Glyburide - Thuốc Hạ Đường Huyết Trong Điều Trị Tiểu Đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Glyburide được bào chế dưới dạng viên nén dài, có thành phần chính là hoạt chất Glyburide. Đây là một loại thuốc chống đái tháo đường dạng uống thuộc nhóm sulfonylurea. Tuy nhiên loại thuốc này không được chỉ định cho những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Glyburide chỉ được dùng cho người bị tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin và đái tháo đường không nhiễm ceton acid.

Glyburide - Thuốc hạ đường huyết trong điều trị tiểu đường
Glyburide là một loại thuốc chống đái tháo đường dạng uống thuộc nhóm sulfonylurea

Thông tin cơ bản về thuốc Glyburide

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylurea
  • Tên biệt dược: Glyburide
  • Thuốc biệt dược mới: Glyburide, Duotrol, Apo-glyburide 5mg
  • Dạng bào chế: Viên nén dài
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

1. Thành phần của thuốc Glyburide

Thành phần của thuốc Glyburide gồm:

  • Hoạt chất Glyburide (thành phần chính)
  • Lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén dài.

2. Dược lực học và dược động học

Dược lực học

Thuốc Glyburide là thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea.

Dược động học

  • Hấp thu: Hoạt chất Glyburide của thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
  • Phân bố: Có khoảng 90 đến 99% thành phần của thuốc liên kết với protein huyết tương mạnh.
  • Chuyển hóa: Quá trình chuyển hóa hoạt chất Glyburide diễn ra ở gan.
  • Thải trừ: Thành phần của thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận, khoảng 3 giờ là thời gian bán thải được ghi nhận.

3. Công dụng

Glyburide là một loại thuốc hạ đường huyết/ chống bệnh đái tháo đường thuộc nhóm sulfonylurea. Sau khi được sử dụng, loại thuốc này có khả năng kích thích giải phóng đủ lượng insulin ở tụy. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng ở những người đang mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời tăng khả năng sử dụng hoặc sản sinh insulin.

Chính vì thế thuốc Glyburide có tác dụng kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin có tuyến tụy còn hoạt động (tiểu đường tuýp 2).

4. Chỉ định

Thuốc chống đái tháo đường Glyburide thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần sử dụng thuốc Glyburide kết hợp với chế độ tập luyện khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh.

5. Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây không được khuyến cáo chữa bệnh với thuốc Glyburide:

  • Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1
  • Tiểu đường nhiễm ceton hay ceton acid
  • Bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo tình trạng suy gan trầm trọng hoặc suy thận trầm trọng
  • Những người có vấn đề về tuyến giáp, có tiền sử bị tim mạch
  • Người có tiền sử dị ứng với sulfamide
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh với thuốc miconazole
  • Phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ đang mang thai.
Thuốc Glyburide không được dùng cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1
Thuốc Glyburide không được dùng cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường nhiễm ceton hay ceton acid, suy gan/ thận…

6. Cách sử dụng thuốc Glyburide

Thuốc Glyburide được bào chế dưới dạng viên nang dài và được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên sử dụng thuốc vào bữa ăn chính đầu tiên trong ngày hoặc vào bữa sáng.

Ngoài ra đối với thuốc chống tiểu đường Glyburide, người bệnh cần uống trọn một viên thuốc với nước lọc, tuyệt đối không được uống thuốc với rượu vì có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết hoặc làm giảm tác dụng kiểm soát đường huyết của thuốc.

7. Liều dùng thuốc Glyburide

Liều dùng thuốc Glyburide như sau:

Liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cho người lớn

Liều dùng thuốc tiêu chuẩn

  • Liều ban đầu: Dùng 2,5mg đến 5mg Glyburide/ lần/ ngày.
  • Chuẩn độ liều lượng: Liều dùng thuốc được tăng vào mỗi tuần dựa trên đáp ứng đường huyết, mỗi lần tăng không quá 2,5mg. Tăng liều lượng cho đến khi đạt hiệu quả với liều điều trị thấp nhất.
  • Liều duy trì: Sử dụng 1,25mg đến 20mg Glyburide/ ngày, uống một liều duy nhất hoặc chia thuốc thành nhiều liều và sử dụng trong ngày.
  • Liều tối đa: 20mg/ ngày.

Liều dùng thuốc vi mô

  • Liều ban đầu: Dùng 1,5mg đến 3mg Glyburide/ lần/ ngày.
  • Chuẩn độ liều lượng: Liều dùng thuốc được tăng vào mỗi tuần dựa trên đáp ứng đường huyết, mỗi lần tăng không quá 1,5mg. Tăng liều lượng cho đến khi đạt hiệu quả với liều điều trị thấp nhất.
  • Liều duy trì: Sử dụng 0,75mg đến 12mg Glyburide/ ngày, uống một liều duy nhất hoặc chia thuốc thành hai liều và sử dụng trong ngày.
  • Liều tối đa: 12mg/ ngày.

Lưu ý khi dùng

  • Bệnh nhân cần sử dụng thuốc chung với bữa ăn chính đầu tiên trong ngày hoặc dùng chung với bữa ăn sáng.
  • Đối với những trường hợp nhạy cảm với thuốc hạ đường huyết, người bệnh có thể sử dụng liều ban đầu thấp hơn so với thông thường.
  • Dùng Glyburide với liều 1 lần/ ngày thường mang hiệu quả cao trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể đạt hiệu quả chữa bệnh cao hơn khi dùng thuốc với liều 2 lần/ ngày, nhất là những bệnh nhân đang sử dụng liều cao.
  • Không được chuyển vượt quá liều khởi đầu tối đa khi được chỉ định chuyển đổi thuốc.
Liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cho người lớn tuổi

Liều dùng thuốc tiêu chuẩn

  • Liều ban đầu: Dùng 1,25mg đến 2,5mg Glyburide/ lần/ ngày.
  • Chuẩn độ liều lượng: Liều dùng thuốc được tăng vào mỗi tuần dựa trên đáp ứng đường huyết, mỗi lần tăng không quá 1,25mg. Tăng liều lượng cho đến khi đạt hiệu quả với liều điều trị thấp nhất.
  • Liều duy trì: Sử dụng 1mg đến 10mg Glyburide/ ngày, uống một liều duy nhất hoặc chia thuốc thành hai liều và sử dụng trong ngày.
  • Liều tối đa: 10mg/ ngày.

Liều dùng thuốc vi mô

  • Liều ban đầu: Dùng 0,75mg đến 1,5mg Glyburide/ lần/ ngày.
  • Chuẩn độ liều lượng: Liều dùng thuốc được tăng vào mỗi tuần dựa trên đáp ứng đường huyết, mỗi lần tăng không quá 0,75mg. Tăng liều lượng cho đến khi đạt hiệu quả với liều điều trị thấp nhất.
  • Liều duy trì: Sử dụng 0,75mg đến 5mg Glyburide/ ngày, uống một liều duy nhất hoặc chia thuốc thành hai liều và sử dụng trong ngày.
  • Liều tối đa: 5mg/ ngày.

Lưu ý khi dùng

  • Không được chuyển vượt quá liều khởi đầu tối đa khi được chỉ định chuyển đổi thuốc.

Điều chỉnh liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cho bệnh nhân bị bệnh thận

Liều dùng khuyến cáo

  • Liều ban đầu: Dùng 1,25mg Glyburide/ lần/ ngày (liều tiêu chuẩn) hoặc dùng 0,75 mg (micronized)/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dựa trên đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Lưu ý khi dùng

  • Liều khởi đầu và liều duy trì của bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo suy giảm chức năng thận cần thận trọng để hạn chế nguy cơ phản ứng hạ đường huyết.
  • Không được chuyển vượt quá liều khởi đầu tối đa khi được chỉ định chuyển đổi thuốc.

Điều chỉnh liều dùng thuốc Glyburide trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan

Liều dùng khuyến cáo

  • Liều ban đầu: Dùng 1,25mg Glyburide (liều tiêu chuẩn) hoặc dùng 0,75 mg (micronized), dùng thuốc lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dựa trên đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Lưu ý khi dùng

  • Liều khởi đầu và liều duy trì của bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo bệnh gan hoặc giảm chức năng gan cần thận trọng để phòng ngừa nguy cơ phản ứng hạ đường huyết.
  • Không được chuyển vượt quá liều khởi đầu tối đa khi được chỉ định chuyển đổi thuốc.

8. Bảo quản

  • Thuốc Glyburide cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C, không đặt thuốc trong ngăn đông tủ lạnh
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao
  • Nên bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh đặt thuốc ở những nơi có độ ẩm cao và ẩm ướt như phòng tắm.

Tìm hiểu thêm: Tolazamide là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Glyburide

Người bệnh cần tham khảo một số điều cần lưu ý dưới đây trước khi sử dụng thuốc Glyburide để đảm bảo an toàn, cụ thể:

1. Thận trọng khi dùng

  • Trước và trong thời gian sử dụng thuốc Glyburide điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần tiến hành kiểm tra sinh học đều đặn, kiểm tra nồng độ đường trong máu sau bữa ăn và trước lúc đói.
  • Thuốc Glyburide cần được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Việc sử dụng thuốc chống đái tháo đường Glyburide có thể khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ bị cháy nắng. Vì thế bạn nên thoa kem chống nắng, đội mũ và mặc quần áo dài tay trước khi ra ngoài.
  • Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Glyburide, người bệnh cần được kiểm tra chức năng gan, thận, tim, tuyến giáp, lượng đường trong máu và nồng độ hemoglobin glycosyl hóa (A1C).
  • Sử dụng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc bỏ lỡ liều. Tuy nhiên nếu bỏ lỡ liều tuyệt đối không uống bù thuốc vào ngày hôm sau.
  • Những phản ứng của cơ thể đối với Glyburide ở nhóm người cao tuổi thường mạnh hơn. Ngoài ra thuốc có thể che lấp một số triệu chứng hạ đường huyết ở nhóm đối tượng này. Vì thế cần giảm liều dùng thuốc cho người cao tuổi.
  • Thuốc Glyburide chưa được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ em dưới 18 tuổi nên không được chỉ định.
  • Không sử dụng thuốc Glyburide khi dự định có thai hoặc đang mang thai để tránh gây tác dụng phụ trên thai nhi. Ngoài ra tránh dùng thuốc Glyburide khi đang cho con bú.
  • Thuốc Glyburide có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí tử vong ở những người mắc bệnh tim trước đó.
  • Không uống rượu khi đang điều trị bệnh tiểu đường với thuốc Glyburide. Vì rượu sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.
  • Người bệnh cần gọi cấp cứu khi Glyburide gây ra một số phản ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng lưỡi hoặc sưng cổ họng.
Thuốc Glyburide cần được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh
Thuốc Glyburide cần được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học để nâng cao hiệu quả

2. Tác dụng phụ

Thuốc chống tiểu đường Glyburide không gây buồn ngủ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ khác, bao gồm cả tình trạng hạ đường huyết.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Tăng cân
  • Buồn nôn.

Những tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu những tác dụng phụ xảy ra kéo dài.

Tác dụng nghiêm trọng

Tác dụng nghiêm trọng ít khi xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc Glyburide. Tuy nhiên người bệnh cần được xử lý triệu chứng và đưa đến bệnh viện ngay khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Phản ứng dị ứng với những triệu chứng gồm:
    • Ngứa da
    • Phát ban hoặc nổi mụn nước
    • Khó thỞ
    • Sưng mặt, môi, lưỡi.
  • Hạ đường huyết (xử lý bằng cách uống một ly nước đường và đưa đến bệnh viện) với những triệu chứng sau:
    • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
    • Lo lắng
    • Chóng mặt, đau đầu
    • Mờ mắt, run rẩy
    • Co giật
    • Nhịp tim nhanh
    • Mất ý thức
    • Mất phối hợp.
  • Những vấn đề về gan với những triệu chứng gồm
    •  Vàng da gồm vàng da và vàng lòng trắng của mắt
    • Nước tiểu đậm.
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
  • Xuất hiện những triệu chứng tương tự như cúm.

3. Tương tác thuốc

Sự tương tác sẽ xảy ra khi Glyburide được sử dụng với những loại thuốc sau:

  • Cisapride: Sự tương tác giữa Cisapride và Glyburide có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng chữa bệnh cũng những loại thuốc.
  • Rifampin: Rifampin làm giảm tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu của Glyburide.
  • Các thuốc kháng axit (Cimetidine, Rinitidine): Các thuốc kháng axit có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết và tăng mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ khác khi được sử dụng đồng thời với thuốc Glyburide.
  • Methotrexate: Glyburide có khả năng làm tăng nồng độ Methotrexate trong cơ thể và gây nguy hiểm khi sử dụng đồng thời với Methotrexate.
  • Metoclopramide: Metoclopramide làm ảnh hưởng đến tác dụng kiểm soát đường huyết của Glyburide nên cần được theo dõi liều lượng.
  • Clarithromycin: Nồng độ Glyburide trong cơ thể có thể tăng cao khi được dùng với thuốc Clarithromycin. Điều này làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Các loại thuốc lợi tiểu: Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sử đồng thời.
  • Aspirin và những loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID): Aspirin và những loại thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân bị tiểu đường đang điề trị với Glyburide.
  • Thuốc chống nấm, điều trị nhiễm trùng nấm men: Ketoconazole, Fluconazole và một số loại thuốc chống nấm, điều trị nhiễm trùng nấm men khác có thể tương tác làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Thuốc điều trị bệnh gout: Thuốc điều trị bệnh gout như Probenecid làm tăng tác dụng của Glyburide và gây hạ đường huyết.
  • Cloramphenicol: Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Chất ức chế monoamine oxidase như Selegiline, Phenelzine làm tăng tác dụng của Glyburide và gây hạ đường huyết.
  • Thuốc chẹn beta: Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Corticosteroid: Corticosteroid làm giảm tác dụng điều trị của Glyburide và khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Thuốc chống loạn thần (Ziprasidone, Aripiprazole, Olanzapine, Clozapine): Làm giảm tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu của Glyburide.
  • Thuốc tuyến giáp (Làm giảm tác dụng điều trị của Glyburide, Liotrix, Levothyroxine): Làm giảm tác dụng điều trị của Glyburide và khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone: Thuốc tránh thai và liệu pháp hormone đều có khả năng làm giảm tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu của Glyburide khi sử dụng đồng thời.
  • Thuốc chống co giật (Phenytoin): Làm tăng lượng đường trong máu khi dùng đồng thời Phenytoin cùng với Glyburide.
  • Niacin: Làm giảm tác dụng của Glyburide.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay cả khi có dấu hiệu hạ hoặc tăng đường huyết (mệt mỏi, mờ mắt, đi tiểu thường xuyên, tê, đau, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân).

Glyburide tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm tăng, giảm tác dụng hạ đường huyết
Glyburide tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm tăng/ giảm tác dụng hạ đường huyết

4. Quá liều và cách xử lý

Việc sử dụng thuốc Glyburide quá liều thường gây hạ đường huyết và cần được xử lý ngay lập tức.

Triệu chứng

  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Lo lắng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mờ mắt
  • Run rẩy
  • Co giật
  • Nhịp tim nhanh
  • Mất ý thức
  • Mất phối hợp.

Cách xử lý

  • Đối với trường hợp nhẹ

Sử dụng 15 – 20 gram đường để xử lý hạ đường huyết nhẹ (55–70 mg / dL) với một trong những cách sau”

    • Ăn 3 – 4 viên đường
    • Uống 1 cốc nước đường
    • Dùng ống gel glucose
    • Uống 1/2 cốc soda thông thường hoặc nước trái cây, không ăn kiêng
    • Dùng 1 thìa đường, xi rô ngô hoặc mật ong nguyên chất
    • Uống 1 ly sữa bò không béo hoặc 1%
    • Ăn từ 8 – 10 miếng kẹo cứng.

Cần liên tục kiểm tra đường huyết sau khi xử lý bằng những biện pháp nêu trên. Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện để đảm bảo an toàn.

  • Đối với trường hợp nặng

Đối với những trường hợp bị hạ đường huyết nặng, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời xử lý. Những phương pháp xử lý hạ đường huyết do dùng Glyburide quá liều có thể bao gồm:

    • Tiêm truyền tĩnh mạch và hỗ trợ điều trị triệu chứng
    • Hoặc rửa dạ dày và dùng than hoạt.

Thuốc Glyburide là một trong những loại thuốc chống tiểu đường thuộc nhóm sulfonylurea được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu đối với những bệnh nhân không phụ thuộc insulin. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ và tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Do đó người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải dùng thuốc đúng liều.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới dễ ăn và thích hợp cho việc giải khát cho những ngày...

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình...

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Câu hỏi này đang được nhiều mẹ bầu quan tâm....

Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Trên thực tế, khi người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc tân dược...

Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *