Metadoxine là thuốc gì?

Metadoxine là thuốc bảo vệ gan, thường được dùng trong những trường hợp bị ngộ độc rượu, gan nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan (bao gồm cả cấp tính lẫn mạn tính). Thuốc chỉ được phép sử dụng khi được sự phê duyệt của bác sĩ.

I. Những thông tin cần biết về thuốc Metadoxine

  • Tên chung: Metadoxine
  • Tên biệt dược: Abrixone®, Metadoxil®, Alcotel®, Viboliv®
  • Phân nhóm: Thuốc tan sỏi mật, thông mật & bảo vệ gan

Một số thông tin về Metadoxine dưới đây sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách và đúng mục đích.

Metadoxine
Hộp Metadoxine 500 mg, hộp gồm 5 vỉ x 6 viên.

1. Thành phần

Trong mỗi viên thuốc có chứa thành phần chính là Metadoxine. Nếu có nhu cầu muốn biết thêm thông tin các thành phần khác của thuốc, tham khảo thông tin được in trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Cơ chế hoạt động

Metadoxine làm tăng tốc độ loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể và giảm mức độ độc hại của rượu.

3. Chỉ định

Metadoxine được dùng cho những mục đích điều trị sau:

  • Ngộ độc rượu cấp tính & mãn tính, nghiện rượu kinh niên: Thuốc được dùng để trị ngộ độc rượu – tình trạng uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, nghiện rượu. Các triệu chứng của nhiễm độc rượu bao gồm: thay đổi tâm trạng và hành vi, nhầm lẫn, mất trí nhớ, nói chậm, hôn mê (hiếm gặp).
  • Gan nhiễm mỡ, xơ gan: Thuốc được dùng để trị gan nhiễm mỡ – tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng hàm lượng chất béo trong gan. Người bị gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, mệt mỏi, giảm cân…

Có thể dùng Metadoxine cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt trên trên tờ hướng dẫn sử dụng. Liên hệ thêm với chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Chống chỉ định

Thuốc này không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị dị ứng với metadoxine hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.

5. Dạng bào chế – hàm lượng

Metadoxine có những dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Dạng thuốc uống 500 mg
  • Dạng thuốc tiêm 300 mg.

5. Cách dùng – liều lượng

Bệnh nhân đọc kĩ thông tin về cách dùng – liều lượng được in trên tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ / dược sĩ có chuyên môn trước khi dùng.

Cách dùng

+ Đối với thuốc dạng uống:

  • Thuốc dùng đường uống với một ly nước đầy, có hoặc không có thức ăn đều được.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng qui định, không tự ý tăng hay giảm liều nếu chưa được chuyên gia cho phép.
  • Dùng thuốc đúng liệu trình đã định sẵn. Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc kể cả khi nhận thấy các triệu chứng bệnh có biểu hiện thuyên giảm.

+ Đối với thuốc dạng tiêm

  • Thuốc dùng tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch dưới sự thực hiện của chuyên gia y tế, người có trình độ chuyên môn.

Liều dùng Metadoxine

Liều dùng thông thường

Bệnh nhân dùng đúng liều lượng quy định. Liều dùng thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý tăng hay giảm liều nếu như chưa được chuyên gia cho phép.

Dưới đây là liều dùng thông thường do nhà sản xuất mô tả, bạn đọc có thể tham khảo:

+ Đối với dạng thuốc uống:

  • Ngộ độc rượu cấp tính: uống 500 mg  – 1000 mg mỗi ngày.
  • Gan nhiễm mỡ do rượu: uống 1000 mg mỗi ngày.
  • Viêm gan cấp tính và mãn tính: uống 1000 mg mỗi ngày.

+ Đối với dạng thuốc tiêm:

  • Ngộ độc rượu cấp tính: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 300 – 600 mg mỗi ngày.
  • Gan nhiễm mỡ do rượu: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 300 mg mỗi ngày.
  • Viêm gan cấp tính và mãn tính: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 300 mg mỗi ngày.

*** Trên đây là liều dùng thuốc dành cho người lớn. Liều dùng cho đối tượng trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quy định cụ thể. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc trên cho trẻ em.

Nên làm gì khi thiếu liều / mất liều:

+ Mất liều:

  • Dạng uống: Nên bổ sung liều đã thiếu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều bỏ lỡ gần với thời gian dùng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng lịch trình.
  • Dạng tiêm: Thuốc dạng này được quản lý và thực hiện tại phòng khám, cơ sở y tế bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ nên khả năng bạn bỏ lỡ liều là rất thấp. Nếu như bỏ lỡ cuộc hẹn theo lịch dùng liều thuốc này, liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Quá liều:

  • Dạng uống: Liên hệ với chuyên gia, bác sĩ để tìm cách xử lý nếu dùng thuốc quá liều.
  • Dạng tiêm: Thuốc dạng này được quản lý và thực hiện tại phòng khám, cơ sở y tế bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ nên khả năng sử dụng quá liều là rất thấp. Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu nghi ngờ quá liều.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em

6. Bảo quản

Metadoxine nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời (ban công, cửa sổ, cửa ra vào…), nơi ẩm thấp (tầng hầm, nhà vệ sinh…).

Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà. Trong trường hợp thuốc bị biến chất, ẩm, mốc hay hết hạn dùng, tuyệt đối không sử dụng vì điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Metadoxine

Một số khuyến cáo, cảnh báo sau sẽ giúp bạn chủ động trong những tình huống không mong muốn khi dùng Metadoxine để trị bệnh.

1. Thận trọng/ Cảnh báo

Cảnh báo trên nhóm đối tượng đặc biệt:

Metadoxine không được khuyến cáo sử dụng cho nhóm đối tượng đang mang thai và đang cho con bú. Dựa vào tình trạng sức khỏe bản thân, chuyên gia sẽ kê cho bạn thuốc điều trị phù hợp.

Cảnh báo chung:

Thuốc có thể gây một số triệu chứng như chóng mặt, mất phương hướng ở một số bệnh nhân dùng thuốc. Do đó, bạn không nên thực hiện bất kỳ hành động nào đòi hỏi sự tập trung như vận hành máy móc, lái xe.

2. Tác dụng phụ

Khi dùng Metadoxine, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt
  • Ngứa da
  • Đau bụng
  • Nôn
  • Tim đập nhanh.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp:

Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc trên trị bệnh.

Danh mục trên chưa bao gồm đầy đủ những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Metadoxine điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết về các tác dụng không mong muốn của thuốc, liên hệ với dược sĩ/ bác sĩ để biết thêm thông tin.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của dược chất có trong thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Để tránh hiện tượng trên, trước khi dùng thuốc điều trị, bạn nên kê khai với dược sĩ / bác sĩ những loại thuốc đang dùng.

Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng tương tác, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp. Một số loại thuốc có thể tương tác với Metadoxine là thuốc điều trị Parkinson như L-Dopa.

Trên đây là một số thông tin về thuốc bảo vệ và khắc phục một số vấn đề về gan do rượu Metadoxine. Nếu gặp bất kỳ biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc trên, liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể và tìm cách khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

tìm hiểu về bệnh viêm gân vôi hóa ở vai

Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị

Viêm gân vôi hóa ở vai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *