Thuốc Mazipredone là thuốc gì?

Thuốc Mazipredone thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc. Thuốc thường được dùng trong điều trị sốc do nhồi máu cơ tim, sốc sau bỏng, nhiễm độc, chấn thương và phẫu thuật theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch tiêm.

Thuốc Mazipredone
Thông tin cơ bản về thành phần, liều lượng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Mazipredone

  • Nhóm thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
  • Tên biệt dược: Depersolon
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Thông tin về thuốc Mazipredone

Thành phần

Thuốc Mazipredone được bào chế từ hoạt chất Mazipredone chlorthydrate và lượng tá dược vừa đủ trong một ống dung dịch tiêm.

Công dụng

Thuốc Mazipredone có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số vấn đề/bệnh lý sau:

  • Những hội chứng cấp tính bắt buộc phải sử dụng liệu pháp glycocoticoid thông qua đường tiêm: Sốc do bỏng, nhiễm độc, chấn thương và phẫu thuật
  • Sốc do nhồi máu cơ tim
  • Sốc do truyền máu
  • Sốc phản vệ, dị ứng nặng, cơn cấp suyễn
  • Trường hợp quá mẫn xảy ra nghiêm trọng khi sử dụng những loại thuốc điều trị khác
  • Tình trạng nhiễm độc xuất hiện và phát triển mạnh do hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn (dùng thuốc kéo dài dưới sự bảo vệ thích hợp của những loại thuốc kháng sinh)
  • Bệnh nhân bị suy thượng thận cấp: Hội chứng Waterhouse – Fridrichsen, cơn cấp Addison
  • Dùng để dự phòng hoặc điều trị hạ áp trong thời gian sử dụng thuốc gây mê ở những bệnh nhân đang mắc bệnh suy thượng thận mãn tính do việc điều trị kéo dài với những loại thuốc chống viêm không steroid
  • Hôn mê gan.

Chống chỉ định

Thuốc Mazipredone chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Mazipredone chlorthydrate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những bệnh nhân đang trong giai đoạn tiêm chủng vaccin
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc phải những bệnh lý sau: Loét dạ dày, loét tá tràng, hội chứng cushing loãng xương, herpes simplex
  • Bệnh nhân bị thủy đậu, suy gan, cao huyết áp nặng
  • Những người bị bệnh lao tiến triển. Trong bệnh lao tiềm ẩn, thuốc Mazipredone chỉ được sử dụng cùng với những loại thuốc kháng lao
  • Trong trường hợp bị tiểu đường, thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định tuyệt đối hoặc dùng trong dự phòng kháng insulin
  • Ở những bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, thuốc nên được sử dụng một cách thận trọng. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng kháng sinh liệu pháp đặc hiệu và hóa liệu pháp
  • Chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, nhất là khi mang thai trong 3 tháng đầu. Bởi việc sử dụng thuốc Mazipredone có thể gây ra những bất lợi cho bào thai. Người bệnh cần xem xét những lợi ích và những tác hại trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng

Tiêm Mazipredone trực tiếp vào tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm sâu vào cơ mông. Trong trường hợp không thể tiêm vào tĩnh mạch, việc tiêm sâu vào cơ mông sẽ được thay thế. Tuy nhiên, hoạt động tiêm vào cơ mông thường có tác dụng chậm hơn so với những dạng tiêm khác.

Cách sử dụng thuốc Mazipredone
Thuốc Mazipredone được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm sâu vào cơ mông

Liều lượng

Tùy thuộc vào dạng bệnh lý và tình trạng sức khỏe, chúng ta có liều dùng thuốc Mazipredone cho người lớn và trẻ em như sau:

Đối với người lớn (liều đơn)

Liều dùng thuốc cho điều trị sốc

Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền dịch nhỏ giọt 30 – 90mg (từ 1 – 3 ống). Tăng liều cao hơn nếu cần thiết, dùng 150 – 300mg (5 – 10 ống) đối với những trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp không thể tiêm vào tĩnh mạch, người bệnh sẽ được tiêm sâu vào cơ mông.

Nếu cần thiết, người bệnh có thể điều trị lặp lại bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: Dùng 30 – 60mg.

Liều dùng thuốc trong điều trị nhiễm độc, suy thượng thận cấp, dự phòng hoặc điều trị hạ áp ở những bệnh nhân đang mắc bệnh suy thượng thận mãn tính và một số chỉ định khác

Dùng liều đơn 30 – 45mg (từ 1 – 1,5 ống). Tiêm sâu vào cơ mông hoặc tiêm tĩnh mạch chậm

Lưu ý: Trong trường hợp người bệnh có tiền sử bị tâm thần, bạn cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Mazipredone với liều cao hơn. Sau khi những cơn sốc cấp tính đã được kiềm chế, người bệnh nên tiếp tục sử dụng thuốc bằng cách uống với liều dùng thấp hơn.

Đối với trẻ em (liều đơn)

Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 2 – 12 tháng

  • Liều khuyến cáo: Dùng  2 – 3mg/kg thể trọng. Có thể tiêm sâu vào cơ mông hoặc tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 1 – 4 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng  1 – 2mg/kg thể trọng. Có thể tiêm sâu vào cơ mông hoặc tiêm tĩnh mạch.

Lưu ý: Người bệnh nên được tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 phút. Có thể lặp lại liều dùng thuốc sau 20 – 30 phút khi cần.

Bảo quản

Thuốc Mazipredone cần được bảo quản ở nơi mát với nhiệt độ 8 – 15 độ C. Người dùng nên bảo quản thuốc trong lọ, không đưa thuốc vào ống tiêm khi chưa sử dụng. Ngoài ra bạn cần tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng. Tránh để thuốc rơi vào tầm tay trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mazipredone

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Mazipredone, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trong những trường hợp nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng, người bệnh nên được tiêm tĩnh mạch nếu có thể
  • Trong trường hợp điều trị lâu dài với thuốc Mazipredone, người bệnh cần được bù lượng kali cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được chứng hạ kali huyết
  • Người bệnh cần sử dụng đồng thời thuốc Mazipredone cùng với Nerobol (Neroboletta) trong quá trình chữa bệnh. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ thoái hóa và loãng xương
  • Người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để đo huyết áp, xét nghiệm phân và nước tiểu trong suốt quá trình chữa bệnh với thuốc Mazipredone
  • Người bệnh không nên đột ngột ngưng sử dụng thuốc Mazipredone. Khi đến thời kỳ cần ngưng sử dụng thuốc, người bệnh nên giảm liều dùng thuốc một cách từ từ
  • Trong thời gian sử dụng corticoid, người bệnh cần điều chỉnh liều dùng thuốc chống đông máu và những loại thuốc chống tiểu đường loại uống
  • Không sử dụng đồng thời thuốc Mazipredone cùng với thuốc lợi tiểu. Nếu việc sử dụng cả hai loại thuốc là điều cần thiết, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sự cân bằng điện giải nội môi (bù kali)
  • Trong trường hợp sử dụng đồng thời thuốc Mazipredone cùng với thuốc Salicylatem, người bệnh nên giảm liều ở cả hai loại thuốc này. Bởi nếu liều corticoid thấp sẽ tác động và làm giảm liều salicylate đến mức thấp hơn
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Mazipredone khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Mazipredone
Thuốc Mazipredone chỉ nên được sử dụng khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Mazipredone người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Khi tiêm bắp

  • Mẫn cảm tại chỗ, đau thoáng qua
  • Thâm nhiễm.

Khi điều trị lâu dài

  • Cao huyết áp
  • Sức đề kháng với nhiễm khuẩn giảm
  • Giảm kali huyết
  • Glucose niệu
  • Suy vỏ thượng thận
  • Cân bằng Nitơ âm tính
  • Bệnh loét
  • Tăng tiết acid
  • Loãng xương.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ nêu trên hoặc những dấu hiệu bất thường khác, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và kịp thời xử lý, tránh gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc

Thuốc Mazipredone có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh, làm tăng hiệu quả điều trị hoặc làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ gây nguy hiểm.

Thuốc Mazipredone tương tác với một số loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm hoặc làm tăng, giảm hiệu quả chữa bệnh của những loại thuốc

Chống chỉ định phối hợp

  • Những loại thuốc khí dung cường giao cảm cho trẻ em bị hen: Sự tương tác giữa Mazipredone và những loại thuốc này làm tăng nguy cơ liệt hô hấp.

Không nên phối hợp

  • Barbitur cho những bệnh nhân mắc bệnh Addison: Có thể dẫn đến các cơn cấp.

Thận trọng khi phối hợp

  • Những loại thuốc chống tiểu đường loại uống: Là tăng nguy cơ hạ Glucose huyết
  • Glycoside dùng trong trợ tim: Sự tương tác giữa thuốc Mazipredone và Glycoside dùng trong trợ tim làm tăng tác dụng điều trị của nhau
  • Những loại thuốc chống đông máu: Thuốc Mazipredone làm tăng hiệu quả chống đông ở những loại thuốc này
  • Salicylate: Sự tương tác của thuốc làm giảm nồng độ Salicylate có trong huyết tương. Đồng thời làm tăng nguy cơ xuất huyết và một số tác dụng không mong muốn khác
  • Thuốc lợi tiểu: Làm giảm kali huyết
  • Barbiturate: Làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc Mazipredone
  • Những loại thuốc chống viêm không steroid: Sự tương tác giữa thuốc Mazipredone và những loại thuốc chống đông không steroid làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa tối đa những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi tiến hành chữa bệnh với thuốc Mazipredone.

Những thông tin cơ bản về thuốc Mazipredone trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng thuốc và những điều cần lưu ý theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro và các tác dụng phụ không mong muốn.

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Co cứng cơ sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ và Giải Pháp Khắc Phục Tốt

Co cứng cơ sau đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh...

Nhồi máu cơ tim cấp là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Nhồi Máu Cơ Tim Cấp: Triệu chứng và Hướng điều trị

Nhồi máu cơ tim cấp là hiện tượng tắc nghẽn động mạch khiến tim bị thiếu máu và oxy dẫn...

Tai biến liệt nửa người là gì?

Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh

Tai biến liệt nửa người là một trong các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra khiến...

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.