Thuốc m Rednison: Cách dùng và Liều lượng cụ thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc m Rednison là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO). Thuốc được sử dụng để điều trị hen phế quản, bệnh sarcoid, viêm loét đại tràng mãn tính, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…

thuốc m-rednison 4
Thuốc m Rednison là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)

  • Tên thuốc: m Rednison
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Phân nhóm: Hormone, nội tiết

Những thông tin cần biết về thuốc m Rednison

1. Thành phần

Thuốc m Rednison có chứa hoạt chất Methylprednisolon – một dạng glucocorticosteroid, dẫn xuất của 6-alpha-methyl của prednisolon. Thành phần này có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng và tác động đến quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate.

Methylprednisolon chuyển hóa qua gan và thải trừ qua đường tiểu dưới dạng sulfate, glucuronide và những hợp chất không liên hợp.

2. Chỉ định

Thuốc m Rednison được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm động mạch
  • Viêm động mạch phổi
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thiếu máu tan huyết cấp tính
  • Ung thư vú
  • Viêm loét đại tràng mãn tính
  • Bệnh sarcoid (u hạt)
  • U lympho
  • Hen phế quản
  • Hội chứng thận hư nguyên phát
  • Rối loạn/ bất thường chức năng của vỏ thượng thận
  • Viêm đường hô hấp dị ứng
  • Viêm da dị ứng nghiêm trọng
  • Phản ứng phản vệ
  • Giảm bạch cầu hạt

Thuốc m Rednison có thể được chỉ định trong quá trình điều trị những vấn đề sức khỏe khác. Vui lòng trao đổi với nhân viên y tế nếu bạn có ý định sử dụng với mục đích không được nhắc đến trên bao bì.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc m Rednison với những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Nhiễm khuẩn nặng (trừ trường hợp lao màng não hoặc sốc nhiễm khuẩn).
  • Đang sử dụng vaccine chứa virus sống.
  • Nhiễm trùng da do lao, virus và nấm.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Dạng bào chế: Viên nén

Hàm lượng: 4mg, 16mg

Quy cách:

  • Thuốc m Rednison 4mg: Hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên; Chai 200 viên.
  • Thuốc m Rednison 16mg: Hộp 3 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 50 viên; Chai 100 viên.

4. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc bằng đường uống. Dùng thuốc theo liều lượng, thời gian và tần suất được chỉ định.

Liều dùng thuốc m Rednison dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: độ tuổi, mức độ triệu chứng, khả năng đáp ứng và tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng liều bắt đầu 6 – 40mg/ ngày để xem xét phản ứng của cơ thể và tiến hành điều chỉnh liều.

m-rednison 16 là thuốc gì
Dùng thuốc m Rednison theo liều lượng, thời gian và tần suất được chỉ định.

Liều dùng thông thường khi điều trị hen suyễn nặng cho bệnh nhân điều trị nội trú

  • Tiêm tĩnh mạch methylprednisolone 60 – 120mg/ lần, sau 6 giờ tiến hành tiêm thêm liều sau.
  • Khi chấm dứt cơn hen cấp, uống m Rednison với liều từ 32 – 48mg/ ngày.
  • Sau đó giảm liều và ngưng thuốc sau 10 ngày – 2 tuần.

Liều dùng thông thường khi điều trị cơn hen cấp tính

  • Dùng từ 2 – 48mg/ ngày, duy trì trong 5 ngày
  • Giảm liều và duy trì thêm 1 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Liều khởi đầu: Dùng 4 – 6mg/ ngày.
  • Khi triệu chứng bùng phát có thể dùng liều cao từ 16 – 32mg/ ngày, sau đó giảm dần.

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh sarcoid

  • Dùng 0.8mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần uống. Duy trì liều dùng trong vòng 1 tuần.
  • Sau đó giảm còn 64mg/ ngày, duy trì trong vòng 1 tháng.

Liều dùng thông thường khi điều trị những bệnh thấp nặng

  • Liều khởi đầu: Dùng 0.8mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều liều bằng nhau
  • Liều duy trì: Bác sĩ điều chỉnh liều, chỉ sử dụng 1 liều/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp mãn tính ở trẻ em (có biến chứng đe dọa tính mạng)

  • Dùng 10 – 30mg/ kg/ đợt
  • Dùng 3 đợt

Liều dùng thông thường khi điều trị xơ cứng rải rác

  • Dùng 160mg/ ngày, duy trì trong 1 tuần.
  • Giảm liều xuống 64mg/ ngày, duy trì trong 1 tháng.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm loét đại tràng mãn tính

  • Liều dùng cho đợt cấp nặng: Uống 8 – 24mg/ ngày.

Liều dùng thông thường khi điều trị thiếu máu tan huyết do miễn dịch

  • Dùng 64mg/ ngày trong vòng 3 ngày.
  • Điều chỉnh liều và dùng từ 6 – 8 tuần.

Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng thận hư nguyên phát

  • Liều khởi đầu: Dùng 0.8 – 1.6mg/ kg, duy trì trong 6 tuần.
  • Giảm liều và dùng trong 6 – 8 tuần.

Liều dùng thông thường khi điều trị suy vỏ thượng thận ở trẻ em

  • Dùng 0.117mg/ kg
  • Chia thành 3 lần uống

Liều dùng trên chỉ thích hợp cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe thông thường và không mắc phải các bệnh lý đặc biệt. Nếu bác sĩ có chỉ định liều lượng cụ thể, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp. Thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

7. Giá thành

Thuốc m Rednison 16mg có giá bán 90 – 100.000 đồng/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc m Rednison

1. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân loãng xương, tăng huyết áp, người cao tuổi, bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, người vừa thực hiện nối thông mạch máu, suy tim và trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Dùng 1 liều thuốc m Rednison ít gây tác dụng phụ hơn sử dụng nhiều liều nhỏ.

Sử dụng thuốc kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể làm giảm thể trọng trẻ sơ sinh. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định thuốc cho nhóm đối tượng này. Chưa có nghiên cứu cho thấy thuốc thải trừ qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng thuốc trong thời gian cho trẻ bú.

thuốc m rednison 16mg
Tham vấn bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng thuốc trong thời gian cho trẻ bú

Thuốc m Rednison làm tăng nồng độ đường trong máu, cần dùng liều insulin cao hơn để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Khi sử dụng m Rednison trong điều trị dài hạn có thể gây ức chế trục đồi tuyến yên – thượng thận. Trong trường hợp này cần giảm liều thuốc dần (không giảm đột ngột).

Sử dụng thuốc kháng histamine để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng trong trường hợp uống thuốc m Rednison ở liều cao. Cần bổ sung canxi cho bệnh nhân điều trị dài hạn để giảm nguy cơ loãng và gãy xương.

2. Tác dụng ngoại ý

Các tác dụng phụ của thuốc m Rednison xuất hiện chủ yếu khi sử dụng thuốc ở liều cao hoặc dùng trong điều trị dài hạn.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tăng vị giác
  • Khó tiêu
  • Chảy máu cam
  • Đau khớp
  • Thần kinh dễ bị kích động
  • Tăng lượng đường trong máu
  • Mất ngủ
  • Đục thủy tinh thể
  • Cườm mắt

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Co giật
  • U giả ở não
  • Mê sảng
  • Sảng khoái
  • Thâm tím
  • Yếu cơ
  • Gãy xương
  • Buồn nôn
  • Chướng bụng
  • Viêm tụy
  • Chóng mặt
  • Thay đổi tâm trạng
  • Loạn tâm thần
  • Nhức đầu
  • Tăng huyết áp
  • Mụn trứng cá
  • Tăng sắc tố mô
  • Phù mạch
  • Nhiễm kiềm
  • Ức chế trực tuyến uyên – thượng thận
  • Giảm kali huyết
  • Loãng xương
  • Phản ứng quá mẫn
  • Nôn mửa
  • Viêm loét thực quản
  • Loét dạ dày
  • Hội chứng Cushing

Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ bạn gặp phải để có hướng xử lý.

3. Tương tác thuốc

Hoạt động của m Rednison có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của một số loại thuốc.

thuốc m-rednison 16
Thận trọng khi dùng thuốc với carbamazepin, erythromycin, rifampicin, ketoconazole,…

Cần lưu ý khi sử dụng kết hợp m Rednison với những loại thuốc sau:

  • Ciclosporin, carbamazepin, ketoconazole,  erythromycin, rifampicin, phenobarbital: Methylprednisolon tác động đến quá trình chuyển hóa của những loại thuốc này.

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc m Rednison quá liều có thể làm phát sinh những triệu chứng như yếu cơ, hội chứng Cushing, loãng xương. Tình trạng quá liều thường xảy ra ở bệnh nhân điều trị dài hạn bằng glucocorticosteroid.

Khi nhận thấy những triệu chứng trên, bạn cần ngưng thuốc và gọi cấp cứu trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là những thông tin về thuốc m Rednison. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Các loại thuốc trị đau khớp gối giúp bạn kiểm soát cơn đau

Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, corticosteroid,… là những loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến....

dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng

Dấu hiệu cảnh báo bị viêm khớp háng nên cảnh giác

Đau khớp háng, lưng dưới, tê bì chân, cứng khớp,… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp...

Đau khớp vai khi chơi cầu lông và cách xử lý

Cầu lông là bộ môn thể thao cần sự tham gia hoạt động của nhiều khớp trên cơ thể. Đau...

tìm hiểu về bệnh viêm khớp gối mãn tính

Tìm hiểu viêm khớp gối mãn tính và cách điều trị

Viêm khớp gối mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 1/4 người ở độ tuổi trên 55. Các triệu chứng của...

biến chứng sau khi thay khớp háng

Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *