuốc để nhai, ngậm. Nên dùng thuốc cùng với cốc nước lớn, không dùng thuốc cùng với rượu.
Người bệnh không được tự ý tăng đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Bên cạnh đó, người cũng cần sử dụng thuốc đúng lộ trình, tránh các tình trạng sử dụng thuốc quên liều hoặc quá liều.
Liều dùng thuốc Pharcoter được đề nghị sử dụng như sau:
- Liều thông thường cho người lớn: Dùng mỗi lần 1 viên, mỗi ngày sử dụng 3 lần vào các buổi sáng, trưa và tối. Liều dùng tối đa là 9 viên/ ngày.
- Liều thông thường cho trẻ em trên 5 tuổi: Dùng mỗi lần 1 viên, mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần (tùy vào độ tuổi và chỉ định của bác sĩ).
- Liều thông thường cho trẻ em dưới 5 tuổi: Chưa có báo cáo và chứng minh về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Chính vì thế, trẻ em dưới 5 tuổi không được tự ý sử dụng và nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
5. Bảo quản thuốc Pharcoter
Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác cách bảo quản thuốc. Thông thường, thuốc cần được bảo quản trong hộp kín, nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không cất trữ thuốc trong phòng tắm. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ và thú nuôi.
Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng và cần được xử lý chúng đúng cách. Bạn có thể tham khảo cách xử lý thuốc từ nhân viên y tế. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu, cống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.
6. Giá thành
Thuốc Pharcoter là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW1 (Pharbaco) được sản xuất và phân phối tại các cửa hàng thuốc Tây, cơ sở khám chữa bệnh khắp các cả nước. Bạn đọc có thể tìm mua thuốc với mức giá tham khảo sau:
- Lọ thuốc Pharcoter 400 viên giá 480.000 đồng/ lọ
- Hộp thuốc Pharcoter 10 vỉ x 10 viên giá 150.000 đồng/ hộp
Lưu ý, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải giá niêm yết của nhà sản xuất. Mức giá có thể thay đổi tùy vào địa chỉ bán hoặc thời gian mua.
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pharcoter
1. Khuyến cáo khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng bệnh lý, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây để đảm bảo việc sử dụng thuốc được an toàn:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị hen, khí phế thũng, đặc biệt là các đối tượng bệnh nung mủ phổi, viêm phế quản khi cần khạc đờm mủ.
- Các đối tượng suy giảm chức năng gan hoặc suy giảm chức năng thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc Pharcoter. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng phù hợp.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Pharcoter cho các đối tượng có tiền sử nghiện rượu.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc cùng với bia, rượu và một số chất kích thích khác. Bởi trong thuốc có tác thành phần khi sử dụng chung với bia rượu có thể làm tăng tác dụng lên thần kinh trung ương hoặc làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
- Thuốc Pharcoter dễ gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, các đối tượng đang làm việc chủ yếu điều khiển phương tiện giao thông hay vận hành máy móc cần hết sức lưu ý.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hiện chưa có báo cáo và chứng minh về mức độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Chính vì thế, nhóm đối tượng này tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh làm hại đến con trẻ.
2. Tác dụng phụ của thuốc Pharcoter
Việc dùng thuốc không thể tránh khỏi các triệu chứng của tác dụng phụ. Nhưng không phải đa số người sử dụng thuốc nào cũng đều mắc phải, mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng. Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp ngay bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được giúp đỡ.
Tác dụng phụ của thuốc thường có các triệu chứng sau:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Bí đái hoặc đái ít
- Nhịp mạch không ổn định
- Hạ huyết áp thế đứng
- Co thắt phế quản
- Kích ứng da: phát ban đỏ,nổi mề đay mẩn ngứa
3. Tương tác thuốc
Thuốc Pharcoter có thể sử dụng kết hợp cùng với một số loại thuốc khác để trị các chứng ho như Aspirin, Paracetamol, Guaifenesin,…
Tuy nhiên, không hẳn tất cả các loại thuốc có thể kết hợp cùng với thuốc Pharcoter. Một số loại thuốc biệt dược có thể tương tác với thuốc Pharcoter, gây ức chế quá trình hoạt động và làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ, đặc biệt là những loại thuốc đây:
- Thuốc có chất ức chế thần kinh trung ương
- Thuốc có chứa dẫn chất của morphine
- Aminophylin
- Amoni clorid
- Natri amobartal
- Natri pentobarbital
- Natri phenobarbital
- Natri methicillin
- Natri nitrofurantoin
- Natri clorothiazid
- Natri bicarbonat
- Natri iodid
- Natri thiopental
- Natri heparin
Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Hãy nói cho bác sĩ của bạn được biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng để trị bệnh khác bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, các loại vitamin.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về thuốc trị ho, long đòm Pharcoter như thành phần, công dụng, giá thành và một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ. Chính vì thế, bạn đọc nên cân nhắc trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Codeine: Công dụng, liều dùng & tác dụng phụ
- Thuốc Dexchlorpheniramine điều trị các triệu chứng dị ứng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!