Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý
Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý mãn tính gây ra hoặc có thể do chấn thương, tai nạn. Nếu không can thiệp điều trị từ sớm, khớp có thể bị tổn thương nặng nề và bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.
Nguyên nhân và dấu hiệu đau dây chằng khớp háng
Đau dây chằng khớp háng có thể do các nguyên nhân sau:
- Viêm dây chằng: viêm dây chằng là tình trạng dây chằng bị sưng viêm và tổn thương do các tác động vật lý. Tình trạng này khiến bạn bị đau dây chằng và toàn bộ khớp háng. Nguyên nhân gây viêm dây chằng có thể do viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, nhiễm trùng hoặc do chấn thương khi lao động, sinh hoạt,…
- Bong gân hông: bong gân thường xuất hiện ở khớp gối, cẳng chân hoặc ở tay. Tuy nhiên nếu khớp háng bị va chạm mạnh, bong gân hông có thể xảy ra. Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo giãn hoặc rách, khiến ổ khớp không ổn định và gây đau đớn cục độ. Bong gân hông thường xuất hiện khi chấn thương hoặc tai nạn.
- Viêm màng hoạt dịch khớp háng: màng hoạt dịch là dịch đệm bôi trơn giữa xương và các dây chằng. Khi màng hoạt dịch bị viêm, xương và các dây chằng đều có thể bị ảnh hưởng và đau nhức.
Triệu chứng đau dây chằng khớp háng:
- Đau nhức vùng hông, nhất là khi vận động
- Bề mặt khớp háng sưng dữ dội, sờ vào có cảm giác nóng
- Ổ khớp lỏng lẻo và rời rạc
- Không thể vận động khớp háng hoặc chỉ thực hiện được những cử động rất nhỏ
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên nhờ người thân cố định khớp háng với một thanh gỗ để tránh tình trạng xê dịch và gây tổn thương khớp nặng hơn. Tuyệt đối không tự ý nắn hay đi lại, điều này có thể khiến khớp bị trật và tổn thương nghiêm trọng hơn trước.
Khắc phục đau dây chằng khớp háng theo từng nguyên nhân
1. Bong gân
Bong gân có ba cấp độ: cấp độ nhẹ, trung bình và nặng. Nếu bạn bị bong gân ở cấp độ nhẹ, dây chằng chỉ bị rách nhẹ và không quá nghiêm trọng. Với tình trạng này, bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi trong vài tuần và sử dụng thuốc giảm đau.
Bong gân ở cấp độ trung bình khiến dây chằng bị rách một phần đáng kể. Bạn cần điều trị trong khoảng 2 tháng. Bên cạnh việc nằm nghỉ, bạn có thể phải dùng những loại thuốc giảm đau và chống viêm như opioids, NSAID, corticosteroid,…
Bong gân hông cấp độ nghiêm trọng thường gây rách hoàn toàn dây chằng đơn hoặc rách một phần đáng kể ở nhiều dây chằng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phẫu thuật để nối dây chằng hoặc thay thế bằng một dây chằng khác.
Bên cạnh đó, bạn cần phải thực hiện bài tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động. Sau khi vận động lại bình thường, bạn nên hạn chế những hoạt động gây áp lực lên khớp háng. Tác động vật lý lớn có thể khiến khớp háng bị đau nhức và tăng nguy cơ đứt dây chằng lần hai .
ĐỌC NGAY: Hướng dẫn 7 bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng
2. Viêm dây chằng
Bạn có thể giảm các cơn đau do viêm dây chằng bằng các biện pháp tại nhà như nghỉ ngơi, liệu pháp nhiệt, các bài tập vật lý trị liệu. Nếu cơn đau không thuyên giảm, có thể sử dụng các loại thuốc như acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid,… để giảm đau. Trường hợp cơn đau nặng nề, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm steroid để giảm đi các triệu chứng.
Khi các biện pháp này không đem lại kết quả khiến tình trạng viêm dây chằng khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc và can thiệp điều trị ngoại khoa.
3. Viêm màng hoạt dịch
Viêm màng hoạt dịch có thể gây sưng viêm khớp nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bước đầu, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn bằng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như ibuprofen, naproxen, corticosteroid,… Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để khôi phục khả năng hoạt động của khớp háng.
Khi điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cụ thể để cân nhắc việc phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết.
Phòng ngừa và tránh tái phát đau dây chằng khớp háng
Đau dây chằng khớp háng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Bạn nên chủ động phòng ngừa và tránh tái phát tình trạng này bằng các biện pháp sau:
- Hạn chế các hoạt động nặng nhọc, gây áp lực lớn lên khớp háng
- Thường xuyên luyện tập để cải thiện xương khớp và dây chằng, cơ bắp xung quanh
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương vì tình trạng loãng xương, yếu cơ có thể khiến bạn bị đau dây chằng khớp háng khi có va chạm mạnh
- Người béo phì có nguy cơ gặp phải các vấn đề về xương khớp cao hơn người bình thường nên bạn cần duy trì và kiểm soát cân nặng chặt chẽ
- Cần thực hiện đúng các tư thế như ngồi, đứng, nâng vật nặng,… Các tư thế sai lệch có thể khiến các cơ quan xương khớp bị tổn thương và gặp phải các vấn đề bất thường.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành điều trị theo phác đồ phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Mẹo giảm đau khớp háng sau sinh các mẹ nên biết
- Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Xin chao