Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá sức. 

Viêm gân gót chân là bệnh gì?
Viêm gân achille không phải là bệnh hiếm gặp. Viêm thường gây sưng, đau đơn và khó chịu cho người bệnh.

I. Viêm gân gót chân là gì?

Gân gót chân là một dải các mô cơ nối liền với bắp chân và xương gót chân. Khi các sợi gân này hoạt động quá mức sẽ gây viêm và tổn hại đến các khu vực lân cận. Chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng gót chân và quanh bàn chân.

Viêm gân gót chân thường xảy ra chủ yếu ở những người hoạt động thể chất liên tục với cường độ cao. Chẳng hạn như vận động viên điền kinh, bóng rổ hoặc quần vợt thường xuyên chạy nhảy thường có nguy cơ bị viêm gân gót chân cao. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp ở những người chạy bộ đột ngột tăng cường độ và thời gian chạy.

Có hai loại viêm gân gót chân Achilles là viêm gân Achilles gây chèn ép và viêm gân Achilles không gây chèn ép. Cụ thể như:

  • Viêm gân Achilles gây chèn ép: Bệnh thường gây ảnh hưởng đến phần dưới của gân nơi nó bám vào xương gót chân.
  • Viêm gân Achilles không gây chèn ép: Trong trường hợp này bệnh thường liên quan đến các sợi ở phần giữa của gân. Căn bệnh này thường có xu hướng ảnh hưởng đến người trẻ tuổi thường xuyên vận động.

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ đều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm gân có thể gây rách hoặc vỡ gân, cần phải dùng thuốc và tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng đau.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm gân gót chân

Gân gót chân thường được sử dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động chạy, nhảy hoặc đẩy ngón chân. Tuy nhiên, khi các hoạt động này diễn ra với tần suất và cường độ cao trong thời gian dài có thể khiến gân Achilles bị tổn thương và dẫn đến viêm.

Nguyên nhân gây viêm gân gót chân có thể là do người bệnh tập thể dục nhưng không khởi động đúng cách. Hoặc cũng có thể do thực hiện các hoạt động thể chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, viêm gân gót chân cũng có thể do:

  • Bệnh nhân tham gia một số bộ môn thể thao đòi hỏi phải dừng và thay đổi hướng đột ngột.
  • Thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian dài.
  • Mang giày cũ hoặc giày kém chất lượng.
  • Xuất hiện gai xương ở phía sau gót chân

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gân gót chân?

Một số yếu tố làm tăng khả năng bị bệnh viêm gân gót chân như

Giới tính: Theo các chuyên gia khoa xương khớp, nam giới thường tham gia hoạt động thể chất nên nguy cơ mắc bệnh viêm gân gót chân thường cao hơn nữ giới.

  • Tuổi tác: Viêm gân gót chân thường xuất hiện phổ biến hơn khi về già. Nguyên nhân là do càng lớn tuổi máu lưu thông đến khu vực gân bàn chân càng giảm khiến cho gân gót chân mất đi sự linh hoạt, dẻo dai và đàn hồi. Vì thế, khi có bất kỳ tác động nào diễn ra cũng có thể làm tổn thương gân Achilles.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn như fluoroquinolones thường gây ảnh hưởng đến gân gót chân. Chính vì vậy, những người thường xuyên sử dụng loại thuốc này thường có nguy cơ mắc bệnh viêm gân gót chân cao hơn những người khác.
  • Hình dạng bàn chân: Những người có cấu trúc bàn chân phẳng, nghĩa là lòng bàn chân không có vòm thường có nguy cơ bị viêm gân gót chân cao. Nguyên nhân là do sức nặng cơ thể sẽ đổ dồn lên gân gót chân thường khá lớn.
  • Bệnh lý: Người bị bệnh vẩy nến hoặc cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh viêm gân gót chân cao hơn hơn những người không bị bệnh.

Ngoài các yếu tố này ra, viêm gân gót chân cũng thường xảy ra ở những người bị thừa cân hay béo phì.

III. Triệu chứng bệnh viêm gân gót chân

Cơn đau liên quan đến viêm gân gót chân thường bắt đầu với triệu chứng đau nhẹ ở phía sau chân hoặc trên gót chân sau mỗi lần chạy hoặc hoạt động. Đau cũng có thể xuất hiện mỗi khi người bệnh leo cầu thang, chạy đường dài hoặc chạy nước rút. Ngoài ra, đau còn lan rộng đến các khu vực khác quanh mắt cá chân. Bên cạnh đó, đau cũng có thể kéo theo triệu chứng sưng tấy, phù nề ở gót chân.

Bệnh viêm gân gót chân
Triệu chứng nhận biết đầu tiên của bệnh viêm gân gót chân là đau nhức.

Thông thường, triệu chứng đau sẽ thuyên giảm sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức dữ dội kéo dài, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay lập tức. Bởi ngoài tình trạng viêm gân gót chân, rất có thể bệnh nhân đã bị đứt hoặc rách gân gót chân.

IV. Chẩn đoán viêm gân gót chân bằng cách nào?

Trong quán trình kiểm tra để chẩn đoán bệnh viêm gân gót chân, ngoài việc ấn nhẹ vào khu vực bị ảnh hưởng để xác định vị trí bị đau hoặc sưng, bác sĩ còn đặt một vài câu hỏi liên quan đến bệnh. Đồng thời, để đánh giá sự linh hoạt và phạm vi chuyển động cũng như phản xạ của bàn chân và mắt cá chân, chuyên viên y tế sẽ yêu cầu bạn đứng lên những quả bóng.

Ngoài ra, để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh chuẩn xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm sau đây. Cụ thể:

  • Chụp X – quang: Mặc dù tia X không giúp phát hiện các mô mềm như gân nhưng chúng cung cấp hình ảnh của xương gót bàn chân, giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Máy chụp cộng hưởng từ thường sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về gân Achilles. Từ đó, giúp bác sĩ phát hiện ra vị trí gân bị viêm.
  • Siêu âm: Thiết bị này sử dụng sóng âm thanh giúp tạo ra hình ảnh của gân khi chuyển động. Đặc biệt, siêu âm Doppler màu còn có thể giúp đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.

V. Điều trị viêm gân gót chân như thế nào?

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân nhẹ đều có thể tự khỏi nếu người bệnh biết cách chăm sóc tốt. Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà sau đây để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Nghỉ ngơi: Đây chính là biện pháp giúp khắc phục triệu chứng đau nhức ngay tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nguồn năng lượng mới, giúp tăng khả năng hồi phục nhanh. Bên cạnh đó, cách làm này giúp làm giảm áp lực đè nén lên hệ xương và gân gót chân, giúp gân gót chân thư giãn và làm lành nhanh hơn. Thông thường, bác sĩ thường khuyên người bệnh bị viêm gân gót chân nên nghỉ ngơi cho đến khi có thể đi lại được trên gân mà không còn cảm giác đau. Đồng thời, trong quá trình nghỉ ngơi, nếu muốn đi lại bệnh nhân nên sử dụng nạng để chống đỡ.
  • Chườm nước đá: Đặt một túi nước đá lên vùng bị đau khoảng 15 đến 20 phút, cảm giác đau nhức sẽ giảm dần ngay sau đó. Đồng thời tình trạng sưng tấy cũng xẹp nhanh hơn.
  • Dùng băng gạc: Người bệnh có thể sử dụng băng gạc băng quanh gân và vùng gót chân để hạn chế chấn thương. Cách làm này sẽ giúp cho gân không bị sưng to. Tuy nhiên, trong quá trình băng, bệnh nhân không nên băng quá chặt. Bởi nó hạn chế máu lưu thông đến vùng gót chân khiến bệnh thêm nặng.
  • Nâng chân lên trên ngực: Bệnh nhân nên nâng chân bị viêm lên cao hơn ngực hoặc cũng có thể nằm xuống và đặt chân lên gối. Cách làm này sẽ giúp máu giữ ở tim và không chảy trở lại chân, giúp giảm sưng và giảm đau.

Còn đối với những trường hợp có triệu chứng bệnh nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp điều trị như:

1. Sử dụng thuốc

điều trị viêm gân achille
Viêm gân gót chân trong trường hợp nặng cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không kê đơn như naproxen (Aleve), ibuprofen (Motrin IB, Advil,..), aspirin ( Bufferin ),… và một số loại thuốc khác để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức xảy ra trong thời gian dài, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm viêm hoặc giảm đau liều mạnh để cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể cho bệnh nhân tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hoặc tiêm steroid

2. Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể điều trị bệnh viêm gân gót chân bằng cách thực hiện các bài tập kéo căng. Các bài tập này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho gân cơ và xương vùng gót chân. Đồng thời, chúng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi bệnh, giúp giảm đau và sưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một vài miếng nêm nâng hoặc miếng chèn giày để nâng nhẹ gót chân. Cách làm này giúp làm giảm căng thẳng cho gân, đồng thời giúp làm giảm lực tác động lên gân, hạn chế đau nhức.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định khi bệnh chuyển biến xấu và gây biến chứng vỡ hoặc đứt gân gót chân. Tùy thuộc và độ rách của gân mà bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp phẫu thuật phù hợp.

VI. Biện pháp phòng ngừa viêm gân gót chân

Viêm gân gót chân có thể xảy ra bất cứ khi nào. Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh xuất hiện nhưng người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng những lưu ý dưới đây:

  • Chú ý khi tập luyện thể thao: Trước khi tham gia các hoạt động thể thao, người bệnh cần khởi động làm nóng người. Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân nên bắt đầu bài tập với cường độ nhẹ. Sau thời gian, khi cơ thể bắt đầu làm quen với động tác, người bệnh hãy tăng dần cường độ và thời lượng tập lên. Nếu tập luyện gây cảm giác đau, bệnh nhân nên dừng lại và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Chọn giày phù hợp: Người bệnh nên chý ý trong việc chọn giày thể thao. Tốt nhất, nên chọn những đôi giày vừa chân có miếng đệm lót chân, giúp giảm tác động căng thẳng lên gót chân. Đồng thời nên hạn chế mang giày cao gót vì đây chính là nguyên nhân phổ biến gây viêm gân gót chân.
  • Kéo căng cơ bắp: Bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để kéo căng cơ bắp và gân chân vào mỗi buổi sáng trước khi tập thể dục. Cách làm này sẽ giúp tránh tái phát viêm gân gót chân. Bên cạnh đó, giúp tăng cường sức khỏe cho gân và cơ bắp, hạn chế tình trạng viêm.

Viêm gân gót chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh để lâu không điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý mãn tính gây ra hoặc có thể do chấn thương,...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *