Thuốc Kavasdin là thuốc gì?

Thuốc Kavasdin là thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp và điều trị dự phòng bệnh đau thắt ngực. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, chứa hoạt chất Amlodipin.

Thuốc Kavasdin điều trị tăng huyết áp và dự phòng chứng đau thắt ngực.
Thuốc Kavasdin điều trị tăng huyết áp và dự phòng chứng đau thắt ngực.

  • Tên biệt dược: Kavasdin 5, Kavasdin 10;
  • Tên hoạt chất: Amlodipin;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc tim mạch;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Kavasdin

1. Thành phần

Thành phần chính trong mỗi viên nén Kavasdin là hoạt chất Amlodipin. Đây là một loại hóa dược có tính năng kháng lại các ion canxi. Chất Amlodipin ngăn cản dòng ion canxi đi vào tế bào của cơ tim và cơ trơn, Điều này giúp bảo vệ tim mạch, cung cấp oxy cho cơ tim và làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực.

Thành phần Amlodipin trong thuốc Kavasdin tồn tại dưới dạng Amlodipin besylat.

Về hàm lượng, hoạt chất Amlodipin trong thuốc được bào chế ở 2 mức hàm lượng sau:

  • Đối với thuốc Kavasdin 5 sẽ có 5mg hoạt chất Amlodipin;
  • Đối với thuốc Kavasdin 10 sẽ có 10mg hoạt chất Amlodipin.

2. Chỉ định

Thuốc Kavasdin được chỉ định để điều trị các bệnh sau:

Tham khảo thêm: Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

3. Chống chỉ định

Thuốc Kavasdin không thích hợp để điều trị ở những bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Kavasdin;
  • Bệnh nhân mẫn cảm với dihydropyridin;
  • Bệnh nhân suy tim chưa điều trị ổn định.

4. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Thuốc Kavasdin được bào chế ở dạng viên nén, người dùng uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Thuốc Kavasdin được bào chế ở dạng viên nén với hai mức hàm lượng là 5mg và 10mg.
Thuốc Kavasdin được bào chế ở dạng viên nén với hai mức hàm lượng là 5mg và 10mg.

Liều dùng

Tùy vào tình trạng bệnh và mục đích dùng thuốc (điều trị hoặc điều trị dự phòng), bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp về hàm lượng sử dụng. Thông thường, liều dùng của thuốc Kavasdin sẽ là:

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 tuần. Nếu thấy không có hiệu quả, có thể tăng liều. Tuy nhiên, sự chỉ định này phải đến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

5. Bảo quản thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, bảo quản thuốc là một việc không nên xem nhẹ. Nếu người dùng bảo quản thuốc không đúng cách, thuốc sẽ bị hư hỏng, mất tác dụng trước khi dùng. Bảo quản thuốc Kavasdin theo hướng dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ;
  • Bảo quản viên nén còn nguyên vẹn trong vỉ, lọ. Không để thuốc tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài quá lâu khi chưa sử dụng ngay. Điều này dễ làm thuốc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn và mất tác dụng;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ;
  • Lưu ý về hạn sử dụng của thuốc (được in trên vỏ hộp). Không dùng thuốc hoặc tiếp tục lưu trữ thuốc nếu thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng. Dùng thuốc đã bị hỏng, quá hạn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và hàm lượng dùng thuốc thích hợp.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và hàm lượng dùng thuốc thích hợp.

Xem thêmThuốc Diltiazem phòng ngừa đau thắt ngực hiệu quả

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Kavasdin

1. Thận trọng

Những bệnh nhân sau nên thận trọng khi dùng thuốc Kavasdin:

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan;
  • Bệnh nhân suy tim sau cơn nhồi máu cơ tim cấp;
  • Bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ;
  • Trẻ nhỏ: Hiện nay chưa có thử nghiệm lâm sàng;
  • Bệnh nhân là người lớn tuổi, cần thận trọng, cân nhắc về liều lượng khi dùng thuốc;
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu trong thai kỳ: Thuốc có thể gây dị tật xương của thai nhi, quái thai;
  • Người vận hành xe và máy móc cần cân nhắc khi dùng thuốc Kavasdin. Thuốc có thể gây mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, phản ứng chậm hoặc buôn nôn.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Kavasdin có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Phù cổ chân;
  • Đỏ bừng mặt;
  • Nóng nực;
  • Đánh trống ngực;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Khó tiêu;
  • Đau bụng;
  • Chuột rút;
  • Khó thở;
  • Hạ huyết áp quá mức;
  • Phát ban, ngứa ngoài da;
  • Nổi mề đay;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Đau cơ hoặc đau khớp;
  • Đãng trí, lú lẫn;
  • Tăng đường huyết;
  • Tăng enzym gan.

Những triệu chứng trên chưa phải toàn bộ tác dụng ngoài ý muốn của thuốc mà bạn có thể sẽ gặp phải khi dùng. Tác dụng phụ của thuốc Kavasdin xuất hiện khác nhau ở mỗi người hoặc có thể sẽ không xuất hiện. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mối người. Do đó, nếu thấy bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, bạn nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý, khắc phục kịp thời.

Thuốc Kavasdin có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đãng trí,...
Thuốc Kavasdin có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đãng trí,…

3. Tương tác thuốc

Thuốc Kavasdin tương tác với một số loại thuốc khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Không nên kết hợp thuốc Kavasdin với những loại thuốc sau:

  • Thuốc Lithi: Khi kết hợp sẽ gây ngộ độc thân kinh, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa;
  • Các loại thuốc gây mê: Khi kết hợp sẽ gây giảm huyết áp ở mức độ mạnh;
  • Thuốc kháng viêm không có steroid: Khi kết hợp có thể làm giảm tác dụng của hoạt chất Amlodipin trong thuốc Kavasdin;
  • Các loại thuốc có liên kết cao với protein.
Thuốc Kavasdin tương kỵ với một số loại thuốc khác, bạn không nên kết hợp dùng chung với nhau.
Thuốc Kavasdin tương kỵ với một số loại thuốc khác, bạn không nên kết hợp dùng chung với nhau.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Không nên lạm dụng thuốc, dùng quá liều hoặc bỏ liều vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng.

Nếu sử dụng thuốc quá liều, người dùng có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Giãn mạch ngoại vi;
  • Hạ huyết áp toàn thân;
  • Mệt mỏi.

Cách xử lý trong trường hợp này đó là tiêm canxi gluconat vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể thực hiện điều này tại nhà mà cần đến bác sĩ chuyên khoa. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Nếu bỏ quá nhiều liều thuốc, bệnh sẽ không thể thuyên giảm sớm. Do đó, bạn hãy kiên trì dùng thuốc và dùng thuốc đầy đủ các liều.

Có thể bạn quan tâm

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc...

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?c

Nhồi Máu Cơ Tim: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách chữa trị

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng. Đây là một trong...

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tắc nghẽn động...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Bệnh tim nên uống nước gì tốt cho quá trình điều trị?

Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?

Bệnh tim nên uống nước gì để giúp tăng cường hiệu quả điều trị? Đây là một trong những thắc...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Huỳnh văn hạnhHuỳnh văn hạnh says: Trả lời

    Xin hỏi, tôi uống kavasdin, thấy lâng lâng, chóng mặt khó chịu, không dám chạy xe. Xin hỏi có cách nào làm giảm không?

  2. Ngọc HiệpNgọc Hiệp says: Trả lời

    Xin hỏi uống thuốc vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý, cám ơn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *