Thuốc bôi da Neutasol: Thành phần, công dụng và cách dùng
Thuốc Neutasol có chứa hoạt chất Clobetasol propionate – một corticoid có tác dụng rất mạnh. Thuốc thường dùng trong điều trị ngắn hạn cho các vấn đề về da như nổi mẩn đỏ, chàm, vẩy nến, viêm da, viêm tai ngoài…
- Tên thuốc: Neutasol
- Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu
- Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da
Những thông tin cần biết về thuốc Neutasol
1. Thành phần
Clobetasol propionate là thành phần chính có trong thuốc Neutasol. Hoạt chất này là một một corticoid tác dụng rất mạnh.
Clobetasol propionate ít hấp thu qua da, tuy nhiên khi da đang bị tổn thương thì khả năng hấp thu thuốc qua da sẽ tăng lên. Chính vì thế cần thận trọng khi dùng thuốc với các vết thương hở.
2. Chỉ định
Neutasol thường được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:
- Ngứa, nổi mẩn đỏ
- Da đóng vảy hay tróc vảy
- Chàm
- Vẩy nến
- Viêm da dị ứng
- Viêm da bã nhờn
- Viêm tai ngoài
- Vết côn trùng cắn
Neutasol thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Thuốc có thể dùng trong các trường hợp khác không được đề cập ở nội dung phía trên. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết thêm tác dụng của Neutasol.
3. Chống chỉ định
Thuốc Neutasol chống chỉ định với một số trường hợp được đề cập dưới đây:
- Người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Bị mụn trứng cá
- Viêm da quanh miệng
- Nhiễm nấm hay vi khuẩn
- Nhiễm virus da nguyên phát
Để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, bạn cần báo cho bác sĩ thông tin về tiền sử dị ứng cũng như tình trạng bệnh lý của bản thân. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc hoặc chỉ định một loại thuốc khác phù hợp hơn với bạn.
4. Cách dùng và liều lượng
Trên tờ hướng dẫn đi kèm có thông tin đầy đủ về liều lượng và cách dùng thuốc Neutasol. Bạn nên đọc kỹ để đảm bảo dùng thuốc đúng liều và tần suất.
Liều dùng:
Liều dùng được đề cập dưới đây chỉ đáp ứng với những trường hợp phổ biến nhất. Chỉ mang tính tham khảo không có giá trị thay thế cho hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng 4 lần/ngày.
- Sử dụng không quá 2 tuần.
- Không dùng vượt 50g/tuần.
Cách dùng:
- Rửa sạch và lau khô tay cùng với vùng da cần điều trị trước khi tiếp xúc với thuốc.
- Lấy một lượng thuốc đáp ứng với phạm vi da bị bệnh.
- Thoa thuốc nhẹ nhàng trong một vài phút để thuốc thẩm thấu tốt hơn.
- Rửa sạch tay bằng xà bông sau khi thoa thuốc. Không thực hiện điều này nếu tay là khu vực cần điều trị.
Tuyệt đối không băng kín vùng da cần điều trị – trừ khi bác sĩ chỉ định bạn làm điều này. Bởi khi băng kín có thể sẽ làm tăng khả năng hấp thu thuốc và kích thích các phản ứng phụ phát sinh.
5. Bảo quản thuốc
Cần đóng chặt nắp thuốc sau mỗi lần sử dụng. Bảo quản Neutasol ở nhiệt độ phòng (dao động từ 15 – 30 độ), tránh ánh nắng và độ ẩm cao. Không đặt thuốc gần tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Tuyệt đối không chia sẻ thuốc với bất kỳ ai, cho dù họ có những dấu hiệu giống với bạn. Không dùng thuốc hết hạn hay hư hỏng. Đọc thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách khi không còn giá trị sử dụng tránh tác động xấu đến môi trường.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Neutasol
1. Khuyến cáo
Hiện nay, độ an toàn của thuốc với phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn chưa được xác định. Nếu bạn thuộc vào các đối tượng nhạy cảm này, hãy báo cho bác sĩ để được cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi dùng thuốc.
Tránh sử dụng thuốc kéo dài cho các vùng da nhạy cảm như da mặt, vùng sinh dục, vùng da có nhiều nếp gấp. Không nên dùng Neutasol trên phạm vi rộng bởi có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các phản ứng toàn thân.
Trong một số trường hợp, cần ngưng dùng thuốc để tránh rủi ro:
- Ngưng thuốc khi bác sĩ chỉ định
- Bạn gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng
- Triệu chứng bệnh không giảm hay nặng thêm sau gần 2 tuần điều trị
2. Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ có thể phát sinh trong quá trình điều trị bằng Neutasol. Các phản ứng ngoại ý có thể thuyên giảm khi giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các tác dụng phụ chỉ được khắc phục khi can thiệp bằng cách điều trị từ bác sĩ.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Neutasol:
- Cảm giác châm chích, nóng
- Khô da
- Viêm nang lông
- Ngứa, nứt da
- Phát ban dạng mụn
- Bội nhiễm
- Giảm sắc tố da
- Phản ứng toàn thân
- Viêm da dị ứng
Bạn còn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý khác không được liệt kê ở trên. Để tránh rủi ro, hãy vui lòng báo cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào.
3. Tương tác thuốc
Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về vấn đề tương tác của thuốc Neutasol. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không gặp tương tác trong quá trình sử dụng Neutasol.
Để có thể ngăn ngừa tương tác thuốc xảy ra, một số khuyến cáo sau sẽ hữu ích cho bạn:
- Không dùng chung Neutasol với các loại thuốc bôi da khác, trừ khi bác sĩ yêu cầu.
- Báo cho bác sĩ thông tin về tất cả các loại thuốc bạn hiện đang sử dụng, kể cả thảo dược, thực phẩm chức năng hay vitamin.
4. Xử lý khi dùng thuốc sai kế hoạch
Dùng thuốc sai kế hoạch là vấn đề nhiều người mắc phải. Bạn cần chủ động hơn trong việc xử lý để tránh gặp phải các tình huống xấu.
Trường hợp dùng thiếu liều:
Việc dùng thiếu liều thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên việc thường xuyên quên sử dụng thuốc sẽ khiến hiệu quả điều trị giảm sút.
Bạn nên bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng kế hoạch. Không dùng với lượng thuốc gấp đôi để bổ sung liều.
Trường hợp quá liều:
Vấn đề này có thể khiến bạn gặp phải các phản ứng nghiêm trọng. Khi nhận thấy mình đang dùng thuốc quá với liều được chỉ định, hãy tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm
- Natri Thiosulfat là thuốc gì? Công dụng và liều dùng
- Thuốc Lincomycin: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!