Thuốc Bar là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Bar là thuốc lợi gan mật, có tác dụng điều trị một số bệnh như: viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính, mụn nhọt, ngứa ngoài da, nổi mề đay, táo bón,…

Thuốc Bar giải độc gan, điều trị viêm gan, mụn nhọt, mề đay,...
Thuốc Bar giải độc gan, điều trị viêm gan, mụn nhọt, mề đay,…

  • Tên biệt dược: Bar®;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc bệnh gan;
  • Dạng bào chế: Viên bao đường.

Những thông tin cần biết về thuốc Bar

1. Thành phần

Thuốc có các thành phần chính sau:

  • Cao đặc Atiso: Có tác dụng tốt cho người bệnh gan, giúp thông tiểu, thông mật, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch;
  • Cao đặc biển súc: Giúp hạn chế sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh về gan mật. Biển súc có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc, giải nhiệt, điều trị ngứa ngoài da.
  • Bột bìm bịp và các tá dược khác.

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh hoặc triệu chứng sau:

  • Mụn nhọt;
  • Ngứa;
  • Viêm gan cấp tính;
  • Viêm gan mãn tính;
  • Nổi mề đay;
  • Vàng da;
  • Táo bón;
  • Bí tiểu;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.

3. Chống chỉ định

Không chỉ định dùng thuốc Bar cho các trường hợp sau:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Trường hợp phụ nữ đang có thai;
  • Trường hợp bệnh nhân viêm tắc đường dẫn mật.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, không dùng thuốc với các loại nước có chứa cafein, cồn, hoặc có gas,…

Thuốc Bar được bào chế từ cây atiso, biển súc và bìm bịp giúp điều trị mụn nhọt, viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính, táo bón, bí tiểu,...
Thuốc được bào chế từ cây atiso, biển súc và bìm bịp giúp điều trị mụn nhọt, viêm gan mãn tính, viêm gan cấp tính, táo bón, bí tiểu,…

Liều dùng cho người lớn

  • Số lượng: 2 – 4 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần ngày.

Liều dùng cho trẻ em

  • Số lượng: 1 – 2 viên lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

5. Bảo quản thuốc

Để thuốc không bị hư hỏng, giảm tác dụng, bệnh nhân bảo quản thuốc theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Đóng kỹ nắp lọ thuốc sau khi dùng;
  • Không dùng và tiếp tục lưu trữ thuốc khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.

Tham khảo thêm: Thuốc Tonka là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Bar

1. Tác dụng phụ và tương tác thuốc

Hiện nay chưa có bất kỳ ghi nhận nào về tác dụng phụ và tương tác thuốc của Bar. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi sử dụng. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng lạ nào trong quá trình dùng thuốc, hãy khai báo với bác sĩ ngay.

Nếu kết hợp dùng thuốc Bar với các loại thuốc khác, cần thận trọng và hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

2. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Mặc dù thuốc Bar được điều chế từ các loại thảo dược như biển súc, bìm bịp và atiso nhưng Bar là thuốc, không phải thực phẩm. Do đó, bạn nên thận trọng về liều lượng trong quá trình dùng thuốc, không nên dùng thuốc quá liều, lạm dùng thuốc.

Hiện nay, chưa có các ghi nhận về những tác động nguy hiểm của thuốc khi dùng quá liều. Nếu bạn dùng thuốc quá liều và có những triệu chứng khó chịu, hãy khai báo ngay với bác sĩ.

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc Bar có bất kỳ triệu chứng lạ nào.
Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc có bất kỳ triệu chứng lạ nào.

3. Mua thuốc Bar ở đâu, giá thuốc bao nhiêu?

Thuốc được sản xuất tại Việt Nam, do công ty Dược phẩm Dược liệu Pharmedic bào chế và phân phối.

Thuốc Bar bào chế ở dạng viên bao đường, đựng trong lọ nhựa. Mỗi lọ gồm 180 viên thuốc. Thuốc có giá bán là 57.000 VNĐ/lọ. Lưu ý, giá bán của các nhà thuốc, đại lý phân phối thuốc ngoài thị trường sẽ có sự chênh lệch.

Trên đây là các thông tin cơ bản về thuốc bar giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn đúng đắn trong quá trình dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *