Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau vai mãn tính, nhưng lại không nhiều người có kiến thức về căn bệnh này. Hiểu về viêm gân vôi hóa ở vai sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng và điều trị bệnh sớm nhất.

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai
viêm gân vôi hóa ở vai khiến cho phạm vi hoạt động của vai bị thu hẹp lại đáng kể.

I/ Viêm gân vôi hóa ở vai là như thế nào?

Viêm gân vôi hóa ở vai (còn được gọi là viêm gân Canxi) được hình thành từ sự tích tụ của canxi có sẵn trong các cơ bắp hoặc gân ở vai. Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng nó lại chỉ thường xuất hiện ở vai.

Sự tích tụ canxi lâu ngày sẽ khiến cho vai bị viêm, sưng. Bệnh lý này có 2 dạng: Vôi hóa thoái hóa và phản ứng vôi hóa.

Theo đó, canxi tích tụ trong khu vực này sẽ hạn chế hoạt động ở vai, hạn chế phạm vi hoạt động ở cánh tay và gây cảm giác đau đớn rất khó chịu. Có thể bạn chưa biết, viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau vai.

Bệnh lý này khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ từ 40-60 tuổi.

II/ Những nguyên nhân và nguy cơ gây viêm gân vôi hóa ở vai

Tuy nguyên nhân chính dẫn đến viêm gân vôi hóa ở vai vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sự hao mòn và tổn thương do lão hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dư thừa canxi.

Khi chúng ta già đi, lưu lượng máu chảy đến các gân ở vai giảm đi và làm cho chúng yếu đi. Đồng thời, các sợi dây chằng bắt đầu bị rạn và rách, tạo điều kiện cho canxi tích tụ lại và hình thành nên trong các dây chằng. Mặc dù đây là phản ứng làm lành vết thương theo phản xạ, nhưng nó lại vô tình khiến gân vai bị vôi hóa.

Ngoài ra, bệnh viêm gân vôi hóa ở vai sẽ có thể xảy ra nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp mang tính nguy cơ sau:

  • Gân vai bị tổn thương do chấn thương.
  • Thiếu oxy đến gân.
  • Có ba/mẹ đã từng bị viêm gân vôi hóa ở vai.
  • Có hoạt động tuyến giáp bất thường.
  • Tế bào phát triển không bình thường.
  • Mắc các bệnh về chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường.

Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể bị viêm gân vôi hóa ở vai bởi các yếu tố nguy cơ mang tính chủ quan khác.

nguyên nhân của viêm gân vôi hóa ở vai
Chấn thương vai là một trong những nguyên nhân gây viêm gân vôi hóa ở vai.

III/ Triệu chứng của viêm gân vôi hóa ở vai

Khoảng 1/3 người bị viêm gân vôi hóa ở vai không gặp bất cứ triệu chứng nào đáng chú ý. Ngược lại, số bệnh nhân còn lại cho biết họ thậm chí không thể cử động được cánh tay, không ngủ được vì cơn đau quá nghiêm trọng.

Như vậy, triệu chứng của bệnh lý này sẽ không giống nhau ở các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe và mức độ viêm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều sẽ phải trải qua những cơn đau vai và cảm giác khó chịu khi viêm gân vôi hóa ở vai phát triển.

Cụ thể, cơn đau do bệnh lý này gây ra sẽ thường tập trung ở phía trước hoặc phía sau vai và lan dần xuống phía cánh tay. Đặc trưng của cảm giác đau là rất khó đoán, có thể xuất hiện đột ngột hoặc tăng nhanh. viêm gân vôi hóa ở vai có 3 giai đoạn như sau:

  • Tiền vôi hóa: Lúc này, cơ thể đã trải qua những thay đổi về tế bào tại các khu vực có canxi. Sự tích tụ bắt đầu xảy ra.
  • Giai đoạn vôi hóa: Canxi được giải phóng từ các tế bào bắt đầu tích tụ và cơ thể tái hấp thu sự tích tụ canxi. Đây được xem là phần đau đớn nhất của quá trình.
  • Giai đoạn hậu lâm sàng: Sự tích tụ canxi biến mất (trường hợp được điều trị kịp thời và đúng cách).

Không phải tất cả bệnh nhân bị viêm gân vôi hóa ở vai cũng đều trải qua 3 giai đoạn như trên.

IV/ Chẩn đoán bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Nếu vai của bạn có những cơn đau bất thường thì việc cần thiết bạn cần làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thảo luận về các triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị được xem qua hồ sơ bệnh lý của bạn.

Bước tiếp theo là kiểm tra thể chất, bác sĩ hoặc chuyên viên có thể yêu cầu bạn nâng cánh tay lên và tạo thành một vòng quay. Mục đích của động tác này là kiểm tra sự vận động và phạm vi chuyển động của vai. Bác sĩ sẽ xem xét phạm vi chuyển động đã thay đổi như thế nào và mức độ đau nghiêm trọng ra sau.

Tuy vậy, cơn đau và sự giới hạn chuyển động của viêm gân vôi hóa ở vai tương đối dễ nhầm lẫn với các cơn đau vai khác nên bác sĩ sẽ cần phải chụp X-Quang cho bạn. Hình ảnh X-Quang giúp hiển thị rõ sự lắng đọng canxi trong gân và xác định vị trí bị vôi hóa.

Và không chỉ 1 lần, bệnh nhân cần được chụp X-Quang nhiều lần theo suốt quá trình điều trị để giúp bác sĩ theo dõi mức độ thay đổi của sự vôi hóa. Bằng cách theo dõi sẽ thay đổi của lượng canxi tích tụ mà bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán là trường hợp này có cần phẫu thuật hay không.

chẩn đoán viêm gân vôi hóa ở vai
Chụp X-Quang giúp xác định vị trí và mức độ của lượng canxi tích tụ.

V/ Các phương pháp điều trị viêm gân vôi hóa ở vai

Phần lớn các trường hợp viêm gân do vôi hóa ở vai có thể được theo dõi điều trị mà không cần phải phẫu thuật. Nhìn chung, các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

1/ Sử dụng thuốc uống

Đối với bệnh nhân bị nhẹ, bác sĩ sẽ cho thuốc uống và kết hợp với tập vật lí trị liệu. Theo đó, thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) được xem là dòng điều trị đầu tiên cho chứng tích tụ canxi ở gân vai, bao gồm:

  • Aspirin (Bayer)
  • Ibuprofen (Advil)
  • Naproxen (Aleve).

Lưu ý dùng thuốc đúng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng giảm liều. Bác sĩ cũng có thể tiêm cho bệnh nhân vài mũi Corticosteroid để giảm đau và sưng nhanh chóng.

2/ Áp dụng thủ thuật (không cần phẫu thuật)

Đối với các trường hợp từ nhẹ đến trung bình, một trong các thủ thuật được trình bày dưới đây sẽ được bác sĩ áp dụng cho người bệnh.

  • Liệu pháp sóng xung kích ngoại vi (ESWT)

Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị cầm tay nhỏ, có công dụng cung cấp các cú sốc cơ học đến vai của người bệnh (gần vị trí vôi hóa).

Tuy những cú sốc với tần số cao sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhưng lại có thể gây đau đớn. Lưu ý là bệnh nhân không cần phải cố chịu đau, trong quá trình điều trị nếu cảm thấy khó chịu thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lí. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại sóng xung kích xuống đến mức bạn có thể chịu đựng được.

Liệu pháp ESWT này thường được thực hiện 1 lần/tuần và liên tục trong 3 tuần là sẽ có kết quả.

  • Liệu pháp sóng xung kích hướng tâm (RSWT)

Tương tự như liệu pháp sóng xung kích ngoại vi vừa được trình bày ở trên, liệu pháp sóng xung kích hướng tâm được thực hiện bởi một thiết bị cầm tay để cung cấp các cú sốc cơ học (năng lượng thấp đến trung bình) đến vị trí vai bị vôi hóa. Phản ứng tạo ta các hiệu ứng tương tự như ESWT.

  • Siêu âm trị liệu

Cũng với một thiết bị cầm tay, bác sĩ sẽ định hướng sóng âm thanh với tần số cao tại vùng bị lắng đọng canxi. Kỹ thuật này có tác dụng phá vỡ các tinh thể canxi mà không gây đau đớn cho bệnh nhân.

  • Sử dụng kim chích qua da

Liệu pháp này có sự xâm lấn nhiều hơn các liệu pháp vừa được nói ở trên và được tiến hành theo các bước: gây tê – châm kinh – loại bỏ canxi.

Cụ thể, sau khi thực hiện gây tê cục bộ ở khu vực cần điều trị, các bác sĩ sẽ sử dụng kim y tế đầu nhọn và nhỏ để tạo các lỗ nhỏ trên da bệnh nhân. Lúc này, lượng canxi tích tụ sẽ được loại bỏ một cách trực tiếp. Có thể kết hợp kỹ thuật chích kim qua da với siêu âm để giúp kim đâm vào chính xác vị trí có canxi.

điều trị bệnh viêm gân vôi hóa ở trong vai
Khi gân vai bị vôi hóa do canxi tích tụ, bạn cần đến bệnh viện sớm để được điều trị.

3/ Phẫu thuật

Tỷ lệ bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số người bị viêm gân vôi hóa ở vai, đó là những trường hợp các thủ thuật không xâm lấn không đủ để loại bỏ hoàn toàn lượng canxi tích tụ.

Để tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ và rạch một đường nhỏ trên vai bạn, sau đó trực tiếp loại bỏ lượng canxi đã bị vôi hóa. Bạn cũng có thể lựa chọn mổ nội soi để vết mổ nhỏ hơn.

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc khá nhiều vào vị trí, kích thước và số lượng của canxi tích tụ. Chẳng hạn, có bệnh nhân phục hồi sau vài tuần nhưng cũng có bệnh nhân bị đau sau phẫu thuật và phạm vi hoạt động của vai vẫn còn nhiều giới hạn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào sức khỏe của bạn được bình thường trở lại.

VI/ Các biện pháp phục hồi sau điều trị bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Sau điều trị, người bệnh cần biết đến các biện pháp phục hồi chức năng (không phẫu thuật) và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

1/ Phục hồi chức năng mà không cần phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật loại bỏ canxi ở gân vai mà không cần phẫu thuật, bác sĩ/chuyên viên vật lí trị liệu sẽ hướng dẫn một loạt các bài tập chuyển động nhẹ nhàng.

Mục đích của những bài tập này là giúp cho sự phục hồi chuyển động ở vai được như người khỏe mạnh. Trong đó, các bài tập con lắc, xoay nhẹ cánh tay thường sẽ được quy định ngay từ ban đầu. Theo thời gian, bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập có phạm vi chuyển động nhiều hơn.

2/ Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Như đã nói ở trên, thời gian phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của mỗi người. Trong một số trường hợp phẫu thuật, thời gian cần để bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn đôi khi là 3 tháng, hoặc lâu hơn như vậy.

Phẫu thuật nội soi sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn. Cả phẫu thuật hở và nội soi đều cần phải mang địu trong vài ngày để có thể hỗ trợ bảo vệ vai.

Nếu muốn thời gian hồi phục nhanh hơn, bệnh nhân nên tham gia các buổi vật lý trị liệu trong 6-8 tuần. Đây là các bài tập kéo dài và hạn chế chuyển động dành riêng cho những người vừa thực hiện phẫu thuật loại bỏ canxi tích tụ trong vai, những bài tập khó hơn sẽ bắt đầu từ tuần thứ 4.

Trên đây là những thông tin tương đối đầy đủ về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai, bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc về điều trị vui lòng liên hệ với các bác sĩ, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hay hướng dẫn về y khoa.

 

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.