Thuốc Kagasdine là thuốc gì?

Thuốc Kagasdine là thuốc dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và thực quản. Nếu có ý định dùng thuốc, bạn không nên bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây.

Thuốc Kagasdine là thuốc dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và thực quản.
Thuốc Kagasdine là thuốc dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và thực quản.

  • Tên biệt dược: Kagasdine;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: viên nang.

Những thông tin cần biết về thuốc Kagasdine

1. Chỉ định

Thuốc Kagasdine phát huy tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng và bệnh lý sau:

2. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Kagasdine là Omeprazole pellets. Hoạt chất Omerazole có tác dụng ức chế sự tăng axit dịch vị trong dạ dày. Điều này giúp kiểm soát và điều hòa môi trường axit trong dạ dày.

Hoạt chất Omerazole bị tiêu hủy trong môi trường axit nên thuốc Kagasdine được trình bày ở dạng viên bao. Thuốc sẽ thấm qua vách ruột và có tác dụng sau 1 giờ dùng thuốc.

3. Chống chỉ định

Thuốc Kagasdine không được chỉ định để điều trị cho những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thuốc đã sử dụng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và khai báo ngay để kịp thời xử lý.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Không nên uống thuốc cùng với sữa, nước có gas hoặc cafein. Những loại nước kể trên khi vào trong bộ máy tiêu hóa sẽ làm thuốc bị giảm tác dụng.

Liều dùng của thuốc tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể:

  • Loét tá tràng: 1 viên/ngày, điều trị từ 2 đến 4 tuần;
  • Loét dạ dày và trào ngược: 1 viên/ngày, điều trị từ 4 đến 8 tuần;
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản sản phẩm ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng gắt.
Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Không nên dùng thuốc khi thấy có các dấu hiệu như mốc, hư hỏng, quá hạn sử dụng.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Kagasdine

1. Thận trọng khi dùng

Nếu có ý định dùng thuốc, những trường hợp bệnh nhân sau cần thận trọng:

  • Phụ nữ đang có thai và đang cho con bú;
  • Trẻ nhỏ;
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận.

Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc. Tốt nhất, bệnh nhân cần có sự chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

Người quá mẫn cảm với thành phần của Kagasdine, không nên dùng thuốc.
Người quá mẫn cảm với thành phần của Kagasdine, không nên dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Kagasdine có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

Lưu ý, trên đây không phải toàn bộ những tác dụng phụ của thuốc Kagasdine. Những tác dụng không mong muốn của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần khai báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Hiện nay, chưa có ghi nhận nào về phản ứng tương tác của thuốc Kagasdine với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh khác, bạn có thể uống thuốc cách nhau một vài giờ đồng hồ.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ của bạn nếu như bạn phối hợp với các loại thuốc khác.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Thường xuyên sử dụng thiếu liều có thể khiến thời gian điều trị viêm loét dạ dày – tá trang của bạn bị kéo dài. Do đó bạn nên dùng thuốc Kagasdine đều đặn trong suốt thời gian điều trị. Nếu sơ xuất quên dùng một liều, bạn hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Đối với thuốc Kagasdine, dùng thuốc quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như buồn nôn, táo bón, đau bụng, ăn không ngon,… Vì vậy bạn nên gọi cho bác sĩ khi nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến nghị.

Hiện nay, chưa có ghi nhận nào về phản ứng tương tác của thuốc Kagasdine với các loại thuốc khác.
Hiện nay, chưa có ghi nhận nào về phản ứng tương tác của thuốc Kagasdine với các loại thuốc khác.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc khi:

  • Khi bạn đã điều trị dứt điểm các triệu chứng viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, trào ngược axit,…
  • Khi nhận được chỉ định ngưng sử dụng của bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia y tế, bạn nên ngưng sử dụng và tuân thủ thực hiện theo những hướng dẫn sau đó (nếu có).
  • Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân tạm ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ để khai báo tình hình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin về phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày

Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm mục đích chữa trị triệt để nguyên nhân cơ...

Vi Khuẩn HP Có Bị Tái Nhiễm Không?

Nếu được thăm khám và điều trị đúng cách, vi khuẩn Hp có thể được tiêu diệt tận gốc. Tuy...

Đau Dạ Dày Uống Nước Cam, Chanh… (Đồ Chua) Được Không?

Nước cam hay nước chanh đều được biết đến là loại nước rất dễ chế biến và sử dụng. Tuy...

Thuốc ngâm trĩ là gì? Tác dụng ra sao?

Thuốc ngâm trĩ có tác dụng gì, loại nào tốt và cách dùng?

Thuốc ngâm trĩ được sử dụng để làm sạch và điều trị một số triệu chứng của bệnh trĩ. Trên...

Bấm huyệt đúng cách có thể giảm cơn đau thượng vị hiệu quả

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày (có video hướng dẫn)

Thực tế cho thấy, áp dụng bấm huyệt đúng cách có thể giúp khắc phục tạm thời những cơn đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *