Thuốc Imidu trị bênh tim mạch

Imidu là thuốc được chỉ định để điều trị các cơn đau thắt ngực hoặc phối hợp với một số loại thuốc phù hợp khác để điều trị suy tim sung huyết.

thuốc Imidu là thuốc gì
Thuốc Imidu là thuốc được chỉ định để điều trị các cơn co thắt tim mạch

  • Tên hoạt chất: Isosorbid 5 mononitrat
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén tác dụng kéo dài

Thông tin cần biết về thuốc Imidu

Thuốc Imidu được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH liên doanh Hasan – Dermapharm, Việt Nam. Thuốc có giá bán là 60.000 đồng một hộp, 3 vỉ x 10 viên.

1. Thành phần

Thuốc Imidu được cấu tạo bởi Isosorbid 5 mononitrat và một số tá dược vừa đủ cho một viên thuốc.

Isosorbid 5 mononitrat là hoạt chất dùng để điều trị các cơn đau liên quan đến tim, đau thắt ngực, suy tim và co thắt thực quản.

Hoạt chất thuộc nhóm Nitrat có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, tăng lượng máu lưu thông và giúp tim bơm máu dễ dàng hơn.

2. Chỉ định

Thuốc Imidu được chỉ định để:

Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc muốn sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Imidu cho người mẫn cảm với Isosorbid 5 mononitrat hoặc các thành phần khác của thuốc.

Ngoài ra, một số đối tượng không nên dùng Imidu bao gồm:

  • Người có huyết áp thấp
  • Bị trụy tim mạch
  • Thiếu máu nặng
  • Bị tăng áp lực nội sọ
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải
  • Hẹp van động mạch chủ
  • Bệnh cơ tim tắt nghẽn
  • Viêm màng ngoài tim co thắt
  • Dị ứng với nitrat hữu cơ

Đây là thuốc bán theo đơn, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ.

4. Cách dùng – Liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Cách dùng:

  • Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được.
  • Nuốt cả viên thuốc với một lượng nước vừa đủ. Không được nhai, cắn, nghiền nát thuốc trước khi uống. Chỉ dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Các loại nước có gas hoặc chất kích thích có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc.
  • Không được ngưng sử dụng thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất.
cách dùng Imidu
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 viên 60 mg / lần / ngày.
  • Không dùng thuốc này cho trẻ em.

5. Cách bảo quản

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc trong tờ rơi của nhà sản xuất. Để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 20 – 25 độ C, tránh ánh sáng và nhiệt độ trực tiếp.

Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng nên được xử lý theo quy định. Không bỏ thuốc xuống bồn cầu, bồn rửa, cống thoát nước.

Không đưa thuốc của bạn cho người khác kể cả bạn biết họ có các triệu chứng giống bạn.

Tham khảo thêm: Thuốc Nasrix là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Imidu

Thuốc Imidu không phù hợp để sử dụng cho tất cả mọi người. Do đó, hãy tham khảo một số điều cần lưu ý để sử dụng thuốc an toàn.

1. Thận trọng

Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc bao gồm:

  • Bệnh nhân hẹp động mạch chủ hoặc van hai lá
  • Có xu hướng bị rối loạn điều tiết tuần hoàn thế đứng
  • Người bị rối loạn hoặc tăng áp lực nội sọ
  • Không dung nạp được galactose do di truyền
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Imidu nếu không được bác sĩ chỉ định.
  • Chưa có thông tin về việc thuốc Imidu có đi qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.

Ngoài ra, khi muốn tăng liều hoặc giảm liều dùng người bệnh cần thông báo cho bác sĩ. Tăng liều đột ngột làm tăng nguy cơ tụt huyết áp và đau đầu ở một số bênh nhân. Sau khi dùng thuốc người bệnh cũng cần nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến của thuốc Imidu bao gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim nhanh
tác dụng phụ của Imidu
Thuốc Imidu có thể khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt,…

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nóng hoặc đỏ bừng mặt
  • Phản ứng dị ứng trên da như ngứa hoặc phát ban

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra:

  • Viêm da

Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Imidu. Do đó người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng điều trị của thuốc. Do đó, người bệnh nên giữ một danh sách các loại thuốc đang sử dụng và thông báo cho bác sĩ trước khi kê đơn thuốc. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chữa năng, vitamin và viên uống bổ sung.

Một số thuốc và hoạt chất tương tác với Imidu bao gồm:

  • Thuốc giãn mạch
  • Chống chống tăng huyết áp
  • ACEI
  • Thuốc chẹn thụ thể beta
  • Thuốc chẹn kênh Calci
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm

Ngoài ra, rượu có thể tương tác với thuốc Imidu và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống rượu.

Đây không phải là danh sách tất cả hoạt chất và thuốc có khả năng tương tác với Imidu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Thông thường quên một liều sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, quên liều thường xuyên sẽ khiến thuốc mất tác dụng điều trị.
  • Nếu bạn quên một liều, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên trong trường hợp đã sắp tới giờ sử dụng liều tiếp theo, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo liệu trình quy định.
  • Không dùng gấp đôi liều đề bù vào liều đã quên.

Quá liều:

  • Dùng thuốc quá liều sẽ không có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Ngược lại, quá liều sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc và tác dụng phụ. Do đo, không được sử dụng thuốc quá liều.
  • Trong trường hợp ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và có các triệu chứng như ngất xỉu hoặc mất ý thức thì người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này...

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tắc nghẽn động...

Một số tác dụng phụ của dầu cá bạn cần lưu ý

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không? Các chuyên gia cho biết, dầu cá chứa...

Chỉ số huyết áp 170 là cao hay thấp?

Huyết Áp 170 Là Cao Hay Thấp? Có Nguy Hiểm Không?

Huyết áp 170 là huyết áp cao và cần được kiểm soát để phòng tránh biến chứng. Chỉ số huyết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *