Thuốc Roxithromycin: Công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Roxithromycin khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Hơn nữa có thể được dùng trong các trường hợp da bị nhiễm khuẩn, răng miệng bị nhiễm khuẩn…

thuốc Roxithromycin
Bác sĩ hay chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc Roxithromycin

  • Tên hoạt chất: Roxithromycin
  • Tên thương hiệu: Roxithromycin 150mg
  • Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc kháng sinh Macrolid

Những điều nên biết về thuốc Roxithromycin

Hiện nay thuốc Roxithromycin được sử dụng với hàm lượng chủ yếu là 150mg. Và dưới đây là những điều quan trọng mà không phải ai cũng biết:

1/ Chỉ định

Thông thường các bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Roxithromycin trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, bị bệnh về tai mũi họng như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang.
  • Dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường niệu như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo…
  • Dùng cho trường hợp bị nhiễm khuẩn da, mô mềm hay dùng khi bị nhiễm khuẩn răng miệng…

2/ Chống chỉ định

  • Không sử dụng cho người có tiền sử kháng sinh với các thành phần của thuốc cũng như các loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid.
  • Không dùng kết hợp Roxithromycin với các hợp chất gây co mạch như ergotamin.
  • Trong trường hợp bệnh nhân đang dùng terfenadin hay astemizol thì không lên dùng Roxithromycin cùng các kháng sinh nhóm macrolid khác.
  • Không được dùng Roxithromycin với các hợp chất của nhóm cisaprid vì có thể gây loạn nhịp tim.
  • Không khuyến khích dùng cho người bị suy gan, suy thận, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…

3/ Dược lực

Khi dùng trước bữa ăn sẽ giúp Roxithromycin hấp thụ và phân bố nhanh đến các mô và thực bào. Khi nồng độ trong thực bào tăng cao thì hoạt chất Roxithromycin sẽ tiến đến vị trí nhiễm trùng và phát huy khả năng điều trị bệnh.

4/ Cơ chế hoạt động

Hoạt chất Roxithromycin có khả năng ngăn tổng hợp protein cũng từ đó mà ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ gắn với các tiểu đơn vị của ribosome vi khuẩn và ức chế tổng hợp peptide

5/ Dạng bào chế

Thuốc Roxithromycin được bào chế thành nhiều dạng như viên nén phân tán, viên nén bao phim, viên sủi, thuốc cốm… Trong đó phổ biến nhất là dạng viên với trọng lượng 150mg.

6/ Cách sử dụng thuốc

Thuốc được dùng để uống với liều dùng gợi ý cho người lớn và trẻ em như sau:

  • Người lớn: dùng khoảng 300mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối
  • Trẻ em: dùng với liều lượng từ 5 đến 8mg/kg/ngày và chia thành 2 lần.

Thuốc thường được dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được thay đổi liều lượng. Thông thường chỉ cho trẻ em sử dụng trong vòng 10 ngày.

7/ Bảo quản

Việc bảo quản thuốc vô cùng quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả đến mức tối đa. Mỗi loại thuốc có cách bảo quản khác nhau nên chúng ta hãy đọc kĩ trên bao bì trước khi sử dụng. Thông thường thuốc Roxithromycin được bảo quản trong phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Khi thuốc quá hạn sử dụng hoặc đã biến chất thì nên vứt đi. Việc dùng thuốc không đảm bảo chất lượng không những làm cho bệnh càng nặng hơn mà còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Tham khảo thêm: Telfast là thuốc gì? Công dụng như thế nào?

Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Roxithromycin

Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý một vài thông tin như sau:

1/ Tác dụng phụ của thuốc Roxithromycin

Trên thực tế vẫn có những trường hợp bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Đó là các dấu hiệu như:

Tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà có thể xuất hiện các phản ứng phụ khác. Khi có bất kì phản ứng bất thường nào cũng nên liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. Đừng chủ quan có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm không đáng có.

2/ Tương tác thuốc Roxithromycin

Thuốc Roxithromycin có khả năng tương tác khi dùng chung với các loại thuốc khác. Cụ thể như: Digoxin, Midazolam, Disopyramide,… Chính vì vậy khi phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng hay thay đổi thành phần của thuốc.

3/ Bệnh nhân nên làm gì khi quên uống hoặc uống quá liều?

Có lẽ đây là những trường hợp tiêu biểu mà người bệnh hay gặp nhất. Người bệnh có thể xử lý như sau:

  • Khi quên uống: tiến hành uống tiếp càng sớm càng tốt, và giữ liều lượng thuốc như quy định. Tuyệt đối không được uống liều lượng gấp đôi để bù lại lần uống thuốc đã bỏ qua.
  • Khi uống quá liều: cần liên hệ ngay với bác sĩ tại các trung tâm y tế gần nhất. Người bệnh cần nói rõ những loại thuốc mà mình từng uống để bác sĩ có hướng xử lý.

4/ Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc Roxithromycin?

Ngưng ngay việc sử dụng thuốc khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn, xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, dị ứng…

Những thông tin trên được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín để giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng cũng như hiệu quả của thuốc Roxithromycin. Nếu có bất cứ thắc mắc gì trong quá trình dùng thuốc hay chữa bệnh hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Chàm hóa da là gì? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh chàm hóa da là gì? Làm sao để điều trị?

Bệnh chàm hóa da do vi nấm gây ra. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây khó chịu mà...

Bác sĩ đưa ra quan điểm điều trị bệnh da liễu của Y học cổ truyền

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – 40 Năm Tâm Huyết Điều Trị Viêm Da Tự Miễn Bằng Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử lâu đời, là cái nôi sản sinh ra nhiều danh y....

Men vi sinh Tavida trị viêm nang lông: Giá bán, cách dùng

Men vi sinh Tavida là một sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại...

5 biện pháp tự nhiên điều trị bệnh ghẻ tại nhà

Nhiều người gặp phải bệnh ghẻ đều khá ngứa ngáy và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Do đó, nhiều...

6 bệnh da liễu thường gặp và phương pháp điều trị phù hợp

Bệnh da liễu là tình trạng bề mặt da bị kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *