Liều dùng và Chống chỉ định của thuốc Ocehepa

Thuốc Ocehepa là dược phẩm của Công ty cổ phần hóa Dược Việt Nam. Thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị chứng tăng amoniac máu do bệnh gan cấp và mãn tính như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ. Đồng thời hỗ trợ điều trị các biến chứng thần kinh và tiền hôn mê.

tác dụng của thuốc ocehepa
Thuốc Ocehepa là dược phẩm của Công ty cổ phần hóa Dược Việt Nam

  • Tên thuốc: Ocehepa
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch

Những thông tin cần biết về thuốc Ocehepa

1. Thành phần

Thuốc Ocehepa có chứa L-ornithin-L-aspartat với hàm lượng 3000mg/ 5g.

L-ornithin-L-aspartat là dạng muối của aspartic acid và amino acid ornithine. Thành phần này kích thích tổng hợp glutamin và vòng ure nhằm làm giảm mức độ của amoniac trong máu.

2. Chỉ định

Thuốc Ocehepa được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chứng tăng amoniac máu do bệnh gan cấp và mãn tính như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ.
  • Điều trị biến chứng thần kinh (hôn mê gan não).
  • Điều trị trong giai đoạn tiền hôn mê.
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng do viêm gan siêu vi, suy gan, xơ gan và viêm gan do rượu bia

Thuốc Ocehepa cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp không được đề cập trong bài viết.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Ocehepa cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân suy thận nặng
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Lượng creatinine trong huyết thanh cao hơn 3mg/ 100ml.

Để giảm rủi ro khi sử dụng thuốc, bạn nên trình bày với bác sĩ tiền sử dị ứng và một số tình trạng sức khỏe đặc biệt (mang thai, mắc các bệnh mãn tính,…). Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trong trường hợp bạn không có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Thuốc bột hỗn dịch uống
  • Hàm lượng: 3000mg
  • Quy cách: Hộp 14 gói x 5g

5. Cách dùng – liều lượng

Hòa tan thuốc với một lượng nước tương ứng, có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, sữa hoặc nước trái cây. Dùng thuốc sau khi ăn.

công dụng thuốc ocehepa
Hòa tan thuốc với nước đun sôi để nguội hoặc dùng với nước trái cây

Liều dùng thông thường:

  • Dùng 1 gói/ lần
  • Dùng 2 – 3 lần/ ngày

Dùng thuốc trong 3 – 4 tuần. Có thể tăng liều lượng sử dụng trong trường hợp có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Ocehepa ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng. Không để thuốc trong tủ lạnh hay nhà tắm.

7. Giá thành

Thuốc Ocehepa có giá bán khoảng 410 – 420.000 đồng/ Hộp 14 gói x 5g. Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Giá thực tế có thể chênh lệch ít nhiều so với giá niêm yết trên bao bì.

Tham khảo thêm: Metadoxine là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ocehepa

1. Thận trọng

Nếu dùng thuốc ở liều cao, bạn cần kiểm tra nồng độ thuốc trong nước tiểu và máu thường xuyên để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường. Cần giảm liều và tần suất dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận.

thuốc ocehepa 3g
Chưa có nghiên cứu cho thấy thuốc Ocehepa an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ tài liệu cho thấy thuốc Ocehepa an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh dùng thuốc trong thời gian này. Nếu buộc phải sử dụng, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các tác dụng không mong muốn.

2. Tác dụng phụ

Ocehepa có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, bao gồm:

Khi xuất hiện các tác dụng phụ này, bạn không cần ngưng thuốc và tiếp tục duy trì lịch trình dùng thuốc như bình thường. Tuy nhiên khi triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng, bạn nên ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Thành phần trong Ocehepa có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu và thải trừ của một số hoạt chất/ loại thuốc khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, thậm chí gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Do đó cần chủ động phòng ngừa tương tác trong thời gian dùng thuốc.

Bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc đã sử dụng trong thời gian gần đây và những loại thuốc đang sử dụng – bao gồm cả thảo dược và viên uống bổ sung. Bác sĩ sẽ cân nhắc và yêu cầu bạn thực hiện một số biện pháp dự phòng nếu nhận thấy có tương tác phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *